lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cá chim vây vàng (Thí nghiệm 3)
3.3.2.1 Ảnh hưởng của thời điểm chuyển đổi từ thức ăn sống sang thức ăn công nghiệp lên sinh trưởng ấu trùng cá chim vây vàng
Ở ấu trùng cá biển, tùy theo mức độ hoàn thiện của hệ thống đường tiêu hóa thì yêu cầu về thành phần dinh dưỡng của nguồn thức ăn cung cấp cho ấu trùng cá cũng có sự khác nhau. Ấu trùng cá biển khi chưa phát triển dạ dày, khả năng tiêu hóa, hấp thụ protein rất thấp. Ấu trùng giai đoạn này hấp thụ tốt axít amin tự do (FAA) nhưng kém hấp thụ các peptide và axít amin liên kết trong protein (PAA) [15, 19, 26]. Chỉ sau khi hình thành dạ dày và hoàn thiện hệ thống enzyme thì ấu trùng cá mới có khả năng tiêu hóa tốt các loại thức ăn công nghiệp. Do đó, lựa chọn thời điểm đổi chuyển đổi từ thức ăn sống sang thức ăn công nghiệp sẽ có ảnh hưởng lớn đến khả năng tiêu hóa thức ăn của trùng cá. Từ đó, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cá trong quá trình ương nuôi.
Trong sản xuất giống, chi phí cho thức ăn sống, đặc biệt là Artemia rất lớn, việc tập chuyển đổi từ thức ăn sống sang thức ăn công nghiệp nhằm giảm chi phí mà vẫn đảm bảo tỷ lệ sống cao là rất cần thiết. Thời điểm chuyển đổi từ thức ăn sống sang thức ăn công nghiệp phụ thuộc rất lớn vào sự hoàn thiện hệ thống tiêu hóa của cá, cụ thể là sự hình thành dạ dày. Sự hình thành dạ dày ở ấu trùng cá chim bắt đầu từ 15 ngày tuổi, gần như hoàn chỉnh ở 18 ngày tuổi, từ ngày 19 trở đi thì hình dạng dạ dày gần như không thay đổi (Mục 3.1.1). Trên cơ sở đó, tiến hành thử nghiệm chuyển đổi từ thức ăn sống sang thức ăn công nghiệp cho ấu trùng cá chim vào các thời điểm ngày thứ 15, 17, 19, 21 sau khi nở.
Trong giai đoạn ương từ ngày tuổi thứ 15 đến 35 cho thấy, thời điểm tập chuyển đổi thức ăn ảnh hưởng lên sinh trưởng và mức độ phân đàn (CV) của cá (P < 0,05). Tốc độ sinh trưởng (SGR) của cá chậm nhất ở nghiệm thức (NT) tập chuyển đổi thức ăn vào ngày thứ 15 (34,70 %/ngày), kế đến là NT chuyển đổi ở ngày thứ 17 (37,47 %/ngày), cao
nhất ở các NT có thời điểm tập chuyển đổi từ ngày 19 - 21 (40,10 – 39,50 %/ngày) (bảng 3.4).
Bảng 3.4: Sinh trưởng về chiều dài, khối lượng, hệ số phân đàn của cá chim vây vàng ở thời điểm tập chuyển đổi thức ăn khác nhau
Thời điểm chuyển đổi thức ăn
Ngày tuổi 15 17 19 21
SL(mm) 20,77 ± 0,35a 23,20 ± 0,90b 23,70 ± 0,90b 23,47 ± 0,90b CV(%) 32,87 ± 0,35d 20,97 ± 0,15c 17,67 ± 0,09b 16,47 ± 0,12a BW(mg) 83,33 ± 0,33a 102 ± 0,58b 133 ± 0,58c 132 ± 0,58c SGR(%/ngày) 34,70 ± 0,67a 37,47 ± 0,61b 40,10 ± 0,34c 39,50 ± 0,51c
Trong cùng một hàng các chữ cái đi kèm giá trị trung bình khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05). SL: chiều dài chuẩn; BW: khối lượng; CV: hệ số phân đàn; SGR: tốc độ sinh trưởng đặc trưng về khối lượng.
