3.2.1 Biến phụ thuộc
Trong nghiên cứu này, biến phụ thuộc là tỷ lệ nợ của công ty chia cho tổng tài sản. Vì nợ của doanh nghiệp gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn, do vậy các biến phụ thuộc trong nghiên cứu này bao gồm:
Bảng 3.1: Các biến phụ thuộc
Tên viết tắt Diễn giải
TLEV Tổng nợ/tổng tài sản
SLEV Tổng nợ ngắn hạn/tổng tài sản
LLEV Tổng nợ dài hạn/tổng tài sản
Các số liệu về nợ và tài sản của các tất cả các doanh nghiệp trong mẫu quan sát đều được lấy theo giá trị ghi trên báo cáo tài chính (đã được kiểm toán) của các doanh nghiệp này.
3.2.2 Biến độc lập
Dựa trên cơ sở các nghiên cứu về trước, các biến giải thích được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm:
Quy mô doanh nghiệp:
Quy mô doanh nghiệp được xem là dấu hiệu đầu tiên để các nhà đầu tư bên ngoài biết đến doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ là lợi thế trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh như hiện nay. Do đó, hầu hết các doanh nghiệp đều hướng tới việc mở rộng quy mô để tận dụng lợi thế quy mô lớn. Những doanh nghiệp đạt được quy mô lớn là kết quả của một quá trình phát triển lâu dài, do đó được biết đến nhiều và tạo được uy tín trên thị trường; mặt khác, một quy mô lớn tương ứng với một tiềm lực tài chính vững mạnh, doanh nghiệp càng có điều kiện tiếp cận thị trường tài chính và các tổ chức tài chính tín dụng hơn các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Vì vậy doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm các nguồn tài trợ. Nhân tố quy mô doanh nghiệp trong nghiên cứu này được tính bằng cách lấy hàm logarit tự nhiên của tổng tài sản.
Các nghiên cứu thực nghiệm hỗ trợ cho quan điểm này bao gồm Yuanxin Liu et al. (2009), Gurcharan S (2010), Akinlo et al. (2011), Nejla Ould Daoud Ellili (2011), Bilal Sharif et al (2012). Giả định được đưa ra là quy mô và cấu trúc vốn sẽ có một mối quan hệ cùng chiều với nhau.
H1: Quy mô doanh nghiệp có tương quan thuận (dương) với cấu trúc vốn.
Cơ cấu tài sản:
Trong một thế giới không chắc chắn với thông tin bất đối xứng thì cơ cấu tài sản của doanh nghiệp sẽ có tác động trực tiếp lên cấu trúc vốn của nó càng lớn. Về mặt lý thuyết, khi tỉ lệ tài sản cố định chiếm tỉ trọng lớn, doanh nghiệp có cơ hội thế chấp các tài sản này để tiếp cận các nguồn vốn bên ngoài. Vì vậy, cơ cấu tài sản của doanh nghiệp cũng được xem là một nhân tố quyết định đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp đó. Cơ cấu tài sản trong nghiên cứu này được xem xét trên góc độ tài sản cố định của doanh nghiệp, được đo lường bằng:
TANG = Tài sản cố định/Tổng tài sản
Các nghiên cứu thực nghiệm hỗ trợ bao gồm Attaullah Shah et al.(2007), Yuanxin Liu et al. (2009) và Faris AL-Shubiri (2010). Được ủng hộ bởi lý thuyết chi phí đại diện và nghiên cứu thực nghiệm của Antonious và cộng sự (2002), Okuda và Nhung (2010), ChandrasekharanC.V (2012). Giả thuyết được đưa ra là cơ cấu tài sản tương quan thuận với cấu trúc vốn.
H2: Cơ cấu tài sản có tương quan thuận (dương) với cấu trúc vốn.
Hiệu quả hoạt động kinh doanh:
Hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Nghiên cứu sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản (ROA) để đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
ROA = Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản
Một số nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng có một mối tương quan ngược chiều giữa lợi nhuận và đòn bẩy. Mối tương quan nghịch này được tìm thấy trong Gurcharan S (2010), Akinlo et al. (2011), Bilal Sharif et al. (2012).
