Tóm lại, 3 phương trình hồi quy giới hạn:
Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến TLEV:
TLEV = 0,954 - 0,007 SIZE - 0,22 TANG - 0,46 ROA + 0,01GROW - 0,102LIQUID - 0,015 TAX - 0,012AGE - 0,095 LOCATED + 0,076 OWNER. (4.2.2)
Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến SLEV:
SLEV = 1,154 - 0,022 SIZE - 0,497 TANG - 0,233 ROA + 0,00 GROW - 0.098 LIQUID - 0,019 TAX - 0,01 AGE - 0,088 LOCATED + 0,079 OWNER.
(4.2.3)
Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến LLEV:
LLEV = - 0,377 + 0,028 SIZE + 0,262 TANG – 0,122 ROA + 0,016 GROW – 0,004 LIQUID – 0,002 TAX – 0,003 AGE + 0,01 LOCATED + 0,01 OWNER. (4.2.4)
Phương trình 4.2.2 biểu hiện: tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản chịu ảnh hưởng các nhân tố. Trong đó, hiệu quả hoạt động kinh doanh tác động nghịch chiều mạnh nhất đến TLEV (β3= - 0,46), tức là doanh nghiệp hoạt động có lợi nhuận nhiều sẽ ít sử dụng nợ hơn. Mối quan hệ này có thể được lý giải bởi lý thuyết trật tự phân hạng: các công ty ưu tiên sử dụng tài trợ nội bộ (lợi nhuận giữ lại) hơn so với nguồn tài trợ bên ngoài. Tiếp đến là mức độ ảnh hưởng nghịch chiều của cơ cấu tài sản (β2= - 0,22), tính thanh khoản (β5= - 0,102) và vị trí địa lý (β8= - 0,095). Năm nhân tố còn lại tác động đến TLEV với mức độ yếu hơn là tuổi (β7= - 0,012) và hình thức sở hữu (β9= 0,076), quy mô DN (β1= - 0,007), tốc độ tăng trưởng (β4= 0,01) và thuế (β6= - 0,015)
Phương trình 4.2.3 cho thấy SLEV chịu tác động bởi bởi các nhân tố trong đó, cơ cấu tài sản tác động nghịch chiều mạnh nhất đến SLEV (β2= -0,497), kế đến là mức độ tác động nghịch chiều của hiệu quả hoạt động kinh doanh (β3= - 0,233), tính thanh khoản (β5= -0,098) và vị trí địa lý (β8= -0,088). Và các nhân tố khác tác động đến SLEV với mức độ nhẹ hơn.
Phương trình 4.2.4 cho thấy LLEV chịu ảnh hưởng các nhân tố trong đó tác động cùng chiều mạnh nhất là cơ cấu tài sản (β2= 0,262), tác động ngược chiều mạnh nhất là hiệu quả hoạt động kinh doanh (β3= - 0,122). Và các nhân tố khác tác động đến LLEV với mức độ nhẹ hơn.
Như vậy, mức độ tác động của các nhân tố đến từng loại nợ cũng khác nhau. Nhân tố này tác động mạnh đến thành phần nợ này nhưng tác động yếu đi đối với thành phần nợ kia.
Ta thấy tất cả giá trị dung sai khá lớn, gần bằng 1 và giá trị phương sai VIF từ 1.055 đến 1.346. Hệ số VIF của tất cả các biến đều có giá trị thấp (<10) cho thấy các biến đưa vào mô hình không vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến.
Kết quả kiểm định phù hợp của mô hình được giải thích bởi giá trị sig, ở đây giá trị Sig = 0,000 cho thấy độ phù hợp của mô hình có độ tin cậy rất cao 99%, tức là có thể tin tưởng vào mức độ giải thích của mô hình với độ tin cậy 99%. Mô hình hồi quy hoàn toàn phù hợp với dữ liệu của tổng thể.
