Theo thống kê của Liên Hiệp các hội khoa học và kĩ thuật tỉnh Hải Dương, giống lúa nếp ĐN 20 được chọn tạo và khảo nghiệm thành công đáp ứng được nhu cầu cấp bách cho sản xuất nông nghiệp Việt Nam nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng. Nếp ĐN 20 được khảo nghiệm quốc gia và sản xuất thử một số vùng sinh thái Hải Dương và một số tinh phía Bắc.
Đe phát triển giống lúa nếp ĐN 20 vào sản xuất có hiệu quả bền vững, sau Quyết định số 402/QĐ-BNN-TT ngày 12/2/2007, giống lúa nếp ĐN 20 đã được triển khai sản xuất thử tại một số tỉnh phía Bắc như: Hà Tĩnh, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương năm 2007, 2008 và vụ xuân 2009 với tổng diện tích 1.267 ha ừong đó: Thái Bình 100 ha, Hưng Yên 80 ha, Hà Tĩnh 80 ha, Hải Dương 1.007 ha.
Tháng 8/ 2009, cục trưởng cục Trồng trọt - Bộ NN & PTNT ra quyết định số 303/ QĐ - TT - BNN công nhận chính thức giống lúa nếp ĐN 20 cho các tỉnh phía Bắc; được cấp bằng: “Bảo hộ giống cây ừồng mới” vào ngày 7/5/2010.
Việt Nam có 70% dân số sống ở nông thôn, chính vì thế mà trong Thông điệp đàu năm 2014 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đặt trọng tâm vào nông nghiệp, đưa người nông dân vào vị trí trung tâm và vai trò chủ thể để thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Cuối tháng 9/2014, bức tranh nông nghiệp Việt Nam trong thông điệp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có bài viết về các dòng lúa nếp triển vọng dựa trên thông tin Báo Nông nghiệp như sau: Trung tâm Chuyển giao công nghệ
& khuyến nông (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả nghiên cứu và sx giống lúa vụ mùa năm 2014. Ông Nguyễn Xuân Dũng, Phó GĐ Trung tâm cho biết: Năm 2014, đơn vị được Bộ NN- PTNT giao thực hiện đề tài: “Nghiên cứu chọn tạo giống lúa nếp cho các tỉnh
phía Bắc” và dự án: “Nâng cao năng lực sx, chế biến, bảo quản giống cây trồng theo hướng công nghiệp hóa”.
Trong vụ mùa 2014, các giống lúa HT9, N98, MT6, DS3,... tiếp tục được duy trì. Sau khỉ đã sản xuất được các giống lúa siêu nguyên chủng, Trung tâm đã phối hợp với các địa phương để phát triển và nhân rộng các mô hình sản xuất. Bà Trằn Thị Đính, chuyên viên Vụ KHCN- MT (Bộ NN-PTNT) cho biết: Đe tài nghiên cứu lúa nếp nằm trong chuỗi đề tài của đề án tái cơ cấu ngành trồng trọt, nhằm phát triển bền vững và nâng cao giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích. Trong 9 tháng thực hiện dự án, Trung tâm thực hiện đề tài phát hiện có 2 giống có thể tiếp tục phát triển. Đây là những tín hiệu đáng mừng.
Nhiều thành tựu sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam đã kịp thời được ứng dụng vào thực tiễn mang lại hiệu quả lâu dài cho nkgười nông dân. Đe nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
TS. Đào Xuân Tân, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, đã nghiên cứu và chọn tạo thành công giống lúa nếp Phu Thê. Khảo nghiệm cơ bản cho thấy, giống nếp Phu Thê có 14 điểm sai khác so với giống gốc và khác biệt so với 12 giống đối chứng.
Sau khi xử lý đột biến, tác giả tiến hành chọn lọc và lai các thể đột biến ưu tú tạo được giống lúa nếp Phu thê có nhiều đặc tính mới như có dạng hình thâm canh (cây thấp, cứng cây, cuống bông to-ngắn, góc lá đòng nhỏ, chống đổ khá tốt...), gieo ừồng được 2 vụ/năm, có khả năng chống chịu khá với các loại sâu bệnh chính, phổ thích nghi rộng năng suất trung bình 46-48 tạ/ha, năng suất cao nhất đã đạt 62-65 tạ/ha, chất lượng vừa thơm vừa dẻo. Hiệu quả kinh tế đạt 120- 150 triệu đồng/ha/năm. Giống lúa nếp Phu Thê đã được chuyển giao thành giống hàng hóa tại 15 tỉnh, thành phố trên cả nước như Bắc Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Vũih Phúc, Lai Châu, Quảng Nam, Gia Lai...
Theo Trung tâm nghiên cứu nông vận cho biết: Tháng 4/2015 Tỉnh An Giang liên kết sản xuất giúp nâng giá trị lúa nếp đặc sản bằng việc thực hiện dự án chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa nếp đặc sản, với quy mô giai đoạn 1 là 500 ha và nâng lên 1.200 ha lúa nếp đặc sản vào giai đoạn
2, với mục đích nâng cao giá tri sản phẩm lúa nếp đặc sản, tạo điều kiện cho nông dân trồng lúa nếp tăng thêm thu nhập, lợi nhuận.
Tuy nhiên đây là mô hình liên kết theo chuỗi giá trị, mới vận hành đối với các hộ nông dân, nên bước đàu còn vướng phải khó khăn như chung về phương thức giá bán - giá mua. Mặt khác do nhận thức của người nông dân tham gia dự án chưa cao, nên thiếu nhất quán trong quá trình tham gia dự án.
Tình hình nghiên cứu lúa gạo nói chung và lúa nếp nói riêng đã, đang và sẽ có rất nhiều dự án, kế hoạch nghiên cứu nhằm phục tráng, chọn tạo các giống lúa nếp nhằm cải thiện, nâng cao sản lượng và chất lượng.
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 2.1. Đổi tượng nghiên cứu
- Các dòng lúa nếp PT1, PT2,PT3, PT4, PT5,PT6, PT7, PT8, PT9 và PTO do TS. Đào Xuân Tân cung cấp.