Tốc độ tăng trưởng:
Biến tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp trong nghiên cứu được xem xét dưới góc độ tăng trưởng về mặt doanh thu, được tính:
GROS = (DT thuần năm t – DT thuần năm t-1)/DT thuần năm t-1
Có hai quan điểm trái ngược nhau về mối tương quan giữa tốc độ tăng trưởng và đòn bẩy của một doanh nghiệp. Một quan điểm cho rằng nhân tố tốc độ tăng trưởng tương quan âm với đòn bẩy của doanh nghiệp (Nikolaos Eriotis (2007), Gurcharan S (2010), Akinlo et al. (2011)). Quan điểm thứ hai lại cho rằng tồn tại một mối tương quan dương giữa tăng trưởng và cấu trúc vốn (Guven Sayilgan et al. (2006), Faris AL-Shubiri (2010)). Liên quan đến biến này, tác giả đưa ra giả định: tốc độ tăng trưởng có thể có tương quan dương hoặc âm với cấu trúc vốn.
H4: Tốc độ tăng trưởng có thể có tương quan dương/âm với cấu trúc vốn.
Tính thanh khoản:
Tính thanh khoản cũng có tác động đáng kể đến mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp. Trong nghiên cứu này, tính thanh khoản của doanh nghiệp được xem xét qua chỉ số tỷ lệ thanh toán hiện hành.
LIQUID = Tài sản lưu động/Nợ ngắn hạn.
Qua các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, các công ty có tính thanh khoản cao thường có xu hướng sử dụng nợ ít hơn. Quan điểm này được hỗ trợ bởi Nikolaos Eriotis (2007), Yuanxin Liu et al. (2009), Bilal Sharif et al. (2012). Điều này gợi ý rằng một mối quan hệ tiêu cực giữa cơ cấu vốn và thanh khoản.
H5: Tính thanh khoản có tương quan ngược chiều (âm) với cấu trúc vốn.
Thuế:
Hầu hết, các nhà nghiên cứu cho rằng thuế thu nhập doanh nghiệp có ảnh hưởng rất quan trọng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Nhân tố thuế trong nghiên cứu này được tính bởi tỷ lệ Thuế thu nhập doanh nghiệp chia cho Lợi nhuận trước thuế và lãi vay.
Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, các doanh nghiệp với thuế suất cao hơn sẽ sử dụng nhiều nợ để đạt lợi ích từ tấm chắn thuế (Frank và Goyal (2003), Antoniou et al. (2002)). Vì vậy, giả thuyết đưa ra là đòn bẩy sẽ có quan hệ cùng chiều với nhân tố thuế.
H6: Thuế tác động cùng chiều (dương) với cấu trúc vốn.
Tuổi của doanh nghiệp:
Tuổi đời của doanh nghiệp là thời gian tính từ năm hiện nay so với năm thành lập và hoạt động của doanh nghiệp. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho thấy mức độ nợ giảm dần qua tuổi của doanh nghiệp (Nejla Ould Daoud Ellili (2011), Bilal Sharif et al. (2012)). Giả thuyết đưa ra tuổi doanh nghiệp có mối quan hệ ngược chiều với cấu trúc vốn.
H7: Tuổi doanh nghiệp có mối tương quan hệ âm với cấu trúc vốn.
Vị trí địa lý của doanh nghiệp:
Vị trí địa lý là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và phân bổ của các doanh nghiệp như: vị trí tự nhiên, vị trí kinh tế, giao thông, chính trị. Vị trí tác động rất lớn tới việc lựa chọn địa điểm xây dựng xí nghiệp cũng như phân bổ các ngành công nghiệp và các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Kết quả thực nghiệm trong đề tài: “Exploring the Hidden Risks in Firm Operationsand their Financial Impacts” của Xiaoqiao Wang (2013) ủng hộ giả thuyết rằng các tỷ lệ đòn bẩy của các công ty là tương quan thuận với khoảng cách của họ đến các trung tâm / thành phố lớn về tài chính. Tác giả đưa ra giả định: vị trí địa lý của doanh nghiệp có thể có tương quan dương hoặc âm với cấu trúc vốn.