Bảng 4.4 Bảng tóm tắt kết quả nghiên cứu theo giả thuyết và thực nghiệm các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn. Các biến Dấu kỳ vọng Thực tế TLEV (Model1) SLEV (Model2) LLEV (Model3) TLEV (Model1) SLEV (Model2) LLEV (Model3) SIZE + + + - - + TANG + + + - - + ROA - - - - GROW +/- +/- +/- + + + LIQUID - - - - TAX + + + - - - AGE - - - - LOCATED +/- +/- +/- - - + OWNER +/- +/- +/- + + + Các biến có ảnh hưởng cùng dấu ở 3 mô hình:
Bảng kết quả hồi qui cho thấy các biến: ROA, GROW, LIQUID, TAX, AGE và biến OWNER có cùng xu hướng tác động khi đánh giá về cấu trúc chung, cấu trúc nợ ngắn hạn và dài hạn.
Về lý thuyết biến hiệu quả hoạt động kinh doanh (ROA) có quan hệ thuận với cấu trúc vốn (doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả chỉ số ROA càng cao thì khả năng vay mượn nợ càng tốt), tuy nhiên kết quả phân tích ở cả 3 mô hình cho thấy giữa ROA và cấu trúc vốn có mối quan hệ nghịch, kết quả này hàm ý trong giai đoạn tác giả nghiên cứu các doanh nghiệp cắt giảm các khoản vay, tái cấu trúc lại nợ bởi vì giai đoạn khủng hoảng các khoản vay với chi phí cao trong khi gần đây lãi suất vay có xu hướng giảm nên buộc các doanh nghiệp phải giảm vay, đáo hạn nợ chờ vay lại nợ mới với chi phí thấp hơn để đảm bảo hiệu quả.
Biến tăng trưởng doanh thu (GROW) có mối quan hệ cùng chiều với cấu trúc vốn cho thấy các doanh nghiệp muốn tăng cấu trúc vốn (tăng đòn bẩy tài chính) thì phải có tình hình kinh doanh tốt, doanh thu tăng trưởng ở mức cao.
Biến thanh khoản (LIQUID) có tương quan nghịch với cấu trúc vốn cho thấy các doanh nghiệp muốn tăng đòn bẩy tài chính cần giảm Liquid và ngược lại. Kết quả này gợi ý các doanh nghiệp có thanh khoản cao là các doanh nghiệp có luồng tiền tốt do vậy họ không cần vay nợ nhiều, họ có thể sử dụng nguồn tiền từ hoạt động tạo ra để tài trợ lại, hoặc dùng nguồn này để tất toán nợ cũ giảm nợ.
Biến TAX (đo bằng số thuế TNDN phải nộp so với EBIT) cũng có quan hệ nghịch với cấu trúc vốn. Kết quả này phù hợp với thực tế bởi vì nếu các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, có lãi cao thì thuế TNDN đóng góp cũng cao họ có thể sử dụng tiềm lực sẵn có tài trợ giảm cấu trúc vốn. Ngược lại nếu kinh doanh khó khăn (lãi ít hoặc lỗ) thì các doanh nghiệp sẽ tăng nợ làm tăng cấu trúc vốn.
Biến tuổi (AGE) có quan hệ nghịch với cấu trúc vốn cho thấy các doanh nghiệp hoạt động lâu năm có thể có tiềm lực tài chính tốt và do vậy họ sẽ giảm đi vay. Hoặc là theo xu hướng chung hiện tại các doanh nghiệp cắt giảm các khoản vay trước đây để tối ưu hóa khi mà các khoản nợ trước đây thường có chi phí cao.
Biến hình thức sở hữu (OWNER) có tương quan dương cho thấy các doanh nghiệp có vốn nhà nước thường chiếm ưu thế về tài sản, tính đảm bảo,…nên dễ dàng vay nợ hơn so với các doanh nghiệp khác
Các biến có ảnh hưởng khác nhau ở 3 mô hình: bao gồm các biến: quy mô doanh
nghiệp (SIZE), cơ cấu tài sản (TANG) và vị trí (LOCATED).
