Cây húng chanh

Một phần của tài liệu “khảo sát hiệu quả của một số loại thuốc hóa học và dịch trích thực vật đối với nấm trichoconis sp. và aspergillus sp. gây lem lép hạt lú trong điều kiện phòng thí nghiệm (Trang 30)

H Ọ V ỊC TRÍC TỰC VẬT ĐỐI VỚ

1.4.4. Cây húng chanh

Tên gọi khác: Rau tần dày lá, rau thơm lông, dƣơng tử tô.

Tên khoa học: Coleus amboinicus lour. Thuộc họ: Bạc hà (Lamiaceae).

 Đặc điểm:

Đỗ Huy Bích và ctv. (2004) mô tả, cây thảo, sống lâu năm, cao 20 – 50cm. Thân mọc đứng hay ngả, phần sát gốc hóa gỗ. Lá mọc đối, dày, mọng nƣớc, hình trứng rộng,

gốc hình nêm, đầu hơi nhọn hoặc tù, dài 3 – 6cm, rộng 2 – 5cm, mép khía răng tròn Hình 1.4 Cây húng chanh

Theo Đỗ tất Lợi (2003) và Đỗ Huy Bích và ctv.(2004) hoa có màu tím, nhỏ, mọc thành hoa tự, tận cùng dài gồm các vòng hoa mọc sít nhau (20 – 30 hoa).

Theo Võ Văn Chi (2004) hoa mọc ở ngọn, gồm nhiều vòng hoa, cách xa nhau, hoa nhỏ; đài hình chuông, 2 môi, môi trên một thùy lớn, môi dƣới 4 thùy.

Quả bế tƣ, nhỏ, hình cầu, màu nâu. Toàn cây có lông rất nhỏ và mùi thơm nhƣ chanh, mùa hoa quả tháng 3 – 5 (Đỗ Huy Bích và ctv., 2004).

 Thành phần hóa học:

Theo Đỗ Tất Lợi (2003)húng chanh có chứa chất màu đỏ gọi là colein và một ít tinh dầu mùi thơm nhẹ. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là chất cacvacrola.Đỗ Huy Bích và ctv. (2004) cho biết có tác giả chứng minh trong tinh dầu chính chứa Thymol 41,30%. Lá húng chanh chứa 0,002 – 0,003% tinh dầu trong đó có carvacrol 39,5%, γ – terpinen 19%, α – terpinen 16,8.

18

 Công dụng:

Ngoài công dụng làm gia vị, húng chanh dùng để chữa cảm cúm, chữa ho. Dùng ngoài da bằng cách giã nát đắp lên những vết do rết và bò cạp cắn (Đỗ Tất Lợi, 1999). Theo Võ Văn Chi (2004) húng chanh còn dùng trị sốt cao, sốt không ra mồ hôi, nôn ra máu, đổ máu cam, khản tiếng.

1.5. SƠ LƢỢ VỀ Á LOẠI THUỐ H HỌ SỬ ỤNG TRONG THÍ NGHỆM

1.5.1.Tilt super 300EC

Hoạt chất: Difenoconazole 150 g/l và Propiconazole 150 g/l

Thuốc trừ nấm hỗn hợp, nhóm độc II, tƣơng đối độc với cá, ít độc với ong, TGCL 7 ngày. Tác dụng nội hấp, phổ tác dụng rộng (Phạm Văn Biên và ctv., 2000).

Đặc điểm của hoạt chất (Lê Trƣờng và ctv., 2005) + Difenoconazole

Tên hóa học: cis, trans – 3 – clo – 4 – [4 – metyl – 2 – (1H – 1,2,4 – triazol – 1 – ylphenyl) – 1,3 – dioxolan – 2 – yl] – 4 clophenyl ete (IUPAC).

Thuốc nhóm: triazol

Đặc tính lý học: tỷ lệ hỗn hợp của 2 đồng phân cis – và trans – từ 0,7 đến 1,5. TLPT. 406,3; CTPT. C19H17Cl2N3O3, dạng kết tinh màu trắng.Tan trong nƣớc ở 250C là 15mg/l, trong etanol 330, axeton 610, toluene 490, noctanol 95 (tất cả g/l, 250C).bền vững ở nhiệt độ <1500C, không bị thủy phân.

