Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu đánh giá đặc điểm nông sinh học và khả năng kết hợp của các dòng ngô nếp vỏ hạt mỏng trong điều kiện gia lâm, hà nội (Trang 50)

- Kết quả thí nghiệm được xử lý bằng chương trình Microsoft Excel và xử lý thống kê theo phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) bằng chương trình thống kê sinh học IRISTATver 5.0

- Sử dụng phần mềm di truyền số lượng Viện ngô (Nguyễn Đình Hiền và Ngô Hữu Tình, 1995).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của các dòng bố mẹ và các THL

Thời gian sinh trưởng của cây ngô được tính từ khi gieo hạt đến khi chín sinh lý (chân hạt có chấm đen). Thời gian này dài hay ngắn phụ thuộc vào giống, mùa vụ, kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc và điều kiện sinh thái của từng vùng. Sự phát triển của cây ngô có thể chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng và giai

đoạn sinh trưởng sinh thực. Trong hai giai đoạn trên lại được chia làm các giai đoạn nhỏ khác nhau có các đặc điểm đặc trưng khác nhau ở các giống khác nhau.

Quá trình theo dõi thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các dòng, giống ngô rất có ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn. Thời gian từ gieo trồng đến tung phấn – phun râu của các dòng bố mẹ giúp cho việc bố trí gieo trồng hợp lý để thuận lợi cho công tác lai tạo hoặc sản xuất hạt lai. Còn đối với các giống lai thời gian sinh trưởng là cơ sở để các nhà nghiên cứu phân các giống ngô thành các nhóm: Chín sớm, chín trung bình và chín muộn; từ đó giúp ta bố trí thời vụ và cơ cấu luân canh cây trồng hợp lý.

Qua kết quảở bảng 3.1 và bảng 3.2 cho thấy: các dòng khác nhau thời gian cần thiết cho các pha sinh trưởng là khác nhau, dẫn tới sự sai khác về thời gian sinh trưởng. Thời gian các pha sinh trưởng của các dòng trong vụ Xuân dài hơn so với trong vụ Thu đông.

Qua kết quả ở bảng 3.3 cho thấy: các THL khác nhau có thời gian sinh trưởng khác nhau.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41

Bảng 3.1: Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển chính của các dòng ngô nếp trong vụ Xuân năm 2014 tại Gia Lâm - Hà Nội Dòng

Thời gian từ gieo đến ... (ngày) Chênh lệch TP-PR Mọc Trỗ cờ TP PR Thu bắp tươi Chín sinh lý D1 10 67 69 72 93 104 3 D2 10 72 75 78 93 101 3 D3 10 63 67 70 93 101 3 D4 10 66 69 71 93 101 2 D5 10 70 74 77 93 101 3 D6 10 72 74 75 93 101 1 D7 9 68 70 72 94 105 3 D8 9 63 65 67 90 101 2 D9 9 65 67 68 91 104 1

Ghi chú: - Ngày gieo: 20/2/2014

- TP-PR : tung phấn – phun râu

Bảng 3.2: Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển chính của các dòng ngô nếp trong vụ TĐ năm 2014 tại Gia Lâm - Hà Nội

Dòng

Thời gian từ gieo đến ... (ngày)

Chênh lệch TP-PR Mọc Trỗ cờ TP PR Thu bắp tươi Chín sinh lý D1 6 56 58 61 82 96 3 D2 6 58 60 62 83 94 2 D3 6 51 54 55 77 93 1 D4 5 53 55 56 77 91 1 D5 5 56 58 61 83 94 3 D6 6 57 58 60 79 92 2 D7 6 55 57 60 79 94 3 D8 5 51 53 55 76 92 2 D9 5 53 56 58 80 94 2

Ghi chú: - Ngày gieo: 21/9/2014

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42

Bảng 3.3. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển chính của các tổ hợp lai ngô nếp trong vụ Thu đông năm 2014 tại Gia Lâm - Hà Nội Tổ

hợp lai và ĐC

Thời gian từ gieo đến ... (ngày) Chênh lệch TP-PR Mọc Trỗ cờ Tung phấn Phun râu Thu btươi ắp sinh lý Chín