Biến: quy mô (SIZE), cơ cấu tài sản (TANG) và vị trí (LOCATED) có tương quan (-) với tổng nợ trên tổng tài sản và tổng nợ ngắn hạn trên tổng tài sản trong khi lại có quan hệ (+) với tổng nợ dài hạn trên tổng tài sản. Kết quả hàm ý các doanh nghiệp có quy mô lớn, có cơ cấu tài sản cố định cao và có vị trí đặt tại trung tâm có khả năng sử dụng nợ dài hạn trong khi giảm các khoản vay ngắn hạn.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 5.1 Tổng hợp những kết quả nghiên cứu.
Qua kết quả hồi quy của đề tài cho thấy tỷ lệ nợ của các doanh nghiệp ngành Công nghiệp TP.HCM niêm yết khá cao, trong đó tỷ lệ nợ ngắn hạn cao hơn nhiều so với tỷ lệ nợ dài hạn. Điều đó cũng cho thấy nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp khá cao đặc biệt là vốn ngắn hạn. Có thể lý giải trên thực tế các doanh nghiệp ngành Công nghiệp TP.HCM được niêm yết cần vay vốn ngắn hạn chủ yếu để mua nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh.
Bài nghiên cứu đã phân tích các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành Công nghiệp được niêm yết trên Sở GDCK TP.HCM: quy mô DN, cơ cấu tài sản, hiệu quả hoạt động kinh doanh, tốc độ tăng trưởng, tính thanh khoản, thuế, tuổi, vị trí địa lý và hình thức sở hữu dựa trên nguồn số liệu thu thập từ báo cáo tài chính trong 3 năm (2011-2013) của 90 doanh nghiệp.
Từ bảng tổng hợp kết quả 4.4 cho thấy, các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp:
Quy mô doanh nghiệp (SIZE) tỷ lệ nghịch (-) với tổng nợ trên tổng tài sản
(TLEV), tổng nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (SLEV) trong khi lại tỷ lệ thuận (+) với nợ dài hạn trên tổng tài sản (LLEV). Kết quả này hàm ý rằng doanh nghiệp có càng lớn thì có xu hướng tăng nợ dài hạn và giảm nợ ngắn hạn. Kết quả này phù hợp với lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn và nghiên cứu thực nghiệm của Chen (2004), Dzung Nguyen et al (2012).
Cơ cấu tài sản (TANG) tỷ lệ thuận (+) với nợ dài hạn trên tổng tài sản
(LLEV), doanh nghiệp có tỷ lệ tài sản hữu hình càng cao thì càng sử dụng nợ dài hạn nhiều, tài sản hữu hình lúc này đóng vai trò như là tài sản thế chấp. Cơ cấu tài sản tỷ lệ nghịch (-) với tổng nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (SLEV), kết quả này không phù hợp với lý thuyết đã đưa ra, kết quả cho thấy là nợ ngắn hạn có xu hướng ít nếu doanh nghiệp có tài sản hữu hình nhiều hơn. Và tổng nợ trên tổng tài sản cũng tỷ lệ nghịch (-) với cơ cấu tài sản với mức ý nghĩa thống kê 95%.
Hiệu quả hoạt động kinh doanh (ROA) tỷ lệ nghịch (-) với tổng nợ trên tổng
tài sản (TLEV), tổng nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (SLEV) và cả tổng nợ dài hạn trên tổng tài sản (LLEV). Nghĩa là các doanh nghiệp lợi nhuận càng cao thì càng ít sử dụng nợ. Kết quả này phù hợp với lý thuyết trật tự phân hạng trong tài trợ của doanh nghiệp, các doanh nghiệp hoạt động có lãi sẽ ưu tiên sử dụng vốn nội bộ hơn là sử dụng vốn từ nguồn tài trợ bên ngoài. Tuy nhiên, so với lý thuyết đánh đổi thì kết quả này không phù hợp.