Độ độc: LD50 đối với chuột >1453; chuột nhắt > 2000mg/kg; LD50 qua miệng vịt trời > 2150mg/kg; LC50 cho chim cút > 4760ppm, vịt trời 5000ppm; LD50 tiếp xúc với ong >100µg/ong. Trong cơ thể động vật: sau khi qua miệng bị phân hủy nhanh và bị bài tiết theo phân và nƣớc tiểu. Không có dấu hiệu tích lũy trong cơ thể. Trong cây: chuyển theo hai hƣớng; hƣớng tryazol chuyển thành đến triazolylalanin và axit triazol axetic, hƣớng khác là sự hydroxyl hóa vòng phenyl và tiếp theo là phản ứng liên hợp. Trong đất: không di chuyển trong đất, bị hấp thụ. Khả năng rửa trôi yếu. DT50 do quang phân là 145 ngày.

Phƣơng thức tác động: Kìm hãm quá trình khử methyl của sterol, kìm hãm sinh tổng hợp ergosterol ở màng tế bào, làm ngừng sự phát triển của nấm. Thuốc có thể chống lại nhiều loại nấm thuộc lớp nấm đảm, túi, bất toàn nhƣ: Alternaria, Ascochyta, Phoma, Septoria, Cercospora

19

+ Propiconazale

Tên hóa học: (±) – 1 – [2 – (2,4 – diclophenyl) – 4 – propyl – 1,3 – dioxolan – 2 – yl – metyl] – 1H – 1,2,4 – triazol (IUPAC).

Thuốc nhóm: triazol

Đặc tính lý học: TLPT.342,2, CTPT.C15H17Cl2N3O2. Dạng lỏng nhớt, màu hơi vàng không mùi.Tan trong nƣớc 100mg/l (200C), tan hoàn toàn trong ethanol, axeton, toluene (25oC), không bị hủy phân ở nhiệt độ <320oC.

Độ độc: LD50 qua miệng chuột > 1517mg/kg, LD50 qua miệng chim cút 2223, vịt trời >2510mg/kg. Không độc với ong. Trong động vật: sau khi xâm nhập qua miệng bị hấp thụ nhanh chóng, nhƣng cũng nhanh chóng bị thải hầu hết ra ngoài. Trong cây: thuốc trải qua nhiều quá trình thoái biến khác nhau, nhƣng các chất chuyển hóa hầu hết liên hợp thành các glucosit ở trong cây. Trong đất: DT50 đất háo khí 40 – 70 ngày. Con đƣờng phân rã chủ yếu là hydroxyl hóa mạch bên propyl và vòng dioxalan.

Cơ chế tác động của thuốc: Thuốc trừ bệnh nội hấp mạnh và thấm sâu nhanh. Phát huy tác dụng trừ bệnh nhanh chóng (Trần Văn Hai, 2005).

Công dụng: Trừ bệnh lem lép hạt, đốm vằn, vàng lá hại lúa, đốm lá đậu phộng (lạc), rỉ sắt cà phê, đốm lá trà (chè) (Trần Văn Hai, 2005).

1.5.2. Rocksai super 525SE

Hoạt chất: Tricyclazole 400g/kg và Propiconazole 25g/kg. Đặc điểm của hoạt chất (Lê Trƣờng và ctv., 2005)

+ Tricyclazole

Tên hóa học: 5 – metyl – 1,2,4 – trizolo[3,4 – b]benzothiazol (IUPAC). Thuốc nhóm: triazol

Đặc tính lý học: TLPT. 189,2, CTPT.C9H7N3S, dạng tinh thể. Tan trong nƣớc 1,6g/l (25oC), trong axeton 10,4, methanol 25, xylen 2,1g/l (25oC), bền ở nhiệt độ <52oC, tƣơng đối bền với tia cực tím, độ nóng chảy là 1870C.

Độ độc: LD50 qua miệng chuột 314, chó >50mg/kg. LD50 qua miệng chim cút >100mg/kg, cá LC50 (48h) với cá hồi 7,3mg/l. Trong cơ thể động vật bị chuyển hóa nhanh. Trong cây chất chuyển hóa chủ yếu là chất tƣơng tự hydroxymetyl. Trong đất và môi trƣờng tồn tại ngắn.

