Thòi gian sinh trưởng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và yếu tố cấu thành năng suất của 9 dòng lúa nếp gieo cấy tại khu vực xuân hòa phúc yên vĩnh phúc (Trang 64 - 66)

về hệ số biến dị: Các dòng có sự dao động cv% từ 9,3%

3.3. Thòi gian sinh trưởng

TGST của cây lúa được tính từ khi hạt lúa nảy mầm cho đến khi cây lúa có 85% hạt chín. Nhưng trên thực tế thì được tính tò khi gieo đến khi hạt chín.

TGST dài hay ngắn tùy thuộc theo giống và thời vụ gieo cấy, dao động trong khoảng (65 - 210) ngày [13].

TGST phụ thuộc vào phản ứng của giống với sự biến đổi của thời kì chiếu sáng, nhiệt độ. Trong đó chu kì ánh sáng đóng vai trò chủ yếu và rất quan trọng.

giống có TGST ngắn, ít nhạy cảm với quang chu kì nhằm thực hiện tốt quá trình luân canh tăng vụ, nâng cao sản lượng lúa gạo/năm.

Bằng phương pháp nhân tạo, các nhà chọn giống đã tạo điều kiện chiếu sáng ngày dài, ngày ngắn khác nhau để xử lý và thu được kết quả như sau:

+ Giống lúa ngắn ngày ít nhạy cảm với quang chu kì. Trong điều kiện ngày dài hay ngày ngắn đều lúa đều trỗ bông.

+ Giống dài ngày chính vụ nhạy cảm với quang chu kì. Trong đó, ngày ngắn là nhân tố quyết định lúa trỗ, ngày dài lại cản trở quá trình trên [10].

Bảng 18 và biểu đồ 14 cho thấy: dòng có TGST dài nhất là PT6 (133 ngày); dòng có TGST ngắn nhất là PT9 (118 ngày). Các dòng khảo sát ở trên đều thuộc giống lúa có TGST trung bình và dài ngày.

Thứ tự sắp xếp các dòng nghiên cứu dựa vào TGST của các dòng như sau: PT9 < PT1 = PT5 < PT4 < PT2 < PT8 < PT7 < PTO < PT3 < PT6.

Bảng 18: Thòi gian sinh trưởng của 9 dòng lúa nếp

STT Dòng Thời gian sinh trưởng (ngày)

1 PT1 120 2 PT2 125 3 PT3 132 4 PT4 121 5 PT5 120 6 PT6 133 7 PT7 129 8 PT8 126 9 PT9 118

Biểu đồ 14: Thòi gian sinh trưởng (ngày) của 9 dòng lúa nếp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và yếu tố cấu thành năng suất của 9 dòng lúa nếp gieo cấy tại khu vực xuân hòa phúc yên vĩnh phúc (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w