Tốc độ tăng trưởng (GROW) tỷ lệ thuận (+) với tổng nợ trên tổng tài sản (TLEV), tổng nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (SLEV) và cả tổng nợ dài hạn trên tổng tài sản (LLEV). Kết quả này phù hợp với lý thuyết đánh đổi, thuyết tín hiệu và một số nghiên cứu thực nghiệm khác. Vậy các doanh nghiệp có tăng trưởng cao có xu hướng dùng nhiều nợ để tài trợ. Vì khi có cơ hội tăng trưởng, các doanh nghiệp thường xuyên sử dụng nợ để gia tăng lợi ích cũng như tận dụng được các cơ hội kinh doanh.
Tính thanh khoản (LIQUID) tỷ lệ nghịch (-) với tổng nợ trên tổng tài sản (TLEV), tổng nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (SLEV) và cả tổng nợ dài hạn trên tổng tài sản (LLEV). Điều này phù hợp với lý thuyết trật tự phân hạng, các doanh nghiệp có tính thanh khoản cao sẽ đi vay ít hơn. Vì những doanh nghiệp này có thể sử dụng ngay những tài sản có tính thanh khoản của mình phục vụ cho đầu tư thay vì vay.
Thuế (TAX) tỷ lệ nghịch (-) với tổng nợ trên tổng tài sản (TLEV), tổng nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (SLEV) và cả tổng nợ dài hạn trên tổng tài sản (LLEV). Kết quả này không phù hợp với lý thuyết cấu trúc vốn. Với tổng nợ trên tổng tài sản (TLEV), tổng nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (SLEV) và cả tổng nợ dài hạn trên tổng tài sản (LLEV) không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này phù hợp với thực tế bởi vì nếu các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, có lãi cao thì thuế TNDN đóng góp cũng cao họ có thể sử dụng tiềm lực sẵn có tài trợ giảm cấu trúc vốn.
Tuổi (AGE) tỷ lệ nghịch (-) với tổng nợ trên tổng tài sản (TLEV), tổng nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (SLEV) và cả tổng nợ dài hạn trên tổng tài sản (LLEV).
Tổng nợ trên tổng tài sản (TLEV), tổng nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (SLEV) có mức ý nghĩa thống kê 90%, còn tổng nợ dài hạn trên tổng tài sản (LLEV) không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này hàm ý những doanh nghiệp có bề dày phát triển (tuổi doanh nghiệp cao) thì có tài chính tốt và do vậy họ sẽ giảm đi vay.
Vị trí địa lý (LOCATED) tỷ lệ nghịch (-) với tổng nợ trên tổng tài sản (TLEV), tổng nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (SLEV) trong khi lại tỷ lệ thuận (+) với nợ dài hạn trên tổng tài sản (LLEV). Kết quả này hàm ý rằng doanh nghiệp có vị trí đặt tại trung tâm có khả năng sử dụng nợ dài hạn trong khi giảm các khoản vay ngắn hạn.
Hình thức sở hữu (OWNER) tỷ lệ thuận (+) với tổng nợ trên tổng tài sản (TLEV), tổng nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (SLEV) và cả tổng nợ dài hạn trên tổng tài sản (LLEV). Các doanh nghiệp có vốn nhà nước thường chiếm ưu thế về tài sản, tính đảm bảo…. nên dễ dàng vay nợ hơn so với các doanh nghiệp khác.
5.2 Các gợi ý hoàn thiện cấu trúc vốn. 5.2.1 Về phía các doanh nghiệp. 5.2.1 Về phía các doanh nghiệp.
Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các DN ngành Công nghiệp được niêm yết trên Sở GDCK TP.HCM và tình hình thực tế tác giả có một số ý kiến về vấn đề hoàn thiện cấu trúc vốn cho DN của các ngành Công nghiệp như sau:
Thứ nhất, bài nghiên cứu cho thấy cấu trúc vốn của DN có tương quan âm đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh. Kết quả này phù hợp với lý thuyết trật tự phân hạng. Các DN nên cân nhắc, ưu tiên sử dụng nguồn vốn nội bộ khi có nhu cầu đầu tư. Trong tình hình thực tế khó khăn, vấn đề nợ vay đang gặp nhiều rào cản vô hình lẫn hữu hình từ phía các định chế tài chính và triển vọng kinh doanh khó nắm bắt như hiện nay, việc ưu tiên sử dụng nguồn vốn nội bộ là thiết thực và hợp lý, giúp ổn định và duy trì hoạt động kinh doanh lành mạnh, lâu dài.