TH1 5 48 51 55 76 94 4 TH2 4 52 53 55 75 99 2 TH3 6 52 52 55 77 99 3 TH4 5 54 55 59 79 97 4 TH5 5 53 54 57 78 99 1 TH6 4 48 50 51 74 97 3 TH7 6 51 52 56 75 99 4 TH8 5 46 49 51 73 93 2 TH9 5 53 52 55 75 97 3 TH10 4 50 52 54 73 99 2 TH11 4 51 51 54 75 99 3 TH12 4 48 51 54 76 94 3 TH13 5 54 54 56 77 95 2 TH14 5 54 56 59 81 96 3 TH15 4 50 52 55 76 96 3 TH16 5 47 48 51 73 96 3 TH17 4 48 50 53 75 97 3 TH18 6 45 48 50 71 92 2 TH19 6 48 51 52 74 93 1 TH20 5 51 52 53 74 93 1 TH21 4 47 48 50 70 94 2 TH22 6 48 49 51 73 94 2 TH23 6 48 50 52 73 96 2 TH24 5 47 48 51 73 94 3 TH25 6 51 52 53 75 98 1 TH26 5 47 49 51 73 97 2 TH27 6 50 52 52 74 95 0 TH28 6 49 51 52 73 101 1 TH29 6 49 51 52 73 94 1 TH30 4 48 49 50 72 96 1 TH31 6 48 51 53 74 98 2 TH32 4 48 51 54 76 96 3 TH33 6 52 54 57 79 97 2 TH34 5 49 51 54 76 97 3 TH35 6 48 50 52 73 96 2 TH36 6 48 50 53 74 98 2 HN88 (đ/c) 4 54 54 57 84 99 3

Ghi chú: - Ngày gieo: 21/9/2014

- TP-PR : tung phấn – phun râu - ĐC: đối chứng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43

3.1.1. Giai đoạn từ gieo đến mọc

Giai đoạn từ gieo đến mọc là thời kỳ đầu của cây ngô, nó còn có ý nghĩa quyết định đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây ngô sau này. Ở giai đoạn này cây ngô sống chủ yếu bằng chất dự trữ trong hạt. Sau khi gieo hạt, dưới tác

động của điều kiện đồng ruộng, hạt ngô hút nước, làm biến đổi quá trình sinh lý, sinh hoá trong hạt và bắt đầu nảy mầm. Quá trình này này dài hay ngoắn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện ngoại cảnh, nhất là độ ẩm, nhiệt độ đất, không khí và chất lượng hạt giống.

Qua theo dõi quá trình sinh trưởng và phát triển của các dòng bố mẹ và con lai trong vụ Xuân và vụ Thu đông, chúng tôi thu được kết quả thể hiện trong bảng 3.1, 3.2 và 3.3. Từ bảng 3.1, 3.2 cho thấy: các dòng có thời gian từ gieo đến mọc trong vụ xuân năm 2014 khá dài từ 9 đến 10 ngày, do thời tiết giai đoạn sau gieo khá lạnh và có mưa phùn, trong vụ Thu đông ngắn hơn khoảng 4 đến 5 ngày ( từ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

gieo đến mọc chỉ 5-6 ngày).

Từ số liệu trong bảng 3.3 cho thấy các tổ hợp lai có thời gian từ gieo đến mọc là 4 đến 6 ngày. Nhìn chung, các tổ hợp lai mọc nhanh và khỏe hơn các dòng bố mẹ trong vụ thu đông.

3.1.2. Giai đoạn từ gieo đến trỗ cờ

Đây là giai đoạn cây ngô sinh trưởng sinh dưỡng, cây phát triển mạnh mẽ. Ở

thời kỳđầu, từ khi gieo đến 3-4 lá thật cây con sử dụng chủ yếu chất dinh dưỡng từ

nội nhũ hạt nên sinh dưỡng phát triển chậm, cây non dễ bị chết nếu hạt bị thối hoặc bị sâu bọ cắn.

Khi được 3 đến 4 lá thật, cây ngô chuyển từ dinh dưỡng hạt sang dinh dưỡng

đất và các sản phẩm quang hợp. Cây bắt đầu phát triển mạnh nhất từ sau khi đạt 7-9 lá đến trước khi trỗ cờ, giai đoạn này cây không ngừng tăng trưởng về chiều cao và số lá. Giai đoạn này quyết định việc tích luỹ chất dinh dưỡng trên thân lá, đây cũng là giai đoạn trong cây ngô diễn ra quá trình phân hoá bông cờ và bắp, cho nên giai

đoạn này ảnh hưởng lớn đến năng suất ngô. Quá trình sinh trưởng sinh dưỡng kết thúc khi cây ngô trỗ cờ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44 Qua số liệu bảng 3.1 và 3.2 cho thấy các dòng có thời gian từ gieo đến trỗ cờ

trong vụ xuân biến động trong khoảng từ 63 đến 72 ngày, trong đó ngắn nhất là dòng D3 và D8 (63 ngày), dài nhất là dòng D2 và D6 (72 ngày). Trong vụ thu đông thời gian từ gieo đến trỗ của các dòng biến động từ 51 đến 58 ngày, trong đó ngắn nhất là dòng D3 và D8 (51 ngày), dài nhất là dòng D2 (58 ngày).

