7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán nội địa của Agribank An
An Giang trong thời gian qua
Bắt đầu tham gia thị trường thẻ từ năm 2003, thẻ ghi nợ Agribank là sản phẩm đánh dấu bước phát triển quan trọng trong quá trình phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại. Với tầm nhìn sáng suốt và đúng đắn, Ban Giám Đốc Agribank An Giang đã đánh giá được tầm quan trọng của việc phát triển sản phẩm thẻ giao cho Phòng Dịch vụ và Marketing đảm nhiệm công việc phát triển sản phẩm mới. Phòng Dịch vụ và Marketing vượt qua khó khăn, thử thách trong việc mời chào phát hành thẻ cho khách hàng trên địa bàn, chủ yếu là các doanh nghiệp trong địa bàn tỉnh An Giang và nhân viên tại chi nhánh bước đầu để chi trả lương cho nhân viên. Từ tâm lý nghi ngại về tính ổn định và an toàn của thẻ cũng như thói quen dùng tiền mặt lâu đời của đa số khách hàng lúc ban đầu, sự kiên trì thuyết phục và chứng minh bằng thực tiễn của cán bộ thẻ đã đem lại cho khách hàng sự tin tưởng vào sản phẩm thẻ do Agribank An Giang cung cấp.
0 5 10 15 20 25 30 35 2012 2013 2014 Hình 2.2:Số lượng thẻ phát hành từ năm 2012 - 2014
(Nguồn: Báo cáo kết hoạt động kinh doanh của Agribank An Giang từ năm 2012 -2014) 29.394 28.126 22.395 Năm Ngàn thẻ
24
Qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank An Giang ta có thể thấy số lượng thẻ Success được phát hành của Agribank giảm qua các năm, nguyên
nhân là do:
Trong năm 2012, Agribank An Giang đã chọn sản phẩm thẻ là sản phẩm “mũi nhọn” cho việc thực hiện các dịch vụ khác đi kèm. Mặc khác, Agribank Việt Nam đưa ra chương trình khuyến mãi miễn phí phát hành thẻ cho đối tượng là CBVC chi lương theo chỉ thị 20/TTg. Đặc biệt, Agribank Việt Nam ban hành văn bản 2302/
NHNo-TDHo ngày 18/05/2010 cho phép cá nhân vay vốn mở tài khoản thanh toán tiền dịch vụ (điện, nước, điện thoại…) qua ngân hàng. Từ đó, các Chi nhánh có điều kiện thuận lợi để mở rộng thị phần thanh toán, nên trong năm 2012, Agribank An Giang đã phát hành được tất cả là 29.394 thẻ.
Sang năm 2013, đây là năm thứ 2 Agribank An Giang tiếp tục chọn sản phẩm thẻ là sản phẩm “mũi nhọn” để phát triển các dịch vụ khác và thực tế cho thấy sự lựa chọn của các chi nhánh đã thực sự mang lại kết quả khá tốt về phát triển số lượng, tuy nhiên đã giảm so với năm 2012 là 1.232 thẻ (tương đương giảm 4,19%).
Năm 2014, tình hình cạnh tranh sản phẩm thẻ ngày càng gay gắt, ngân hàng xác định doanh số là yếu tố trọng tâm hàng đầu. Do đó, trong năm này, ngân hàng không chạy đua về số lượng thẻ phát hành nữa, mà tập trung phát triển các gói dịch vụ, tiện ích kèm theo, đối tượng khách hàng cũng chọn lọc hơn, đảm bảo chỉ phát hành cho khách hàng có nhu cầu thực sự, giảm thiểu tỉ lệ thẻ không hoạt động đến mức tối đa. Do đó, trong năm 2014, Agribank An Giang chỉ phát hành 22.395 thẻ, giảm 20,48% so với năm 2013.
25
2.1.3.1. Doanh số thanh toán thẻ
Bảng 2.1: Doanh thu từ dịch vụ thẻ ATM giai đoạn 2012 – 2014
ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 2014/2013 Tỷ trọng (%) 2012 2013 2014 Số tiền % Số tiền % 2012 2013 2014 Thu phí dịch vụ thẻ ATM 478 856 1.112 378 79,08 256 29,91 78,62 71,21 47,24 Thu phí các dịch vụ tiện ích kèm theo thẻ ATM 130 346 1.242 216 166,15 896 258,96 21,38 28,79 52,76 Tổng 608 1.202 2.354 594 98 1.152 96% 100 100 100
(Nguồn: Báo cáo kết hoạt động kinh doanh của Agribank An Giang từ năm 2012 -2014)
Việc quan tâm nâng cao chất lượng phục vụ, đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ thanh toán thẻ mang lại kết quả khả quan về việc tăng doanh số thanh toán qua thẻ qua các năm. Cụ thể:
Thu phí dịch vụ thẻ ATM (phí mở thẻ, chuyển tiền trên ATM, cấp lại thẻ,...) năm 2012 là 478 triệu đồng, sang năm 2013 là 856 triệu đồng (tăng 378 triệu, tương đương 79,08%), năm 2014 tăng 256 triệu so với 2013 (tương đương 29,91%).