H9: Vị trí địa lý doanh nghiệp có thể có tương quan dương/âm với cấu trúc
vốn
Hình thức sở hữu của doanh nghiệp:
Sự khác biệt về hình thức sở hữu trong các loại hình doanh nghiệp sẽ bị ràng buộc bởi những quy định có tính pháp lý về tư cách pháp nhân, điều kiện hoạt động, cơ chế vận hành và mục tiêu hoạt động. Do vậy, mục đích, điều kiện và khả năng tiếp cận các nguồn tài chính của mỗi doanh nghiệp có hình thức sở hữu khác nhau
là khác nhau. Nhóm tác giả gồm Nigel Driffield, Vidya Mahambareand Sarmistha Pal(2007) khẳng định vai trò quan trọng của các tổ chức xác định bảo vệ nhà đầu tư và việc hình thành bản chất của quản trị doanh nghiệp, tài chính trong các nước. Liên quan đến biến này, tác giả đưa ra giả định: hình thức sở hữu của doanh nghiệp có thể có tương quan dương hoặc âm với cấu trúc vốn.
H9: Hình thức sở hữu của doanh nghiệp có thể có tương quan dương/âm với
cấu trúc vốn
Bảng 3.2: Các biến độc lập Số
TT Nhân tố Biến và đo lường
Tương quan kỳ vọng
1 Quy mô doanh nghiệp
(SIZEA) Logarite (Tổng tài sản) (+)
2 Cơ cấu tài sản (TANG) Tài sản cố định/TTS (+) 3 Hiệu quả kinh doanh
(ROA) Lợi nhuận sau thuế/TTS (-)
4 Tốc độ tăng trưởng (GROS)
(DTT năm t – DTT năm t-1)/DTT
năm t-1 (+/-)
5 Thanh khoản (LIQUID) Tài sản lưu động/nợ ngắn hạn (-)
6 Thuế (TAX) Thuế TNDN phải nộp/EBIT (+)
7 Tuổi DN (AGE) Năm của mẫu quan sát – năm thành
lập (-)
8 Vị trí địa lý (LOCATED) 1: Nội thành
0: Ngoại thành (+/-)
9 Hình thức sở hữu của DN (OWNER)
Tỷ lệ sở hữu nhà nước (HTSH) 1: Có sở hữu nhà nước
0: Không có sở hữu nhà nước
3.2.3. Phương pháp đo lường
Tác giả lựa chọn mô hình hồi quy tuyến tính với sự hỗ trợ của phần mềm phân tích dữ liệu SPSS 17.0 để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của công ty cổ phần ngành Công nghiệp niêm yết trên Sở GDCK TP.HCM
Mô hình hồi quy tổng quát như sau: Y = αi + βnXn + ei Các mô hình cụ thể như sau:
Mô hình 1: TLEVit = αi + β1X1it + β2X2it + β3X3it + β4X4it + β5X5it + β6X6it + β7X7it + β8 X8it + β9 X9it + eit Mô hình 2: SLEVit = αi + β1X1it + β2X2it + β3X3it + β4X4it + β5X5it + β6X6it + β7X7it + β8 X8it + β9 X9it + eit Mô hình 3: LLEVit = αi + β1X1it + β2X2it + β3X3it + β4X4it + β5X5it + β6X6it + β7X7it + β8 X8it + β9 X9it + eit
Trong đó cụ thể: Biến phụ thuộc: TLEV, SLEV, LLEV: Tỷ lệ nợ (Tổng nợ, nợ ngắn hạn, nợ dài hạn) của DN.
Biến độc lập: X1: Quy mô tổng tài sản của DN (SIZEA).
X2: Tỷ lệ tài sản cố định hữu hình của DN (TANG).
X3: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản của DN (ROA). X4: Tốc độ tăng trưởng doanh thu của DN (GROS).
X5: Khả năng thanh khoản của DN (LIQUID).
X6: Tỷ lệ thuế Thu nhập DN phải nộp/EBIT của DN (TAX). X7: Tuổi của DN (AGE).