Từ số liệu bảng 3.3 cho thấy các tổ hợp lai có thời gian từ gieo đến trỗ cờ dao động trong khoảng 46 đến 54 ngày, trong đó ngắn nhất là TH8 (46 ngày), dài nhất là các TH4, TH13, TH14 và đối chứng HN88 (54 ngày).

3.1.3. Giai đoạn từ trỗ cờ tới tung phấn, phun râu

Giai đoạn này cây ngô chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng sang sinh trưởng sinh thực. Lúc này cây ngô đã ổn định về số lá, chiều cao cây cũng phát triển chậm dần nhưng bộ rễ ngô vẫn tiếp tục phát triển, xuất hiện thêm nhiều rễ chân kiềng cắm sâu xuống đất vừa có tác dụng hút nước vừa tăng khả năng chống đổ cho cây. Ở giai đoạn này cây ngô tập trung dinh dưỡng cho quá trình thụ phấn, thụ tinh nên rất mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh. Vì vậy, trong giai đoạn này phải đảm bảo đủ nước, dinh dưỡng và ánh sáng.

Theo dõi thời gian tung phấn, phun râu giúp chúng ta bố trí thời vụ hợp lý giúp cho quá trình thụ phấn thụ tinh được thuận lợi từđó làm tăng năng suất. Điều kiện ngoại cảnh thích hợp cho giai đoạn này là: nhiệt độ từ 22- 28oC và độ ẩm không khí là 80%, trời nắng gió nhẹ.

Thời gian từ gieo đến tung phấn của các dòng bố mẹ trong vụ xuân dao động từ 65 đến 74 ngày, từ gieo đến phun râu biến động từ 68 đến 77 ngày. Dòng sớm nhất là D9 (67 và 68 ngày), dòng muộn nhất là D2 (75 và 78 ngày). Thời gian từ gieo đến tung phấn của các dòng bố mẹ trong vụ mùa dao động từ 54 đến 60 ngày, từ gieo đến phun râu dao động từ 55 đến 62 ngày, trong đó ngắn nhất là dòng D3 (54 và 55 ngày) và dài nhất là dòng D2 (60 và 62 ngày).

Thời gian từ gieo đến tung phấn, của các THL dao động trong khoảng từ 48

đến 56 ngày, từ gieo đến phun râu từ 50 - 59 ngày. Trong đó, thời gian từ gieo đên tung phấn ngắn nhất là TH16, TH18, TH24 (48 ngày), dài nhất là TH14 (56 ngày). Thời gian từ gieo đến phun râu ngắn nhất là TH18, TH21, TH30 (50 ngày), dài nhất là TH4 và TH14 (59 ngày).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45

3.1.4. Chênh lệch giữa thời gian tung phấn và phun râu

Sự chênh lệch giữa thời gian tung phấn và phun râu có ý nghĩa quan trọng

đến khả năng thụ phấn thụ tinh của các dòng, giống. Đối với bản thân các dòng bố

mẹ và con lai sự chênh lệch giữa thời gian tung phấn, phun râu càng ngắn thì quá trình duy trì dòng thuần bằng phương pháp tự tụ và quá trình thụ phấn thụ tinh diễn ra càng thuận lợi, có thể tránh né được thời tiết bất thuận.

Bảng 3.1 và 3.2 cho thấy, chênh lệch giữa tung phấn, phun râu của các dòng bố

mẹ trong cả 2 vụ đều dao động từ 1 đến 3 ngày, chỉ tiêu này có sự khác biệt giữa các dòng bố mẹ. Trong vụ xuân dòng D6 và D9 có thời gian tung phấn trùng và phun râu gần nhau nhất (1 ngày), dòng D1, D2, D3, D5 và D7 xa nhau nhất (3 ngày). Trong vụ

thu đông dòng D3, D4 có thời gian tung phấn và phun râu gần nhau nhất (1 ngày), dòng D1, D5, D7 xa nhau nhất (3 ngày).

Bảng 3.3 cho thấy: chênh lệch giữa tung phấn và phun râu là 0 đến 4 ngày, trong đó có TH27 có thời gian tung phấn và phun râu trùng nhau (0 ngày); các tổ hợp lai TH1, TH4 và TH7 có thời gian tung phấn và phun râu xa nhau nhất (4 ngày).

3.1.5. Thời kì thu bắp tươi và chín sinh lý

Sau khi thụ phấn thụ tinh hạt ngô được hình thành và bắt đầu tích lũy vật chất. Cây ngô dồn toàn bộ dinh dưỡng từ thân, rễ, lá vào bắp. Phần lớn các sản phẩm quang hợp sẽ được cung cấp trực tiếp vào hạt. Chính vì vậy nếu tổ hợp lai nào có bộ lá xanh lâu thì khả năng quang hợp sẽ được duy trì dẫn tới tăng năng suất của hạt.