20

Phƣơng thức tác động: kìm hãm sinh tổng hợp melanin. Thuốc trừ nấm nội hấp, xâm nhập nhanh qua rễ và vận chuyển trong cây.

+ Propiconazale (tƣơng tự nhƣ Tilt super 300EC)

Cơ chế tác động của thuốc: Rocksai Super 525SE chứa 2 hoạt chất trừ nấm bệnh mạnh, có tính lƣu dẫn, đƣợc cây lúa hấp thụ nhanh nên cho hiệu quả cao và chống lại sự rửa trôi rất tốt. Hai hoạt chất trong thuốc Rocksai Super 525SE có 2 cơ chế tác động khác nhau, nên nấm bệnh khó hình thành tính kháng (Web Công Ty Hóa Nông Lúa Vàng)

Công dụng: Đặc trị bệnh đạo ôn lá và đạo ôn cổ bông hại lúa.

1.5.3.Man 80WP

Hoạt chất: Mancozeb (Lê Trƣờng và ctv., 2005)

Tên hóa học: phức hợp mangan ethylen bis (dithiocacbamat) (polyme) với muối kẽm (IUPAC).

Thuốc nhóm: Alkylen bis (Dithiocacbamat).

Đặc tính lý học: là phức chất của kẽm và maneb chứa 20% mangan và 2.55% kẽm, ở dạng muối, dạng bột vàng xám. Tan trong nƣớc 6.2ppm (pH 7,5; 25oC), không tan hầu hết trong các dung môi hữu cơ. Nhƣng tan trong dung dịch các chất tạo phức. Bền trong điều kiện bảo quản khô bình thƣờng. Bị phân hủy chậm bởi nhiệt độ và ẩm độ. Mancozeb nguyên chất không bền.

Độ độc: LD50 qua miệng chuột >5000mg/kg, LD50 qua da chuột >10000. LC50 (48h) với cá vàng 9,0; cá hồi 2.2; cá chép 4,0mg/l. LD50 tiếp xúc với ong 0,193mg/ong. Nhóm độc IV, TGCL 7 ngày.

Trong cây nhanh chóng tạo những chất chuyển hóa trung gian etylenthiourea, etylenthiuram monosunfit, etylenthiuram disunfit và lƣu huỳnh., cuối cùng chuyển thành các sản phẩm tự nhiên (glyxin). Trong đất bị phân hủy khá nhanh trong môi trƣờng, DT50 trong đất khoảng 6 – 15 ngày. Thuốc trừ nấm, tác động tiếp xúc, phổ tác động rộng.

Công dụng: Phòng trị các bệnh mốc sƣơng, đốm lá hại cà chua, khoai tây, bệnh sƣơng mai, thán thƣ hại rau, chè, bệnh đốm lá, mốc xanh hại thuốc lá (Phạm Văn Biên và ctv., 2000).

21

1.5.4. Comcat 150WP

Hoạt chất: Lychnis viscaria 15%(w/w) (Chiết xuất của cây Lychnis viscaria). Phụ gia (lactose) 85%(w/w).

Comcat 150WP là thuốc thuộc nhóm kích thích tăng trƣởng, chất điều hòa sinh trƣởng thế hệ mới.

Công dụng: ức chế bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Giúp cây gia tăng sức đề kháng đối với sự tấn công của các mầm bệnh, điều kiện bất lợi và môi trƣờng. Thuốc giúp cây lúa phục hồi nhanh khi cây ngộ độc hữu cơ, ngộ độc phèn, ngộ độc thuốc BVTV. Kích thích ra rễ, kích thích ra hoa đồng loạt, tăng tỉ lệ đậu trái. Phun Comcat 150WP lên lúa giúp lúa trổ thoát (chống nghẹn đòng), bông dài, tăng tỷ lệ hạt chắc.

HƢƠNG 2

PHƢƠNG TIỆN V PHƢƠNG PHÁP 2.1. PHƢƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM

2.1.1. Thời gian và địa điểm

- Thí nghiệm đƣợc thực hiện từ tháng 5/2013 đến tháng 11/2013.

