Ảnh hưởng của thời điểm cho ăn lần đầu tiên đến sinh trưởng và tỷ lệ phân đàn của ấu trùng cá chim vây vàng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm phát triển ở giai đoạn sớm và ảnh hưởng của thời điểm chuyển đổi các loại thức ăn lên sinh trưởng, tỉ lệ sống của ấu trùng cá chim vây vàng (trachinotus blochii lacepede, 1801) (Trang 43 - 45)

ấu trùng cá chim vây vàng (Thí nghiệm 1)

3.2.1 Một số yếu tố môi trường trong hệ thống bể thí nghiệm

Trong quá trình thí nghiệm, các yếu tố nhiệt độ nước, độ mặn, oxy khá ổn định, với các chỉ số: nhiệt độ nước dao động trong khoảng 28 - 29oC, trung bình 28,5 ± 0,52oC; độ mặn: 33 ‰; DO: 5,7 – 6,8 mgO2/lít, trung bình: 6,23 ± 0,29 mg O2/lít. Riêng pH giảm dần theo thời gian thí nghiệm nhưng vẫn nằm trong khoảng thích hợp, hàm lượng NH4+ và NO2- tăng dần theo thời gian thí nghiệm. Các yếu tố này được theo dõi và điều chỉnh suốt quá trình thí nghiệm bằng cách tăng tỉ lệ thay nước cho hệ thống bể ương thí nghiệm.

3.2.2 Ảnh hưởng của thời điểm cho ăn lần đầu tiên đến sinh trưởng và tỷ lệ phân đàn của ấu trùng cá chim vây vàng của ấu trùng cá chim vây vàng

Khi mới nở, ấu trùng các loài cá biển có đường tiêu hóa là một ống thẳng, kín (miệng và hậu môn chưa hình thành), chưa phân hóa về mặt mô học [13, 23]. Nguồn dinh dưỡng ban đầu được ấu trùng sử dụng là noãn hoàng và giọt dầu. Sau giai đoạn này, khi ấu trùng cá mở miệng thì chúng bắt đầu có khả năng sử dụng thức ăn ngoài như: tảo, luân trùng, Nauplius Copepoda…. Như vậy, thời gian tiêu biến noãn hoàng, giọt dầu và thời gian mở miệng của ấu trùng là yếu tố quyết định đến thời điểm cho ấu trùng cá ăn lần đầu tiên. Ở cá chim vây vàng thì ấu trùng sử dụng hết noãn hoàng sau 72 giờ, giọt dầu hết sau 132 giờ khi nở và ấu trùng bắt đầu mở miệng sau khoảng 37 - 40 giờ sau khi nở (mục 3.1.2 và mục 3.13).

Trong thí nghiệm này, ấu trùng cá được cho ăn lần đầu tiên tại các thời điểm (NT) 38, 62, 86 và 110 giờ sau khi nở. Sau 10 ngày ương cho thấy, thời điểm cho ăn lần đầu tiên ảnh hưởng lên sinh trưởng (LDG) và mức độ phân đàn (CV) của ấu trùng cá chim vây vàng (P < 0,05). Tốc độ sinh trưởng (LDG) của ấu trùng cá chậm nhất ở nghiệm thức (NT) cho ăn lần đầu tiên tại thời điểm 110 (NT4) sau khi nở (0,01 mm/ngày), kế đến là NT cho ăn lần đầu tiên ở thời điểm 62 giờ (NT2) và 86 giờ (NT3) (0,03 mm/ngày), cao nhất ở NT cho ăn lần đầu tiên sau khi nở ở 38 giờ (NT1) (0,09 mm/ngày) (Bảng 3.2). Tốc độ sinh trưởng ở NT cho ăn lần đầu tiên tại thời điểm 62 giờ và 86 giờ sau khi nở không

có sự sai khác có ý nghĩa (P > 0.05). Kết quả này cũng có sự tương đồng với thí nghiệm của M. Kailasam và CTV khi tìm hiểu tác động của thời điểm cho ăn ban đầu lên sinh trưởng của ấu trùng cá chẽm [28].

Bảng 3.2 Ảnh hưởng của thời điểm cho ăn đầu tiên lên sinh trưởng và tỷ lệ phân đàn Thời điểm cho ăn lần đầu tiên (ngày tuổi)

Chỉ tiêu 38 62 86 110 SL (mm) 4,12 ± 0,017 3,67 ± 0039 3,62 ± 0,018 3,52 ± 0,018 LDG (mm/ngày) 0,09 ± 0,002 0,03 ± 0,005 0,03 ± 0,002 0,01 ± 0,002 CV (%) 10,14 ± 0,025 5,34 ± 0,025 2,05 ± 0,015 3,14 ± 0,028

Sự khác biệt về sinh trưởng này có thể do một số nguyên nhân sau: (i) Tại thời điểm 38 giờ sau khi nở thì một số ấu trùng đã có thể sử dụng được ngay nguồn thức ăn bên ngoài cung cấp vào bể (tảo, luân trùng). Nên ngoài hấp thu dinh dưỡng từ noãn hoàng và giọt dầu thì ấu trùng còn hấp thu thêm dinh dưỡng từ nguồn thức ăn ngoài giúp đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng. Do đó, tại các NT ấu trùng cá được cho ăn lần đầu tiên sớm thì tốc độ tăng trưởng nhanh và ngược lại. (ii) Sau khi nở, nguồn dinh dưỡng cá sử dụng cho sinh trưởng và phát triển trước khi ăn thức ăn ngoài là noãn hoàng và giọt dầu. Tuy nhiên, tại 110 giờ sau khi nở thì nguồn dinh dưỡng từ noãn hoàng đã hết, trong khi nguồn dinh dưỡng từ giọt dầu chỉ đủ duy trì sự sống cho ấu trùng. Do đó, sức khỏe và khả năng bắt mồi của ấu trùng ở NT4 sẽ yếu hơn các ấu trùng ở NT1, NT2, NT3 nên tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với các nghiệm thức khác.

Hệ số phân đàn (CV) khi cho ấu trùng cá ăn lần đầu tiên ở các thời điểm khác nhau cũng có sự khác nhau (P < 0.05). Hệ số phân đàn cao nhất tại NT1 (10.14 %), tiếp theo là NT2 và NT4 (5,34% và 3,14%) và thấp nhất tại NT3 (2,05%). Sự khác biệt này có thể do: Khi cung cấp thức ăn lần đầu tiên vào bể thì ở NT1 một số ấu trùng đã có khả năng sử

0.53a 2.41b 16.17c 62.15d 0.000 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000 80.000 NT1 NT2 NT3 NT4 Nghiệm thức T L S ( % )

dụng ngay nguồn thức ăn này, còn những ấu trùng khác thì chưa, do đó dẫn tới sự phân đàn nhiều nhất. Càng về thời gian sau thì tỉ lệ ấu trùng có khả năng sử dụng thức ăn ngoài càng nhiều nên hệ số phân đàn ở các NT sau cũng giảm. Tuy nhiên, ở NT4 được cung cấp thức ăn quá muộn khi ấu trùng đã bị thiếu dinh dưỡng dẫn tới sức khỏe và khả năng bắt mồi của ấu trùng không đồng đều làm cho hệ số phân đàn tăng cao hơn so với NT3.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm phát triển ở giai đoạn sớm và ảnh hưởng của thời điểm chuyển đổi các loại thức ăn lên sinh trưởng, tỉ lệ sống của ấu trùng cá chim vây vàng (trachinotus blochii lacepede, 1801) (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)