Tình hình mắc PED theo ựịa phương

Một phần của tài liệu đặc điểm dịch tễ của dịch tiêu chảy (porcine epidemic diarrhea – ped) và biện pháp can thiệp dịch tại một số trại lợn ở miền bắc việt nam (Trang 40 - 45)

3.1.1.1. Tình hình mắc PED ở các trại

Vào những năm gần ựây, tình hình dịch bệnh ở lợn xảy ra nghiêm trọng và khó kiểm soát. Ngoài những bệnh thường mắc như dịch tả lợn, giả dại, TGE, v.vẦlợn con theo mẹ còn mắc một bệnh mới ựang lưu hành ở Việt Nam ựó là PED. Bệnh xảy ra chủ yếu là lợn con theo mẹ, tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong cao. Chúng tôi ựã tiến hành theo dõi tình hình PED ở ựàn lợn nuôi tại 9 tỉnh thành miền Bắc.

Tình hình PED ở một số trại lợn tại miền Bắc Việt Nam, ựược trình bày ở bảng 3.1:

Bảng 3.1. Kết quả mắc PED ở các trại TT địa ựiểm lấy

mẫu

Số trại theo dõi Số trại dương tắnh Tỷ lệ mắc (%) 1 Hải Phòng 5 2 40,0 2 Hải Dương 3 2 66,7 3 Hưng Yên 3 3 100 4 Hà Nam 4 2 50,0 5 Hà Nội 8 6 75,0 6 Vĩnh Phúc 3 1 33,3 7 Hòa Bình 5 2 40,0 8 Bắc Giang 4 0 0,0 9 Sơn La 3 1 33,3 Tổng 38 19 50,0

Qua bảng 3.1 và hình 3.1, tình hình mắc bệnh trong 38 trại theo dõi ựã có tới 19 trại mắc PED tỷ lệ mắc lên tới 50,0%. PED ựang dần lây lan rộng ra các ựịa phương ở miền Bắc hơn khi tình hình kiểm soát dịch không tốt và chưa có hiểu biết nhất ựịnh về bệnh. Giữa các tỉnh có sự sai khác về tỷ lệ mắc bệnh trong các trại theo dõi. (P<0,05).

Hình 3.1 Tình hình mắc bệnh PED ở các trại theo ựịa phương

Trong ựó, số trại ở Hà Nội có 6 trại bị mắc bệnh PED trong số 8 trại ựiều tra, tỷ lệ mắc cao (75,0%). Tiếp ựó, ở Hưng Yên có 3 trại mắc trên 3 trại theo dõi, ở Hà Nam có 2 trại mắc trên 4 trại theo dõi, ở Hải Dương có 2 trại mắc trên 3 trại theo dõi. Các tỉnh Hải Phòng, Hòa Bình ựều có 2 trại mắc trên 5 trại theo dõi và Vĩnh Phúc, Sơn La chỉ có 1 trại mắc trên 3 trại theo dõi. Riêng ở Bắc Giang, chúng tôi theo dõi 4 trại thì không có trại nào

mắc PED. Theo ựiều tra của chúng tôi, những trại này có hệ thống an toàn sinh học tốt nên tình hình mắc bệnh ở những trại này rất ắt xảy ra. Ngoài ra, vùng có tắnh chất dịch tễ bệnh tốt, hoạt ựộng kiểm dịch nghiêm ngặt một phần ựã hạn chế sự lây lan của bệnh.

Các tỉnh Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội và Hà Nam là 5 tỉnh nằm tiếp giáp nhau và ựều mắc PED cho thấy tình hình kiểm soát dịch bệnh vẫn còn lỏng lẻo, thiếu nghiêm ngặt. Hơn nữa, bệnh mới xảy ra ở miền Bắc một vài năm gần ựây, các triệu chứng của bệnh gần giống với bệnh TGE nên các hộ chăn nuôi chủ quan và cũng chưa có biện pháp ựể khắc phục. Do ựó, tỷ lệ mắc bệnh cao ở như ở Hưng Yên tỷ lệ mắc cao nhất là 100%, tiếp ựến là Hà Nội tỷ lệ mắc lên tới 75% và Hải Dương ; tỷ lệ mắc thấp nhất ở Vĩnh Phúc và Sơn La là 33,3%. Ngoài ra, các trại ở khu vực ựồng bằng như Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội, Hà Nam có tỷ lệ mắc cao hơn so với các trại ở khu vực vùng trung du. Có sự sai khác giữa tỷ lệ mắc bệnh ở các tỉnh là do mẫu khảo sát ở các ựịa phương chưa ựồng ựều nhau và cũng có thể diễn tiến bệnh ở mỗi nơi một khác nhau. Kết quả này bước ựầu cho thấy PEDV hiện diện khá phổ biến ở các ựịa phương. Từ kết quả này, sẽ mở ra các nghiên cứu tiếp theo như tỷ lệ bệnh cũng như tình hình dịch tễ bệnh xảy ra tại các ựịa phương cũng ựược khảo sát.