Đánh giá thời gian này để đưa ra quyết định thu hoạch bắp tươi vào thời (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

điểm nào là tốt nhất, đảm bảo ngô có chất lượng cao, bán được giá, thu được lợi nhuận cao.

Khi hạt ngô tích luỹ chất khô đến khối lượng tối đa thì hạt cứng lại, chân hạt có vết đen, thân lá băt đầu khô dần. Giai đoạn từ phun râu đến chín sinh lý phụ

thuộc rất nhiều vào bản chất di truyền của giống.

Từ bảng 3.1 và 3.2 cho thấy: trong vụ xuân các dòng cho thu hoạch bắp tươi sau gieo 90 đến 94 ngày, có thời gian từ gieo đến chín sinh lý là 101 đến 105 ngày, ngắn nhất là các dòng D2, D3, D4, D5, D6 và D8 ( 101 ngày), dài nhất là dòng D7 (105

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46 ngày). Trong vụ Thu đông ác dòng bố mẹ có thể cho thu hoạch bắp tươi sau gieo từ 76

đến 83 ngày, thời gian từ gieo đến chín sinh lý từ 91 đến 96 ngày, ngắn nhất là dòng D4 (91 ngày) và dài nhất là dòng D1 (96 ngày).

Từ bảng 3.3 cho thấy các tổ hợp lai có thời gian từ gieo đến chín sinh lý của các tổ hợp lai từ 92 đến 101 ngày, ngắn nhất là tổ hợp lai TH18 (92 ngày) và dài nhất là tổ hợp lai TH28 (101 ngày).

Theo Cao Đắc Điểm, 1998 đã phân chia thời gian sinh trưởng của các giống ngô ở Việt Nam như sau:

Nhóm ngắn ngày có thời gian sinh trưởng <95 ngày. Nhóm trung ngày có thời gian sinh trưởng 96 – 120 ngày. Nhóm dài ngày có thời gian sinh trưởng > 120 ngày.

Như vậy, nhìn chung các dòng bố mẹ đều thuộc nhóm ngắn đến trung ngày.

Đồng thời ta thấy khi lai hai bố mẹ có thời gian sinh trưởng dài ngắn khác nhau sẽ

tạo ra các tổ hợp lai có xu hướng thời gian sinh trưởng ngắn. Còn khi lai hai bố mẹ

có thời gian sinh trưởng gần tương đương nhau sẽ tạo ra con lai có xu hướng thời gian sinh trưởng dài hơn khi lai hai bố (mẹ) có thời gian sinh trưởng khác nhau.

3.2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây và số lá của các dòng bố mẹ và các THL THL

Chiều cao cây là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp sự sinh trưởng phát triển của cây ngô qua từng thời kỳ khác nhau, nó không chỉ phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống mà còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và các biện pháp kĩ thuật chăm sóc. Chiều cao cây cùng với bộ lá tạo nên quần thể ruộng ngô, nó liên quan trực tiếp đến khả năng tiếp nhận ánh sáng mặt trời, khả năng chống đổ và bố trí mật độ trên đồng ruộng. Kế quả theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao cây và số lá của các dòng bố

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47

3.2.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các dòng bố mẹ

Bảng 3.4. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các dòng ngô nếp trong vụ Xuân năm 2014 tại Gia Lâm, Hà Nội

Đơn vị tính: cm

Dòng

Ngày theo dõi

Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5 Ngày 24/3 Ngày 31/3 Ngày 7/4 Ngày 14/4 Ngày 21/4

D1 31,3 50,3 71,4 99,0 127,0 D2 78,4 87,3 96,3 105,0 112,0 D3 43,6 62,7 87,5 113,0 134,0 D4 33,5 48,1 71,3 93,0 119,0 D5 40,7 54,7 73,8 93,0 106,0 D6 38,9 59,4 84,5 103,0 126,0 D7 37,5 58,2 77,4 92,3 114,5 D8 41,2 62,2 79,7 106,3 118,6 D9 41,2 63,1 88,4 103,5 117,7 0 20 40 60 80 100 120 140 160 24/3 31/3 7/.4 14/4 21/4 Ngày, tháng C h i u c ao c ây ( cm ) D1 D2 D3 D4 D5 D6 D7 D8 D9

Một phần của tài liệu đánh giá đặc điểm nông sinh học và khả năng kết hợp của các dòng ngô nếp vỏ hạt mỏng trong điều kiện gia lâm, hà nội (Trang 50)