- Thí nghiệm đánh giá độ hiệu lực của 4 loại thuốc hóa học và 4 loại dịch trích thực vật đối với hai loại nấm Trichoconis sp. và Aspergillus sp. đƣợc bố trí tại phòng thí nghiệm Nedo, khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng – trƣờng Đại học Cần Thơ.

2.1.2. Vật liệu thí nghiệm

- Các loại thuốc dùng trong thí nghiệm: Comcat 150WP, Tilt super 300EC, Man 80WP và Rocksai super 525SE.

- Các loại dịch trích thực vật đƣợc sử dụng: lá cỏ hôi, lá cỏ cứt heo, lá neem, lá húng chanh.

22

Bảng 2.1 N ng đ các loại thuốc h a học và dịch trích thực vật đƣ c s d ng trong các thí

nghiệm.

STT Tên thuốc/dịch trích thực vật

Liều lƣợng sử dụng

Nồng độ A Nồng độ B Nồng độ C 1 Tilt super 300EC 46,9µl/100ml 93,8µl/100ml 187,6µ/100ml 2 Rocksai super 525SE 62,5µl/100ml 125µl/100ml 250µl/100ml

3 Man 80WP 0,25g/100ml 0,5g/100ml 1g/100ml 4 Comcat 150WP 0,016g/100ml 0,032g/100ml 0,064g/100ml 5 Lá neem 2% 4% 8% 6 Lá cỏ hôi 2% 4% 8% 7 Lá cỏ cứt heo 2% 4% 8% 8 Lá húng chanh 2% 4% 8%

* Ghi chú:Nồng độ A bằng ½ khuyết cáo. Nồng độ B bằng khuyết cáo. Nồng độ C gấp đôi khuyết cáo.

- Nguồn nấm Trichoconis sp.Aspergillus sp. đƣợc cung cấp từ Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông nghiệp và SHƢD - Trƣờng Đại học Cần Thơ.

2.1.3. ng c thí nghiệm

Đĩa petri, beaker, bình tam giác, ống tiêm, dụng cụ lọc vi khuẩn (đƣờng kính lỗ lọc 0,2µm), chai thủy tinh, giấy thấm, que cấy nấm, ống đục khoanh nấm, kéo, kẹp, micropipette, đèn cồn,…

2.1.4. Thiết bị thí nghiệm

Tủ úm, tủ thanh trùng ƣớt, tủ thanh trùng khô, kính hiển vi, máy đo pH, lam đếm, cân điện tử, microwave, tủ cấy, kính hiển vi…

2.1.5. ông thức môi trƣờng đƣ c dùng trong bố trí thí nghiệm:

Môi trƣờng Potato Dextrose Agar (Shurtleff và Averre, 1999; trích dẫn Nguyễn Thanh Nam, 2012)

Khoai tây: 200 gram Đƣờng Dextrose: 20 gram Agar: 20 gram Nƣớc cất: 1000 ml pH: 6.5 – 6.8

23

2.2. PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

2.2.1. Thí nghiệm 1. Khảo sát hiệu quả của các loại thuốc h a học đối với

nấmTrichoconis sp.và Aspergillus sp. gây lem l p hạt l a in vitro.

M c đích: Đánh giá hiệu quả của các loại thuốc hóa học đối với nấm

Trichoconis sp. và Aspergillus sp. gây lem lép hạt lúa.

Thực hiện thí nghiệm:

- Thí nghiệm đƣợc bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 13 nghiệm thức (12 nghiệm thức sử dụng thuốc hóa học và 1 nghiệm thức đối chứng), 5 lần lặp lại. Loại thuốc và nồng độ thuốc đƣợc trình bày trong Bảng 2.1. Nghiệm thức đối chứng là môi trƣờng PDA không chứa thuốc hóa học.

- Chuẩn bị nguồn nấm Trichoconis sp. và Aspergillus sp.: nấm đƣợc nuôi cấy trong đĩa petri khoảng 10 ngày trƣớc khi tiến hành thí nghiệm. Khuẩn ty nấm sẽ đƣợc đục thành các khoanh có đƣờng kính 5mm khi thực hiện thí nghiệm.