X8: Vị trí địa lý của DN (LOCATED). X9: Hình thức sở hữu của DN (OWNER) αi: Hệ số tự do
β1, β2, …., β9: Các hệ số hồi quy. eit: Sai số ngẫn nhiên.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Thống kê mô tả
Các thông tin mẫu nghiên cứu được thu thập từ báo cáo tài chính được kiểm toán của 90 doanh nghiệp ngành công nghiệp được niêm yết trên Sở GDCK TP.HCM trong giai đoạn 2011-2013, tổng mẫu quan sát là 270 mẫu.
Bảng 4.1: Bảng thống kê mô tả của mẫu nghiên cứu
(Nguồn: Tác giả tính toán từ chương trình SPSS)
Ghi chú: các biến TLEV, SLEV, LLEV, SIZEA, TANG, ROA, GROW, LIQUID, TAX, AGE, LOCATED, OWNER lần lượt đại diện cho tỷ lệ tổng nợ, nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, quy mô doanh nghiệp, cơ cấu tài sản, hiệu quả hoạt động kinh doanh, tốc độ tăng trưởng, thanh khoản, thuế, tuổi, vị trí địa lý và hình thức sở hữu của doanh nghiệp.
Kết quả thống kê mô tả cho thấy tỷ lệ tổng nợ của toàn mẫu là 50,89% trong giai đoạn 2011 – 2013, bình quân 50,89% tài sản của các doanh nghiệp được tài N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
TLEV 270 .00 3.48 .5089 .28070 SLEV 270 .03 3.48 .4474 .26862 LLEV 270 .00 .85 .0652 .10820 SIZE 270 10.35 18.71 13.8416 1.13103 TANG 270 .00 .98 .2918 .16413 ROA 270 .00 .65 .0732 .07974 GROW 270 -1.00 1.23 .1051 .31648 LIQUID 270 .00 8.48 1.8391 1.35107 TAX 270 .00 6.58 .1784 .53449 AGE 270 1.00 13.00 5.0667 2.55555 LOCATED 270 .00 1.00 .4667 .49981 OWNER 270 .00 1.00 .5111 .50080 Valid N (listwise) 270
trợ từ nợ. Tỷ lệ ngắn hạn chiếm 44,74% trong khi tỷ lệ nợ dài hạn 6,52%. Độ lệch chuẩn của nợ dài hạn là 10,82% trong khi tỷ lệ nợ ngắn hạn là 26,86% cho thấy sự khác biệt về tỷ lệ nợ trên tổng tài sản trong các doanh nghiệp là khá lớn, và mức độ khác biệt đối với tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản lớn hơn tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản. Trong 3 biến nêu trên thì biến LLEV có độ lệch chuẩn thấp nhất, điều này cho thấy các doanh nghiệp đa số sử dụng nợ ngắn hạn hơn là nợ dài hạn.
Bảng 4.1 tóm tắt mô tả thống kê các biến cũng cho thấy:
Xét về quy mô doanh nghiệp bình quân (SIZE) là 13,84 và độ chệch chuẩn 1,13. Lớn nhất là doanh nghiệp HT1 với mức 18,71, nhỏ nhất là doanh nghiệp HVX là 10,35.
Biến cơ cấu tài sản (TANG) của doanh nghiệp là 29,18% và độ chệch chuẩn
16,41%. Trong đó cao nhất là doanh nghiệp BBC với mức 98,14% và thấp nhất là doanh nghiệp DLG với tỷ lệ 0.01%.
Biến hiệu quả kinh doanh (ROA) của các doanh nghiệp là 7,32%; trong đó
doanh nghiệp đạt ROA cao nhất là doanh nghiệp LAF với ROA = 64,55% và thấp nhất là công ty DLG với ROA = 0.01%. Tỷ suất sinh lời bình quân giữa các doanh nghiệp không có sự khác biệt quá lớn, thể hiện ở độ lệch chuẩn bằng 7,97%.
Tốc độ tăng trưởng (GROW) bình quân là 10,51%, cao nhất là VCF với mức tăng 123,37% và thấp nhất là doanh nghiệp TCM với mức -99,9%.
Tính thanh khoản (LIQUID) của các doanh nghiệp tương đối cao, bình quân đạt 1,84; cao nhất là doanh nghiệp VCF với mức 8,48; thấp nhất là công ty TAC với mức 0,001.
