BÀI HỌC KINH NGHIỆM:

Một phần của tài liệu SKKN Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học môn Mỹ thuật lớp 9 (Trang 60 - 62)

- Qua năm học 2012-2013 và học kỳ I năm học 2013-2014 vừa qua đã thực hiện, bản thân tôi có 1 số bài học kinh nghiệm như sau:

+ Trước hết giáo viên phải nhận thức đúng và đầy đủ vai trò của việc sử dụng thiết bị vào giảng dạy. Giáo viên cần mạnh dạn, không ngại khó, tự thiết kế và sử dụng đồ dùng của mình sẽ giúp rèn luyện được nhiều kỹ năng và phối hợp tốt các phương pháp dạy học tích cực khác.

+ Không lạm dụng đồ dùng dạy học nếu chúng không tác động tích cực đến quá trình dạy học và sự phát triển của học sinh. Đồ dùng mô phỏng nếu không phản ảnh đúng nội

dung và thực tế thì không nên sử dụng. Chuẩn kiến thức ở mức độ vận dụng cần kết hợp bảng và sử dụng các phương pháp dạy học khác mới có hiệu quả. Đồ dùng dạy học phải chọn lọc, phù hợp bài học khai thác đúng mức, tránh sự thiếu tập trung.

+ Khi dạy giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách ghi bài và khắc sâu chuẩn kiến thức kỹ năng.

+ Sử dụng đồ dùng trong dạy học không phải là một phương pháp mới mà chỉ là sự hổ trợ đổi mới phương pháp dạy học bằng các công cụ, phương tiện.

+ Đối với các tiết thực hành, giáo viên cần có cách tổ chức lớp học khoa học hợp lý để huy động mọi học sinh đều tham gia vào việc học, thực hành. Tránh tình trạng chỉ một vài học sinh thực hiện còn các học sinh khác thì không tập trung chú ý.

+ Đồ dùng dạy học phải chuẩn bị đầy đủ, có tính khoa học và giáo dục, đảm bảo tính thẩm mĩ cao, phù hợp với bài dạy, khơi gợi được sự say mê, tính sáng tạo...

+ Sử dụng đồ dùng dạy học đúng lúc, hợp lý, không sử dụng tùy tiện, cẩu thả.

+ Phải khai thác hết tác dụng của đồ dùng. Đồ dùng có sự đảm bảo về chất, lượng tạo chiều sâu kiến thức và có tính gợi mở cao.

+ Bản thân người thày trực tiếp dạy nghệ thuật phải có nghệ thuật, có năng khiếu hội họa, chịu khó sáng tác những tác phẩm nghệ thuật, tích lũy cho đồ dùng dạy học thêm phong phú.

+ Sử dụng đồ dùng trong dạy học kiến thức mới giúp học sinh học tập một cách chủ động, tích cực và huy động được tất cả học sinh tham gia xây dựng bài một cách hào hứng. Với sản phẩm độc đáo “kiến thức + hội họa” là niềm vui sáng tạo hàng ngày của học sinh và cũng là niềm vui của chính thầy cô giáo và phụ huynh học sinh khi chứng kiến thành quả lao động học trò của mình. Cách học này càng phát triển được năng lực

riêng của từng học sinh không chỉ về trí tuệ, hệ thống hóa kiến thức (huy động những điều đã học trước đó để chọn lọc các ý để ghi), khả năng hội họa (hình thức trình bày, kết hợp hình vẽ, chữ viết, màu sắc), sự vận dụng kiến thức được học qua sách vở vào cuộc sống.

- Khi dạy mĩ thuật giáo viên phải nắm chắc chương trình của mỗi lớp, mỗi phần qua các bài cụ thể.

- Mỗi bài dạy phải đảm bảo đúng kiến thức cơ bản, có trọng tâm mang đặc trưng môn học.

- Khi dạy lý thuyết do thời gian ngắn rất hạn hẹp chỉ nêu những kiến thức cơ bản giáo viên phải chắt lọc có trọng tâm, dễ hiểu và mở rộng thêm kiên thức bằng quan sát tranh ảnh, đồ vật để học sinh vận dụng tốt trong bài thực hành của mình,

- Hướng dẫn học sinh cách làm bài và góp ý từng bài cho học sinh, kịp thời động viên, theo dõi, sửa chữa uốn nắn những học sinh còn lúng túng trong việc sắp xếp bố cục, tìm họa tiết, hình ảnh, chọn đề tài cách sử dụng màu, giúp các em dần tìm được cách thể hiên riêng của mình.

Một phần của tài liệu SKKN Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học môn Mỹ thuật lớp 9 (Trang 60 - 62)