Nguyên nhân của sự khác biệt về sinh trưởng ở giai đoạn 15 đến 35 ngày tuổi có thể là do ở giai đoạn đầu của quá trình nuôi cho ăn ấu trùng Artemia, đây là loại thức ăn thích hợp cho sự phát triển của cá con do Artemia đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, và kích cỡ mồi phù hợp với cỡ miệng của cá. Theo Lavebs và Sorgeloos (1996), ấu trùng cá biển giai đoạn nhỏ các cơ quan như thị giác, hệ tiêu hóa, vận động chưa phát triển hoàn thiện nên rất khó để có thể tiêu hóa được các loại thức ăn tổng hợp, trong khi đó ấu trùng Artemia lại đáp ứng được các yêu cầu trên [31]. Ngoài ra, thức ăn sống còn cung cấp, bổ sung thêm một số loại enzyme tiêu hóa giúp cá ở giai đoạn này tiêu hóa thức ăn tốt hơn, do vậy cá ở các nghiệm thức tập chuyển đổi muộn ở giai đoạn này sinh trưởng tốt hơn.
Hệ số phần đàn (CV) cũng bị ảnh hưởng bởi thời điểm tập chuyển đổi thức ăn (P < 0,05). Hệ số CV giảm khi thời điểm tập chuyển đổi từ thức ăn sống sang thức ăn công nghiệp diễn ra chậm hơn. Thời điểm tập chuyển đổi ở ngày thứ 15 (32,87 %) hệ số phân đàn cao nhất và thấp nhất ở nghiệm thức tập chuyển đổi vào ngày thứ 21 (16,47%) (bảng
3.14). Điều này có thể do thời điểm tập chuyển đổi thức ăn sớm thì lượng ấu trùng Artemia
cung cấp cho cá ít, trong khi chỉ có một số cá thể vượt đàn là có thể sử sụng được thức ăn công nghiệp nên sinh trưởng nhanh hơn dẫn đến sự phân đàn cao. Thời điểm tập thức ăn càng muộn thì tỷ lệ cá có khả năng ăn được thức ăn công nghiệp càng nhiều, do đó tỷ lệ phân đàn giảm thấp.
3.3.2.2 Ảnh hưởng của thời điểm chuyển đổi từ thức ăn sống sang thức ăn công nghiệp lên tỷ lệ sống của ấu trùng cá chim vây vàng
Thời điểm chuyển đổi thức ăn ngoài ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng còn ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá chim vây vàng (P<0,05). Tỷ lệ sống thấp nhất ở nghiệm thức tập chuyển đổi từ ngày thứ 15 (NT1) (56,50%), kế đến là nghiệm thức tập chuyển đổi từ ngày thứ 17 (NT2) (77,87%) và 19 (NT3) (81,53%) và cao nhất ở các nghiệm thức có thời điểm tập chuyển đổi thức ăn từ ngày 21 (NT4) (82,50%) (hình 3.7). Tuy nhiên, tỷ lệ sống giữa NT3 và NT4 không có sự sai khác có ý nghĩa (P>0.05).
56.50a 77.87b 81.53c 82.50c 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00 90.00 100.00 NT1 NT2 NT3 NT4 NGHIỆM THỨC T L S ( % )
Hình 3.7: Tỷ lệ sống của cá chim vây vàng khi tập chuyển đổi thức ăn ở thời điểm khác nhau(Chữ cái đi kèm giá trị trung bình trên mỗi cột khác nhau thể hiện sự sai khác có ý
Ở nghiệm thức tập chuyển đổi thức ăn sớm 15, do hệ thống tiêu hóa của nhiều cá chưa hoàn thiện nên khả năng tiêu hóa được thức ăn tổng hợp rất kém trong khi lượng ấu trùng Artemia cung cấp vào thiếu nên tỷ lệ chết tăng (hình 3.7). Ở các nghiệm thức tập thức ăn muộn hơn, tỷ lệ ấu trùng có hệ thống tiêu hóa hoàn thiện nhiều hơn, do đó khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn cũng tốt hơn nên tỷ lệ sống cũng cao hơn.
Từ kết quả thí nghiệm này cho thấy, ấu trùng cá chim vây vàng có thể tập chuyển đổi từ thức ăn sống sang thức ăn công nghiệp ở ngày tuổi thứ 19. Thời điểm chuyển đổi từ thức ăn này ở ấu trùng cá chim cũng có sự tương đồng so với thời điểm chuyển đổi thức ăn ở cá chẽm (ngày 16 – 20 sau khi nở)[1]