Thời kì thu bắp tươi và chín sinh lý

Một phần của tài liệu đánh giá đặc điểm nông sinh học và khả năng kết hợp của các dòng ngô nếp vỏ hạt mỏng trong điều kiện gia lâm, hà nội (Trang 56 - 57)

Sau khi thụ phấn thụ tinh hạt ngô được hình thành và bắt đầu tích lũy vật chất. Cây ngô dồn toàn bộ dinh dưỡng từ thân, rễ, lá vào bắp. Phần lớn các sản phẩm quang hợp sẽ được cung cấp trực tiếp vào hạt. Chính vì vậy nếu tổ hợp lai nào có bộ lá xanh lâu thì khả năng quang hợp sẽ được duy trì dẫn tới tăng năng suất của hạt.

Đánh giá thời gian này để đưa ra quyết định thu hoạch bắp tươi vào thời

điểm nào là tốt nhất, đảm bảo ngô có chất lượng cao, bán được giá, thu được lợi nhuận cao.

Khi hạt ngô tích luỹ chất khô đến khối lượng tối đa thì hạt cứng lại, chân hạt có vết đen, thân lá băt đầu khô dần. Giai đoạn từ phun râu đến chín sinh lý phụ

thuộc rất nhiều vào bản chất di truyền của giống.

Từ bảng 3.1 và 3.2 cho thấy: trong vụ xuân các dòng cho thu hoạch bắp tươi sau gieo 90 đến 94 ngày, có thời gian từ gieo đến chín sinh lý là 101 đến 105 ngày, ngắn nhất là các dòng D2, D3, D4, D5, D6 và D8 ( 101 ngày), dài nhất là dòng D7 (105

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46 ngày). Trong vụ Thu đông ác dòng bố mẹ có thể cho thu hoạch bắp tươi sau gieo từ 76

đến 83 ngày, thời gian từ gieo đến chín sinh lý từ 91 đến 96 ngày, ngắn nhất là dòng D4 (91 ngày) và dài nhất là dòng D1 (96 ngày).

Từ bảng 3.3 cho thấy các tổ hợp lai có thời gian từ gieo đến chín sinh lý của các tổ hợp lai từ 92 đến 101 ngày, ngắn nhất là tổ hợp lai TH18 (92 ngày) và dài nhất là tổ hợp lai TH28 (101 ngày).

Theo Cao Đắc Điểm, 1998 đã phân chia thời gian sinh trưởng của các giống ngô ở Việt Nam như sau:

Nhóm ngắn ngày có thời gian sinh trưởng <95 ngày. Nhóm trung ngày có thời gian sinh trưởng 96 – 120 ngày. Nhóm dài ngày có thời gian sinh trưởng > 120 ngày.

Như vậy, nhìn chung các dòng bố mẹ đều thuộc nhóm ngắn đến trung ngày.

Đồng thời ta thấy khi lai hai bố mẹ có thời gian sinh trưởng dài ngắn khác nhau sẽ

tạo ra các tổ hợp lai có xu hướng thời gian sinh trưởng ngắn. Còn khi lai hai bố mẹ

có thời gian sinh trưởng gần tương đương nhau sẽ tạo ra con lai có xu hướng thời gian sinh trưởng dài hơn khi lai hai bố (mẹ) có thời gian sinh trưởng khác nhau.

Một phần của tài liệu đánh giá đặc điểm nông sinh học và khả năng kết hợp của các dòng ngô nếp vỏ hạt mỏng trong điều kiện gia lâm, hà nội (Trang 56 - 57)