Biến thuế (TAX) đo bằng thuế TNDN so với EBIT, trung bình là 17,84% cho thấy bình quân lợi nhuận trước thuế và lãi vay của doanh nghiệp dành 17,84% để nộp thuế thu nhập.
Về số năm (AGE) hoạt động của các doanh nghiệp trên 5, do vậy đảm bảo số liệu trong mô hình.
Biến vị trí (LOCATED) trung bình 46,67% cho thấy gần 50% số doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu đóng tại thành phố.
Biến sở hữu (OWNER) có giá trị trung bình 0,51 cho thấy cơ cấu trong mẫu
nghiên cứu có trên 50% doanh nghiệp có vốn sở hữu nhà nước.
4.2 Mô hình hồi quy thực tế về các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn các doanh nghiệp ngành công nghiệp niêm yết doanh nghiệp ngành công nghiệp niêm yết
4.2.1 Ma trận tương quan giữa các biến
Bảng 4.2 Ma trận hệ số tương quan
SIZE TANG ROA GROW LIQ TAX AGE LOCA
TED OWNER SIZE 1.00 TANG 0.06 1.00 ROA 0.01 0.03 1.00 GROW 0.11 -0.01 0.23 1.00 LIQ -0.09 -0.15 0.37 0.00 1.00 TAX -0.03 -0.13 0.04 0.03 0.07 1.00 AGE 0.05 0.08 0.09 -0.10 0.08 -0.02 1.00 LOCAT ED -0.17 -0.11 0.03 -0.02 0.14 0.16 -0.02 1.00 OWNER -0.13 0.08 0.19 0.00 0.12 -0.03 0.24 0.38 1.00
(Nguồn: Tác giả tính toán từ chương trình SPSS)
Bảng ma trận hệ số tương quan các biến cho thấy các hệ số tương quan đều có giá trị nhỏ về trị tuyệt đối đều nhỏ hơn 0,8 cho thấy các biến độc lập đưa vào mô hình không có mối tương quan nên không vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến.
4.2.2 Mô hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng
Bảng 4.3 Các tham số của mô hình hồi quy
Model 1
TLEV Model 2 SLEV Model 3 LLEV
Beta Sig. Beta Sig. Beta Sig. VIF
(Constant) 0.954 .000(*) 1.154 .000(*) -0.377 .000(*) SIZE -0.007 0.604 -0.022 .070(**) 0.028 .000(*) 1.065 TANG -0.22 .014(*) -0.497 .000(*) 0.262 .000(*) 1.074 ROA -0.46 .022(**) -0.233 0.22 -0.122 0.135 1.283 GROW 0.01 0.823 0 0.997 0.016 0.404 1.092 LIQUID -0.102 .000(*) -0.098 .000(*) -0.004 0.394 1.236 TAX -0.015 0.588 -0.019 0.466 -0.002 0.848 1.055 AGE -0.012 .043(**) -0.01 .059(**) -0.003 0.238 1.111 LOCATED -0.095 .003(*) -0.088 .004(*) 0.01 0.437 1.284 OWNER 0.076 .021(**) 0.079 .012(**) 0.01 0.434 1.346 R Square .447 .457 .474 Adjusted R Square .424 .435 .449
(Nguồn: Tác giả tính toán từ chương trình SPSS)
Ghi chú: (*) mức ý nghĩa thống kê 95%; (**) mức ý nghĩa thống kê 90%
4.2.2.1 Mô hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản (TLEV). sản (TLEV).
Kết quả bảng 4.3 trên cho ta thấy 2 nhân tố tốc độ tăng trưởng và hình thức sở hữu của DN có quan hệ cùng chiều với TLEV, còn các nhân tố: quy mô DN, cơ cấu tài sản, hiệu quả hoạt động kinh doanh, tính thanh khoản, thuế, tuổi và vị trí địa lý của DN ngược chiều với TLEV. Ta có phương trình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến TLEV như sau:
TLEV = 0,954 - 0,007 SIZE - 0,22 TANG - 0,46 ROA + 0,01 GROW – 0,102