- Các loại thuốc hóa học đƣợc tính toán liều lƣợng sao cho khi hòa tan vào chai thủy tinh chứa 100ml môi trƣờng PDA sẽ đạt đƣợc nồng độ đã định sẵn. Nấu tan môi trƣờng PDA. Khi chai môi trƣờng đạt nhiệt độ khoảng 55-60oC (có thể cầm đƣợc chai môi trƣờng bằng tay) thì đƣa lƣợng thuốc hóa học đã chuẩn bị vào chai, lắc chai môi trƣờng để thuốc hòa tan đều vào môi trƣờng. Sau đó, môi trƣờng trong chai sẽ đƣợc đổ vào các đĩa Petri (10ml môi trƣờng/ đĩa petri). Sau khi môi trƣờng đặc lại, đặt các khoanh khuẩn ty nấm đã chuẩn bị vào giữa đĩa petri (Hình 2.1)

Cách bố trí trên đĩa peptri:

Hình 2.1: Sơ đ bố trí th nghiệm hiệu quả của thuốc hóa học đối với nấm Trichoconis sp.

ho c Aspergillus sp. gây lem l p hạt l a

Khoanh khuẩn ty nấm gây bệnh lem lép hạt (đƣờng kính 5mm)

Môi trƣờng đã có thuốc hóa học theo nồng độ tính sẵn

24

h tiêu ghi nhận: Ghi nhận đƣờng kính khuẩn lạc của nấm vào các thời điểm

24, 48, 72, 96, 120, 144, 168 giờ sau đặt khoanh khuẩn ty hoặc chỉ tiêu đƣợc ngừng ghi nhận khi khuẩn lạc của nghiệm thức đối chứng phát triển đến mép đĩa petri.

Hiệu quả của thuốc đƣợc tính theo công thức: (ĐKKTđc – ĐKKTi)

HQT(%) = x 100 ĐKKTđc

Trong đó: ĐKKTđc: Đƣờng kính khuẩn lạc của nghiệm thức đối chứng ĐKKTi: Đƣờng kính khuẩn lạc của nghiệm thức thuốc i

Qua kết quả thí nghiệm 1 sẽ chọn ra 2 nghiệm thức cho hiệu quả ức chế sự phát triển khuẩn ty nấm cao nhất để thực hiện cho thí nghiệm.

2.2.2. Thí nghiệm 2. Khảo sát hiệu quả của các loại dịch trích thực vật đối với

nấm Trichoconis sp. và Aspergillus sp. gây lem l p hạt l a in vitro

M c đích: Đánh giá hiệu quả của các loại dịch trích thực vật đối với nấm

Trichoconis sp. và Aspergillus sp. gây lem lép hạt lúa

Thực hiện thí nghiệm:

- Thí nghiệm đƣợc bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 13 nghiệm thức (12 nghiệm thức sử dụng dịch trích thực vật và 1 nghiệm thức đối chứng), 5 lần lặp lại. Loại dịch trích thực vật và nồng độ dịch trích đƣợc trình bày trong Bảng 2.1. Nghiệm thức đối chứng là môi trƣờng PDA không chứa dịch trích thực vật.

-Chuẩn bị nguồn nấm Trichoconis sp.Aspergillus sp.: tƣơng tự thí nghiệm 1. - Các loại thực vật sau khi thu về sẽ đƣợc rửa sạch đất cát, sau đó đƣợc trích với nƣớc cất bằng cách tính nồng độ theo trọng lƣợng lá tƣơi/ thể tích, kế tiếp cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, lƣợt bỏ phần xác thu phần nƣớc trích. Sau cùng rót phần dịch trích thu đƣợc qua dụng cụ lọc (có đƣờng kính lỗ lọc 0,2µm) vào 1 cốc thủy tinh đã thanh trùng khô, thao tác đƣợc tiến hành trong tủ cấy. Nấu tan môi trƣờng PDA. Khi chai môi trƣờng đạt nhiệt độ khoảng 55-60oC (có thể cầm đƣợc chai môi trƣờng bằng tay) chiết dịch trích thực vật đã chuẩn bị sẵn vào chai môi trƣờng, lắc chai môi trƣờng để dịch trích hòa tan đều vào môi trƣờng. Sau đó, môi trƣờng trong chai sẽ đƣợc chiết vào các đĩa Petri (chiết 10ml môi trƣờng/ đĩa petri).

