về hệ số biến dị: Các dòng có sự dao động cv% từ 9,3%
3.1.5. Chỉ số góc lá đòng và góc lá công năng
Góc lá có liên quan đến khả năng tiếp nhận ánh sáng (quang hợp). Khả năng quang hợp trong quàn thể mộng lúa góp phần quan trọng trong việc quyết định năng suất cây lúa.
Lá thẳng cho phép ánh sáng xuyên sâu và tỏa rộng vào ruộng lúa làm tăng khả năng quang họp. Ngược lại, nếu lá rũ (nửa thẳng, ngang hoặc gập xuống) thì các tầng lá bị che phủ lẫn nhau làm giảm khả năng quang họp. Kết quả nghiên cứu của Trương Đích (2002) và Nguyễn Văn Hoan (2006) đã chỉ ra rằng, góc lá từ 30-45° (điểm 3) có khả năng tiếp nhận ánh sáng tốt nhất đồng thời hạn chế được một số sâu bệnh hại phát triển [5], [7].
Vì vậy quang hợp phụ thuộc vào chỉ số năng lượng bức xạ mặt trời, chỉ số diện tích lá và góc lá.
Nếu trên đồng ruộng, lúa được cấy với mật độ trung bình, bón phân đúng kĩ thuật, chăm sóc đúng quy trình thì: lá lúa trên cùng (lá đòng) nhận được 70% ánh sáng bên ngoài, lá thứ hai (lá công năng) nhận được 50% và lá thứ ba chỉ còn nhận được 25% ánh sáng bên ngoài [7].
1 PT1 3 12 PT2 3 1 2 PT2 3 1 3 PT3 3 1 4 PT4 3 1 5 PT5 3 1 6 PT6 3 1 7 PT7 3 1 8 PT8 3 1 9 PT9 3 1 10 PT0 3 1
Ghi chú: Thang điểm
1 - Đứng (thẳng) 5 - Ngang 3 - Nửa thẳng 9 - Gập xuống
3.1.5.1. Chi số góc lá đòng
Theo IRRI (1996), góc lá đòng có 4 mức biểu hiện: đứng (điểm 1), nửa thẳng (điểm 3), ngang (điểm 5) và gập xuống (điểm 9).
Kết quả nghiên cứu qua bảng 7 cho thấy góc lá đòng của 9 dòng lúa nếp 100% nửa thẳng, là mức biểu hiện ở điểm 3.
3.1.5.2. Chỉ số góc lá công năng
Cũng theo IRRI, có 3 thang điểm đánh giá độ mở của góc đo giữa thân với lá ngay dưới lá đòng: đứng (điểm 1), ngang (điểm 5) và gập xuống (điểm 9).
Bảng 7 cho thấy 100% góc lá công năng của 9 dòng lá nếp 100% đứng (thẳng). Điều này chứng tỏ khả năng quang hợp dựa vào góc lá của các dòng là như nhau.
Theo từ điển bách khoa, antoxian là một trong số các sắc tố hấp thụ năng lượng ánh sáng cần thiết cho quang họp. Tất cả các sinh vật quang họp đều có chứa: sắc tố lục (clorophin), sắc tố vàng (carotenoit), sắc tố của thực vật bậc thấp (phicobilin), sắc tố dịch tế bào (antoxian).
Nhóm antoxian (sắc tố dịch bào) là loại glucozit. Khi hấp thụ quang tử ánh sáng, nó biến năng lượng quang tử thành dạng nhiệt năng, sưởi ấm cho cây (điều này thấy rõ ở cây vùng lạnh có màu sắc sặc sỡ). Antoxian còn làm tăng khả năng giữ nước của tế bào khi bị hạn và khô hanh.
Các yếu tố ảnh hưởng đến độ ổn định của antoxian là: nhiệt độ, độ pH, oxy, các ion kim loại axit ascorbic. . .Tuy nhiên màu sắc của antoxian thay đổi mạnh nhất phụ thuộc vào pH môi trường.
Khi sắc tố antoxian trên bẹ lá nhiều sẽ át đi màu xanh của diệp lục vốn có nên khả năng quang hợp giảm, cường độ quang hợp thấp.
Bảng 8: Sự phân bố của sắc tố antoxỉan trên bẹ lá của 9 dòng lúa nếp
STT Dòng Thang điêm săc tô Antoxian 1 PT1 9 2 PT2 1 3 PT3 1 4 PT4 9 5 PT5 9 6 PT6 9 7 PT7 1 8 PT8 1 9 PT9 9 10 PTO 1
Bảng 8 cho thấy:
+ Các dòng có sắc tố antoxian trên bẹ lá là: PT1, PT4, PT5, PT6, PT9.
+ Các dòng không có sắc tố antoxian trên bẹ lá là: PT2, PT3, PT7, PT8, PTO.
Như vậy, những dòng không có sắc tố antoxian thì sẽ quang hợp tốt hơn những dòng có sắc tố nhưng gặp khô hạn thì chứng dễ mất nước.