Chiều cao đóng bắp của các dòng bố mẹ và THL

Một phần của tài liệu đánh giá đặc điểm nông sinh học và khả năng kết hợp của các dòng ngô nếp vỏ hạt mỏng trong điều kiện gia lâm, hà nội (Trang 61 - 62)

Chiều cao đóng bắp được tính từ mặt đất đến đốt mang bắp hữu hiệu đầu tiên. Đây là chỉ tiêu khá quan trọng, nó phản ánh khả năng chống đổ, khả năng nhận phấn của hoa cái, đồng thời đây cũng một chỉ tiêu đánh giá khả năng cơ giới hoá trong thu hoạch của cây ngô.

Chiều cao đóng bắp phụ thuộc vào tính di truyền, trình độ thâm canh. Ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, trong điều kiện nhiệt độ cao dinh dưỡng đầy đủ, cây sinh trưởng tốt, bắp thường đóng cao hơn bình thường.

Thông thường những cây ngô sinh trưởng mạnh thì có vị trí đóng bắp cao hơn những cây sinh trưởng kém. Vị trí đóng bắp cao tạo thuận lợi cho quá trình nhận phấn của bắp ngô nhưng nếu chiều cao đóng bắp quá cao thì cây ngô chống đổ kém, ngược lại chiều cao đóng bắp thấp khả năng chống đổ của cây tăng lên tuy nhiên vị trí đóng bắp quá thấp thì bắp dễ bị sâu bệnh và chuột phá hoại. Theo các nhà khoa học thì vị trí

đóng bắp thích hợp nhất là ở khoảng giữa thân.

Từ kết quả theo dõi chiều cao đóng bắp được tổng hợp trong bảng 3.6 và 3.7 cho thấy, chiều cao đóng bắp của các dòng trong vụ xuân dao động từ 36,3±3,2 cm (dòng D4) đến 42,6±3,1 cm (dòng D8), còn trong vụ thu đông dao động từ 36,7±2,3 cm (dòng D1) đến 59,0±1,9 cm (dòng D6). Về phương sai chiều cao đóng bắp của các dòng trong vụ xuân dao động từ ±2,2 cm đến ±3,2 cm, trong vụ thu đông dao

động từ ±1,9 cm đến ±3,1 cm. Như vậy, về chiều cao đóng bắp của các dòng biến

động ít hơn so với chiều cao cây, đồng thời chiều cao đóng bắp trong vụ thu đông biến động ít hơn so với trong vụ xuân, chứng tỏ sau một thế hệ các dòng đã trở lên thuần hơn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51 Chiều cao đóng bắp trên cây so với chiều cao cây của các dòng trong vụ xuân dao động từ 27,7% (dòng D4) đến 35,6 % (dòng D1), trong vụ thu đông dao động từ

27,2 % (dòng D4) đến 41,7% (dòng D6). Nhìn chung các dòng đều có chiều cao

đóng bắp thấp <50% so với chiều cao cây, vì vậy đây là những nguồn vật liệu quý cho công tác chọn giống ngô nếp chống đổ.

Từ bảng 3.8 cho thấy: các tổ hợp lai co chiều cao đóng bắp dao động từ 61,5 cm (TH26) đến 101,3 cm (TH15), đối chứng HN88 có chiều cao đóng bắp là 79,9 cm.

Tỷ lệ cao đóng bắp trên cao cây của các THL dao động từ (38,4 % (TH1) đến 52,8% (TH25), trong đó giống đối chứng HN88 là 44,0%. Với tỷ lệ chiều cao đóng bắp/ chiều cao cây chủ yếu thấp hơn hoặc vượt trên 50% không nhiều, thì đây cũng là chỉ tiêu có ý nghĩa chống đỏđối với các con lai.

Một phần của tài liệu đánh giá đặc điểm nông sinh học và khả năng kết hợp của các dòng ngô nếp vỏ hạt mỏng trong điều kiện gia lâm, hà nội (Trang 61 - 62)