25

Sau khi môi trƣờng đặc lại, đặt các khoanh khuẩn ty nấm đã chuẩn bị vào chính giữa đĩa petri (Hình 2.2).

Cách bố trí trên đĩa peptri:

Hình 2.2: Sơ đ bố trí th nghiệm hiệu quả của dịch trích thực vật đối với nấm Trichoconis

sp. ho c Aspergillus sp. gây lem l p hạt l a

h tiêu ghi nhận: Ghi nhận đƣờng kính khuẩn lạc của nấm vào các thời điểm

24, 48, 72, 96, 120, 144, 168 giờ sau đặt khoanh khuẩn ty hoặc chỉ tiêu sẽ đƣợc ngừng ghi nhận khi khuẩn lạc của nghiệm thức đối chứng phát triển đến mép đĩa petri.

Hiệu quả của thuốc đƣợc tính theo công thức: (ĐKKTđc – ĐKKTi)

HQT(%) = x 100 ĐKKTđc

Trong đó: ĐKKTđc: Đƣờng kính khuẩn lạc của nghiệm thức đối chứng ĐKKTi: Đƣờng kính khuẩn lạc của nghiệm thức thuốc i

Qua kết quả thí nghiệm 2 sẽ chọn ra 2 nghiệm thức cho hiệu quả ức chế sự phát triển khuẩn ty nấm cao nhất để thực hiện cho thí nghiệm 3.

Khoanh khuẩn ty nấm gây bệnh lem lép hạt (đƣờng kính 5mm)

Môi trƣờng đã có dịch trích thực vật theo nồng độ tính sẵn

26

2.2.3. Thí nghiệm 3. Đánh giá hiệu quả của các loại thuốc h a học và dịch trích thực vật đối với nấm Trichoconis sp. và Aspergillus sp. gây lem l p hạt l a in vitro

M c đích: Đánh giá hiệu quả của các loại thuốc hóa học và dịch trích thực vật

đã đƣợc chọn đối với nấm Trichoconissp.Aspergillus sp. gây lem lép hạt lúa

Thực hiện thí nghiệm:

- Thí nghiệm đƣợc bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm thức (2 nghiệm thức sử dụng thuốc hóa học có hiệu quả cao từ TN1, 2 nghiệm thức sử dụng dịch trích thực vật có hiệu quả cao từ TN2 và 1 nghiệm thức đối chứng), 5 lần lặp lại. Nghiệm thức đối chứng là môi trƣờng PDA không chứa thuốc hóa học hoặc dịch trích thực vật.

- Chuẩn bị nguồn nấm Trichoconis sp.Aspergillus sp.: tƣơng tự thí nghiệm 1. - Cách tiến hành các nghiệm thức thuốc hóa học tƣơng tự thí nghiệm 1, đối với các nghiệm thức dịch trích thực vật cũng tƣơng tự thí nghiệm 2.

27

HƢƠNG 3.

KẾT QUẢ V THẢO LUẬN

3.1. HIỆU QUẢ ĐỐI KHÁNG IN VITRO CỦA 4 LOẠI THUỐC HÓA HỌC LÊN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NẤM Trichoconis sp. VÀ Aspergillus sp. GÂY LÊN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NẤM Trichoconis sp. VÀ Aspergillus sp. GÂY BỆNH LEM LÉP HẠT LÚA

3.1.1 Nấm Trichoconis sp.

Bảng 3.1 ghi nhận ảnh hƣởng của các loại thuốc hóa học lên sự phát triển đƣờng kính khuẩn ty nấm Trichoconis sp. trong điều kiện in vitro. Ở thời điểm 48 và 72 giờ sau đặt khoanh khuẩn ty (GSĐKT), ngoại trừ nghiệm thức xử lý Comcat

Một phần của tài liệu “khảo sát hiệu quả của một số loại thuốc hóa học và dịch trích thực vật đối với nấm trichoconis sp. và aspergillus sp. gây lem lép hạt lú trong điều kiện phòng thí nghiệm (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)