Thứ hai, kết quả thực nghiệm tìm thấy mối tương quan dương giữa tốc độ
tăng trưởng và cấu trúc vốn. Rõ ràng rằng, khi quyết định chọn nguồn tài trợ bên ngoài, thì DN phải có khả năng tăng trưởng trong tương lai nhằm đảm bảo khả năng
trả nợ. Trong thời gian qua, dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính có thời điểm lãi suất cho vay lên trên 20%/năm, do đó nếu không cẩn trọng cân nhắc giữa vấn đề vay nợ và hiệu quả sử dụng vốn thì việc gia tăng vốn vay sẽ gây thêm nhiều áp lực cho DN, thậm chí có thể lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính.
Thứ ba, tính thanh khoản có mối tương quan âm đối với cấu trúc vốn. Điều
này một lần nữa gợi ý DN trước khi quyết định vay nợ nên tận dụng mọi nguồn lực sẵn có của công ty mình để tài trợ cho nhu cầu đầu tư. Nếu DN có nhiều tài sản thanh khoản thì nên phát huy thế mạnh này của mình: đẩy mạnh hoạt động bán hàng, giải phóng hàng tồn kho, phát triển thị trường, thúc đẩy việc thu hồi công nợ của các đối tác… Chỉ có tự mình đứng vững bằng thực lực của mình thì mới có thể tồn tại bền vững và lâu dài trong nền kinh tế đầy biến động và khó khăn như hiện nay.
Thứ tư, kết quả thực nghiệm cho thấy mối tương quan dương giữa hình thức
sở hữu và cấu trúc vốn. Các DN có vốn nhà nước thường chiếm ưu thế về tài sản, tính đảm bảo nên dễ dàng vay nợ hơn so với các DN khác. Vì vậy, các DN có vốn sở hữu nhà nước lớn cần có cơ chế quản lý và giám sát chặt hơn trong quá trình sử dụng nguồn vốn do việc tiếp cận tín dụng dễ dàng nhằm tránh tình trạng đầu tư không hiệu quả gây nợ xấu cho nền kinh tế.
Các DN cũng cần xem xét đến các yếu tố như: quy mô DN, cơ cấu tài sản, thuế, tuổi và vị trí địa lý trước khi ra quyết định. Các yếu tố này là đại diện cho tổng hợp các khía cạnh khác nhau có liên quan đến tình hình chung của DN và việc xem xét đầy đủ các yếu tố là cần thiết nhằm đảm bảo cho sự phát triển lâu dài.
Ngoài ra, nhằm hạn chế các rủi ro tài chính có một số các yếu tố khác mà DN cần quan tâm như:
Nhìn nhận nền kinh tế là một thực thể động, liên tục vận động và phát triển. Từ đó, các DN cần chủ động cập nhật các diễn biến mới, lý thuyết, tình hình phát triển mới của các vấn đề kinh tế để bảo vệ chính công ty của mình, ví dụ vấn đề rủi ro: các tiêu chí nhìn nhận, đánh giá và giảm thiểu tác hại…
Xây dựng cơ chế quản trị hiệu quả: từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế 2008, hơn lúc nào hết vấn đề quản trị rủi ro đã được nhắc đến thường xuyên và thận trọng hơn. Theo đó, có cái nhìn khách quan và thực tế đối với vấn đề rủi ro kinh tế, rủi ro kinh doanh từ đó có các biện pháp hiệu quả để giảm thiểu tác động của rủi ro, xây dựng chính sách, chiến lược và quy trình quản trị rủi ro, khai thác tối đa thế mạnh của các công cụ phòng ngừa rủi ro tài chính.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành nhằm phát hiện nhanh chóng, kịp thời các rủi ro tiềm ẩn; minh bạch hóa thông tin; chuẩn hóa hệ thống kế toán. Khai thác thêm các kênh huy động vốn khác: vay vốn từ cán bộ công nhân