sống của ấu trùng cá chim vây vàng (Thí nghiệm 2)
3.3.1 Ảnh hưởng của thời điểm chuyển đổi các loại thức ăn sống lên tỷ lệ sống của ấu trùng cá chim vây vàng (Thí nghiệm 2) trùng cá chim vây vàng (Thí nghiệm 2)
3.3.1.1 Một số yếu tố môi trường trong hệ thống bể thí nghiệm
Trong quá trình thí nghiệm, các yếu tố nhiệt độ nước, độ mặn, oxy khá ổn định, với các chỉ số: nhiệt độ nước dao động trong khoảng 28 - 29 oC, trung bình 28,5 ± 0,52 oC; độ mặn: 33 ‰; DO: 5,7 – 6,8 mgO2/lít, trung bình: 6,23 ± 0,29 mg O2/lít. Riêng pH giảm dần theo thời gian thí nghiệm nhưng vẫn nằm trong khoảng thích hợp, hàm lượng NH4+
và NO2- tăng dần theo thời gian thí nghiệm . Các yếu tố này được theo dõi và điều chỉnh suốt quá trình thí nghiệm bằng cách tăng tỉ lệ thay nước cho hệ thống bể ương thí nghiệm.
3.3.1.2 Ảnh hưởng của thời điểm chuyển đổi các loại thức ăn sống lên sinh trưởng và tỷ lệ phân đàn của ấu trùng cá chim vây vàng
Trong sản xuất giống cá chim vây vàng thì quá trình chuyển đổi các loại thức ăn sống là quá trình chuyển từ sử dụng luân trùng sang Nauplius Artemia (N- Artemia) làm thức ăn cho ấu trùng cá. Do kích thước của luân trùng (dài 0,22 mm, rộng 0,13 mm) nhỏ hơn so với N- Artemia (dài 0,35 – 0,55 mm, rộng 0,2 – 0,38 mm) nên khi chuyển đổi thức ăn sống ấu trùng phải có kích thước miệng phù hợp. Theo dõi sự biến đổi kích thước miệng cho thấy: tại các thời điểm 8, 10, 12, 14 ngày sau khi nở ấu trùng có kích thước miệng lần lượt là 0,46 mm, 0,54 mm, 0,58 mm, 0,59 mm (Mục 3.1.3).
Trong thí nghiệm này, ấu trùng cá được chuyển đổi thức ăn sống tại các thời điểm ngày thứ 8 (NT1), ngày 10 (NT2), ngày 12 (NT3), ngày 14 (NT4). Sau 10 ngày ương cho thấy, thời điểm chuyển đổi các loại thức ăn sống ảnh hưởng lên sinh trưởng (LDG) và
mức độ phân đàn (CV) của ấu trùng cá chim vây vàng (P < 0,05). Tốc độ sinh trưởng (LDG) của ấu trùng cá chậm nhất ở nghiệm thức (NT) chuyển đổi thức ăn vào ngày thứ 12 (NT3) và ngày 14 (NT4) sau khi nở (0,39 mm/ngày), kế đến là NT chuyển đổi thức ăn ở ngày thứ 10 (NT2) (0,41 mm/ngày), cao nhất ở NT chuyển đổi thức ăn ở ngày thứ 8 (NT1) (0,57 mm/ngày) (Bảng 3.3 ). Tốc độ sinh trưởng ở NT chuyển đổi thức ăn tại ngày thứ 10, 12, 14 sau khi nở không có sự sai khác có ý nghĩa (P > 0.05).
Bảng 3.3 Ảnh hưởng của thời điểm chuyển đổi các loại thức ăn sống lên sinh trưởng và tỷ lệ phân đàn của ấu trùng
NT1 NT2 NT3 NT4
SL (mm) 7,43 ± 0,035 6,46 ± 0,121 6,35 ± 0,020 6,35 ± 0,084 LDG
(mm/ngày) 0,57 ± 0,003 0,41 ± 0,020 0,39 ± 0,003 0,39 ± 0,015 CV (%) 19,63 ± 0,063 13,30 ± 1,127 13,51 ± 0,495 12,31 ± 1,109
Chú thích: SL: chiều dài chuẩn; CV: hệ số phân đàn; LDG: tốc độ sinh trưởng tuyệt đối về chiều dài
Sự khác biệt về sinh trưởng này có thể do hàm lượng dinh dưỡng của N-Artemia
cao hơn so với luân trùng nên ấu trùng nào ăn được N-Artemia trước thì tốc độ sinh trưởng sẽ cao hơn. Ở NT1, khi chuyển đổi thức ăn thì có thể một số lượng nhỏ ấu trùng đã có khả năng ăn được ngay N-Artemia còn số còn lại thì không. Những cá thể ăn được N- Artemia thì tăng trưởng nhanh, số còn lại thì chết. Do đó, khi kết thúc thí nghiệm chỉ còn những cá thể đã ăn được N-Artemia nên NT1 có tốc độ tăng trưởng cao nhất.
Hệ số phân đàn (CV) khi chuyển đổi thức ăn ở các thời điểm khác nhau cũng có sự khác nhau (P < 0.05). Hệ số phân đàn cao nhất tại NT1 (19.63%), tiếp theo là NT2 và NT3 (13,30% và 13,51%) và thấp nhất tại NT4 (12,31%). Sự khác biệt này có thể do: Khi chuyển đổi thức ăn thì ở NT1 một số ấu trùng đã có khả năng sử dụng ngay Nauplius
Artemia, còn những ấu trùng khác thì chưa, do đó dẫn tới sự phân đàn cao nhất. Càng về
thời gian sau thì tỉ lệ ấu trùng có khả năng sử dụng Nauplius Artemia càng nhiều nên hệ số phân đàn ở các NT sau cũng giảm.
3.3.1.3 Ảnh hưởng của thời điểm chuyển đổi các loại thức ăn sống lên tỷ lệ sống của của ấu trùng cá chim vây vàng
Thời điểm chuyển đổi các loại thức ăn sống không chỉ ảnh hưởng đến sinh trưởng mà còn ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của ấu trùng cá . Trong 4 nghiệm thức (NT) khi chuyển đổi thức ăn sống tại ngày thứ 8 (NT1), ngày thứ 10 (NT2), ngày thứ 12 (NT3), ngày thứ 14 (NT4) sau khi nở có sự sai khác có ý nghĩa (P < 0.05). Tỷ lệ sống của ấu trùng cao nhất ở NT4 (88,27%), tiếp đến là NT3 và NT2 (87,33% và 73,17%), thấp nhất ở NT1 (47,53%) (hình 3.6). Tuy nhiên, giữa NT4 và NT3 không có sự sai khác có ý nghĩa (P>0.05).
Hình 3.6 Ảnh hưởng của thời điểm chuyển đổi các loại thức ăn sống lên sinh tỷ lệ sống của ấu trùng cá chim
Từ kết quả trên cho thấy, để đạt tỷ lệ sống cao thì nên chuyển đổi thức ăn cho ấu trùng từ ngày thứ 12 trở đi. Tuy nhiên, trong sản xuất thực tế thì khả năng chủ động nguồn thức ăn là Naupius Artemia cao hơn hẳn so với luân trùng. Nên việc chuyển đổi thức ăn ở ngày thứ 12 sẽ giảm bớt áp lực về cung cấp luân trùng. Theo Lục Minh Diệp thì
ấu trùng cá chẽm thường tiến hành chuyển đổi các loại thức ăn sống vào khoảng ngày thứ 10 sau khi nở [1]. Như vậy, ấu trùng cá chim có quá trình chuyển đổi thức ăn sống muộn hơn so với ấu trùng cá chẽm.