Thu phí các dịch vụ kèm theo (thông báo biến động số dư qua điện thoại, chuyển khoản bằng SMS, Mobile Banking,...) năm 2012 chỉ có 130 triệu đồng, nhưng 2013 là 346 triệu đồng (tăng 216 triệu, tương đương 166,15%), sang 2014 con số này đã là 1.242 triệu đồng (tăng 896 triệu, tương đương 258,96%). Tỷ trọng của thu phí dịch vụ kèm theo cũng tăng nhanh trong giai đoạn 2012 – 2014 (lần lượt là 21,38% đến 28,79% và 52,76% vào 2014). Dễ dàng nhận thấy đã có sự dịch chuyển mạnh mẽ về tỷ trọng trong các nguồn thu từ thẻ ATM: doanh thu từ các tiện ích, gói dịch vụ kèm theo dần thay thế cho doanh thu trực tiếp từ thẻ ATM. Trong khi năm 2014, số lượng thẻ phát hành giảm 20,48% nhưng doanh thu từ dịch vụ thẻ lại tăng 96%, đây là những con số hết sức ấn tượng, cho thấy định hướng đúng đắn
26
của Ban giám đốc, lãnh đạo phòng Dịch vụ và Marketing trong công tác kinh doanh
thẻ: ngày càng hướng đến dịch vụ hiện đại, chất lượng cao. Doanh thu tăng vọt chứng tỏ giờ đây khách hàng đã rất quan tâm, sử dụng ngày càng nhiều các dịch vụ kèm theo của thẻ thanh toán.
2.1.3.2. Mạng lưới giao dịch thẻ
Hiện nay, Agribank An Giang có hệ thống máy ATM, POS phát triển đến tất cả các huyện, thị (22 máy ATM, 41 máy POS). Điều này là một lợi thế rất lớn cho công tác phát hành thẻ ATM, bởi nhu cầu chủ yếu của khách hàng khi sử dụng thẻ ATM là rút tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán,... Mặcdù chưa thể đáp ứng hết nhu cầu của khách hàng nhưng với hệ thống máy ATM và hệ thống các ĐVCNT của Agribank An Giang cũng đang dẫn đầu cả tỉnh. Với sự phát triển của ngành du lịch và thủy sản như hiện nay Agribank An Giang cũng đang ra sức mở rộng các ĐVCNT và lắp đặt thêm hệ thống ATM mới để phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của
khách hàng.
2.1.3.3. Phí phải trả cho mỗi lần giao dịch
Mỗi lần giao dịch thẻ thanh toán nội địa của Agribank An Giang khách hàng phải trả một khoản phí nhất định. Tùy theo khách hàng giao dịch tại thiết bị của Agribank An gIang hay ở điểm giao dịch thuộc tổ chức thanh toán khác mà khách hàng phải trả các mức phí khác nhau.
(1) Giao dịch tại thiết bị của Agribank
- Phí rút tiền mặt là 1.000 đồng/lần giao dịch tại máy ATM của hệ thống
Agribank.
- Phí rút tiền mặt tại các quầy giao dịch khác chi nhánh mở tài khoản là 0,03% giá trị giao dịch (tối thiểu 5.000 đồng/lần giao dịch).
- Phí chuyển khoản trong cùng hệ thống Agribank là 0,03% (tối thiểu 3.300 đồng/lần giao dịch).
- Phí chuyển khoản liên ngân hàng là 0,05% (tối thiểu 8.800 đồng/lần giao dịch).
(2) Giao dịch tại thiết bị của TCTTK
27
- Phí rút tiền mặt tại các quầy giao dịch khác chi nhánh mở tài khoản là 0,03% giá trị giao dịch (tối thiểu 5.000 đồng/lần giao dịch).
- Phí chuyển khoản trong cùng hệ thống Agribank là 0,05% (tối thiểu 4.950 đồng/lần giao dịch).
- Phí chuyển khoản liên ngân hàng là 0,06% (tối thiểu 11.000 đồng/lần giao dịch).
Đặc biệt khách hàng sử dụng thẻ được miễn phí khi thanh toán hàng hóa dịch vụ.
2.1.3.4. Các sản phẩm dịch vụ mới
Kết nối các máy POS tại ĐVCNT: Đã triển khai tại 22 đơn vị chấp nhận thẻ trên địa bàn Long Xuyên trong năm 2014 tại Hội sở và Chi nhánh Agribank TP. Long Xuyên; Kết quả phát sinh 719 món giao dịch, doanh số thu được 1.242 triệu đồng. Đây là loại hình dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt được NHNN khuyến