Ảnh hưởng của thời điểm chuyển đổi các loại thức ăn lên tỷ lệ sống của ấu trùng cá chim vây vàng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm phát triển ở giai đoạn sớm và ảnh hưởng của thời điểm chuyển đổi các loại thức ăn lên sinh trưởng, tỉ lệ sống của ấu trùng cá chim vây vàng (trachinotus blochii lacepede, 1801) (Trang 31 - 33)

cá chim vây vàng

2.3.5.1 Ảnh hưởng của thời điểm chuyển đổi các loại thức ăn sống lên tỷ lệ sống của ấu trùng cá chim vây vàng (Thí nghiệm 2)

Thí nghiệm được tiến hành nhằm đánh giá sự sai khác về tỷ lệ sống của ấu trùng cá chim vây vàng khi chuyển đổi thức ăn từ luân trùng sang Nauplius Artemia ở 4 thời điểm (nghiệm thức) khác nhau là 8, 10, 12, 14 ngày sau khi nở. Thí nghiệm được tiến hành trong bể composite thể tích 200 lít, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần.

Ấu trùng cá được nuôi trong bể xi măng đến 8 ngày tuổi khi đã có thể bắt đầu ăn

Nauplius Artemia (N-Artemia) thì tiến hành thu để bố trí thí nghiệm. Ấu trùng cá 8 ngày

tuổi có kích thước 3,97±0,11 mm được thả với mật độ 1 con/lít trong 12 bể thí nghiệm. Hàng ngày tiến hành cấp tảo Nan-nochloropsis oculata vào bể với mật độ 0,15x106 – 0,2x106 tế bào/ml.

Ở NT1 khi cá đạt 8 ngày tuổi, NT2 cá đạt 10 ngày tuổi, NT3 cá đạt 12 ngày tuổi, NT4 cá đạt 14 ngày tuổi thì bắt đầu tiến hành cung cấp N-Artemia vào bể thí nghiệm. Hai

ngày đầu tiên Nauplius Artemia được cấp vào bể với mật độ 4 – 6 con/ml. Từ 15 – 21 ngày thì Nauplius Artemia được cấp vào bể với mật độ 10 – 15 con/ml. Nauplius

Artemia được cấp vào bể 4 lần mỗi ngày vào các thời điểm 7, 11, 14, 17 giờ và mật độ

được duy trì đồng nhất trong tất cả các bể suốt thời gian thí nghiệm. Hai ngày tiến hành thay nước 1 lần, mỗi lần thay 20 % lượng nước trong bể để đảm bảo môi trường nước luôn sạch. Sau 10 ngày nuôi thì đánh giá tốc độ sinh trưởng, phân đàn và tỷ lệ sống của ấu trùng trong các thí nghiệm.

2.3.5.2 Ảnh hưởng của thời điểm chuyển đổi từ thức ăn sống sang thức ăn công nghiệp lên tỷ lệ sống của ấu trùng cá chim vây vàng (Thí nghiệm 3)

Thí nghiệm được tiến hành tại 4 thời điểm (nghiệm thức) là ngày thứ 15, 17, 19, 21 sau khi nở với mục đích tìm ra thời điểm tập chuyển đổi thức ăn thích hợp nhất nhằm rút ngắn thời gian sử dụng Nauplius Artemia. Thí nghiệm được tiến hành trong 12 bể composite thể tích 200 lít, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần.

Ấu trùng cá được nuôi trong bể xi măng đến 15 ngày tuổi thì tiến hành thu để bố trí thí nghiệm. Ấu trùng cá 15 ngày tuổi có kích thước 6,30±0,14 mm được thả với mật độ 1 con/lít trong 12 bể thí nghiệm.

Ở NT1 khi cá đạt 15 ngày tuổi, NT2 cá đạt 17 ngày tuổi, NT3 cá đạt 19 ngày tuổi, NT4 cá đạt 21 ngày tuổi thì bắt đầu tiến hành tập cho cá ăn thức ăn công nghiệp.Thức ăn được sử dụng để tập cho cá là thức ăn NRD dạng viên kích thước hạt 300 – 500 µm của INVE, Thái Lan. Tiến hành tập cho ấu trùng cá ăn thức ăn tổng hợp vào thời điểm từ 7 giờ đến 10 giờ và 14 giờ đến 17 giờ. Ngày đầu tiên tiến hành tập cho cá ăn 1 lần/giờ, mỗi lần 5 phút và vẫn giữ nguyên lượng N-Artemia cung cấp vào bể thí nghiệm và cho ăn 4 lần/ngày. Hai ngày tiếp theo, 1 giờ thì tập cho ấu trùng cá ăn 1 lần, mỗi lần 10 phút và giảm lượng N-Artemia xuống còn cho ăn 3 lần/ngày. Hai ngày tiếp theo tập cho cá ăn 1 lần/giờ, mỗi lần 15 phút, giảm lượng N-Artemia xuống còn cho ăn 2 lần/ngày. Hai ngày tiếp theo giữ nguyên cường độ tập thức ăn nhưng giảm lượng N-Artemia xuống còn cho ăn 1 lần/ngày. Các ngày kế tiếp cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn tổng hợp NRD.Hàng ngày tiến hành thay 30 % lượng nước để đảm bảo môi trường nước trong bể luôn sạch. Sau khi

20 ngày nuôi thì tiến hành đánh giá tốc độ sinh trưởng, phân đàn và tỷ lệ sống của ấu trùng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm phát triển ở giai đoạn sớm và ảnh hưởng của thời điểm chuyển đổi các loại thức ăn lên sinh trưởng, tỉ lệ sống của ấu trùng cá chim vây vàng (trachinotus blochii lacepede, 1801) (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)