3.1.1.2. Tình hình mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do PED ở các ựịa phương

Qua theo dõi các trại bị mắc PED, chúng tôi nhận thấy bệnh ựang gây thiệt hại không nhỏ cho các chủ chăn nuôi. Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do PED ở các ựịa phương ựược trình bày ở bảng 3.2:

Bảng 3.2 Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do PED ở các ựịa phương TT địa ựiểm lấy mẫu Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc (con) Tỷ lệ mắc (%) Số lợn chết (con) Tỷ lệ tử vong (%) 1 Hải Phòng 4.970 3.075 61,9 1.065 34,6 2 Hải Dương 3.947 2.227 56,4 845 37,9 3 Hưng Yên 7.534 4.229 56,1 1.692 40,0 4 Hà Nam 3.178 1.212 38,1 265 21,9 5 Hà Nội 4.201 1.596 37,9 407 25,5 6 Vĩnh Phúc 2.370 346 14,6 199 57,5 7 Hòa Bình 4.327 1.752 40,5 571 32,6 8 Bắc Giang 2.488 0 0,0 0 0,0 9 Sơn La 3.263 1.136 34,8 1.026 48,0 Tổng hợp 36.278 15.573 42,9 6.070 38,9

Dịch tiêu chảy xảy ra ở các ựịa phương khác nhau (P<0,05). Theo dõi các trại ở mỗi ựịa phương, Hà Nội có số trại mắc PED nhiều nhất (6/8 trại mắc PED) nhưng tỷ lệ lợn mắc bệnh và tỷ lệ tử vong thấp so với tổng số lợn ựã theo dõi: tỷ lệ mắc (37,9%), tỷ lệ tử vong là 25,5%.

Hình 3.2. Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do PED ở các ựịa phương

Các tỉnh Hải Phòng, Hải Dương và Hưng Yên có tỷ lệ mắc cao (61,9%, 56,4% và 56,1%) nhưng tỷ lệ tử vong chỉ là (40%; 37,9% và 34,6%). Ở 3 ựịa phương này, số trại có quy mô chăn nuôi từ 500 nái trở lên chiếm ựa số. Do vậy, khi mắc bệnh tỷ lệ lây lan rất nhanh làm cho số lượng mắc bệnh cũng như tỷ lệ tử vong tăng cao. Cũng chắnh vì thế, Vĩnh Phúc và Sơn La là 2 ựịa phương chỉ có 1 trại mắc PED nhưng tỷ lệ tử vong cao Vĩnh Phúc là (57,5%), tiếp ựó là Sơn La (48%). Trong khi ựó, Bắc Giang cũng là một trong những ựịa phương chăn nuôi lợn với số lượng lớn nhưng không có một trại nào mắc PED.

Dựa trên cơ sở các số liệu ựã thu thập ựược, có thể thấy rằng ựặc ựiểm dịch tễ của từng vùng cũng ảnh hưởng ựến ựặc tắnh gây bệnh của PED. Các trại ở khu vực ựồng bằng có tỷ lệ mắc cao hơn so với các trại khu vực vùng trung du. điều này có thể giải thắch rằng mật ựộ nuôi ở khu vực ựồng bằng cao hơn ở khu vực trung du, dẫn ựến mức ựộ lây lan bệnh cao hơn.

Một phần của tài liệu đặc điểm dịch tễ của dịch tiêu chảy (porcine epidemic diarrhea – ped) và biện pháp can thiệp dịch tại một số trại lợn ở miền bắc việt nam (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)