Chiến lược phát triển sản phẩm mới

Một phần của tài liệu Khảo sát chính sách sản phẩm và chiến lược kinh doanh nhóm thuốc đông dược (Trang 38 - 42)

Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của việc phát triển sản phẩm mới, các công ty đều rất chú trọng đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển. Đối với

thuốc đông dược hiện nay có 3 xu hướng chính được nhiều công ty áp dụng, đó là sản phẩm mới ra đời dựa trên:

o Các công trình nghiên cứu khoa học o Các bài thuốc cổ phương

o “Bám đuôi” các sản phẩm bán chạy trên thị trường

3.1.4.1. Sản phâtn mới ra đời dựa trên các công trình nghiên cứu

Chế phẩm Mediphylamin ra đời là kết quả của một công trình nghiên cứu khoa học kéo dài 20 năm do GS.TSKH Lê Thế Trung làm chủ đề tài cùng với các giáo sư, tiến sĩ Viện 103 và Học viện quân y hợp tác nghiên cứu và đã được cục sở hữu công nghiệp cấp bằng độc quyền sáck-chế 1 ^ n jỊỊ^ Mediphylamin là sản phẩm do CTCP dược TW Mediplantex đảm nhiệm phần bào chế và tiếp thị. Chế phẩm được sản xuất dưới dạng viên nang (chứa 250 mg hoặc 500 mg phylamin), phylamin được chiết xuất từ bèo hoa dâu giống mới (A87) (Azolla microphyla), đây là hỗn hợp các acid amin, các vitamin, flavonoid và nhiều nguyên tố vi lượng có tác dụng nâng cao thể lực ở người cao tuổi, hạ cholesterol máu, đặc biệt là có tác dụng trong hỗ trợ điều trị ung thư và chống lão hoá. Tất cả các công dụng trên đều đã được chứng minh bằng khoa học, được thử nghiệm lâm sàng chặt chẽ và hiện nay mediphylamin đã được Bộ y tế đưa vào danh mục TTY cổ truyền.

Cũng như Mediphylamin, sản phẩm Ampelop do Traphaco sản xuất ra đời dựa trên việc tiếp nhận kết quả từ công trình nghiên cứu khoa học về cây chè dây của GS.TS Phạm Thanh Kỳ ( trường ĐH Dược HN). Ampelop đã tìm được một chỗ đứng trên thị trường nhờ các đặc tính nổi trội của nó: diệt trừ Helicobacter pylori, chống viêm, giảm đau, giảm tiết acid, liền sẹo vết loét dạ dày- hành tá tràng. Sản phẩm đặc biệt tốt đối với những người thể nhiệt.

3.1.4.2. Sản phẩm mới ra đời dựa theo các bài thuốc cổ phương

Hiện nay có rất nhiều sản phẩm đông dược ra đời dựa trên các bài thuốc cổ phương và kinh nghiệm dân gian đã có từ lâu đời ví dụ như: độc hoạt tang ký sinh, thập toàn đại bổ, hoàn lục vị, cảm xuyên hương...

Comazyl là một chế phẩm xuất phát từ bài “cảm xuyên hương”, thành phần gồm: xuyên khung, bạch chỉ, hương phụ, quế, gừng, cam thảo. Các vị thuốc này kết hợp thành một bài thuốc có tác dụng tốt điều trị cảm mạo phong hàn, sổ mũi, tịt mũi, chảy nước mũi, sốt, đau đầu, đau mỏi các cơ do cảm lạnh, tăng khả năng chống chịu của cơ thể với thời tiết và khí hậu lạnh. Cảm xuyên hương là một bài thuốc đã có từ lâu đời, được CTDP TW Mediplantex đưa vào bào chế dưới dạng

viên nang cứng, sản xuất trên dây chuyền GMP và đặt tên thuốc là Comazil (không trùng lập với bất cứ sản phẩm nào trước đó). Thuốc có hiệu quả rất tốt, được khách hàng tín nhiệm và là sản phẩm chiến lược hàng đầu của công ty.

Sản phẩm Lục vị ẩm của Traphaco cũng ra đời xuất phát từ bài thuốc “Lục vị”. Đây là một bài thuốc cổ phương được rất nhiều người tin dùng. Trước năm 2003, công ty có sản xuất sản phẩm Lục vị hoàn nhưng hiệu quả kinh doanh sản phẩm không cao, không được người tiêu dùng tín nhiệm. Qua quá trình nghiên cứu, cuối năm 2003, công ty cho ra đời sản phẩm Lục vị ẩm tập trung vào điều trị các triệu chứng mà trẻ em thường mắc phải là biếng ăn, ra mồ hôi trộm, đái dầm, ho hen viêm phế quản.. .và người già thường âm hư hoả vượng, huyết áp cao gây chóng mặt, ù tai, đau lưng, mỏi gối...Sản phẩm được bào chế dưới dạng thuốc nước, sau khi ra đời được nhiều người tiêu dùng đón nhận và doanh số tăng mạnh qua các năm.

Bảng 3.10 : Doanh số của 2 sản phẩm Lục vị hoàn và Lục vị ẩm qua 3 năm

Sản phẩm Doanh số (tỉ VNĐ)

2003 2004 2005 Lục vị hoàn 0,2 0,6 1,7 Lục vị ẩm ra đời 6,1 7,5

3.1.4.3. Sản phẩm mới “bám đuôi” các sản phẩm đã có trên thị trường

Đây là một xu hướng hiện nay được rất nhiều công ty áp dụng không những đối với những sản phẩm tân dược mà hiện tượng “bám đuôi” các sản phẩm đông dược trở nên ngày càng phổ biến. Do những sản phẩm “bám đuôi” (hay sản phẩm

ăn theo) có cùng thành phần, có thể có tên, hình thức bao bì mẫu mã gần giống

với sản phẩm đang bán chạy trên thị trường nên các công ty sản xuất hàng “ăn theo” sẽ giảm bớt chi phí quảng cáo, chi phí tìm hiểu nhu cầu về sản phẩm do đó giá sẽ thấp hơn sản phẩm gốc. Việc sản xuất quá nhiều sản phẩm “ăn theo” ban đầu có thể đem lại cho doanh nghiệp những thuận lợi nhất định, nhưng về lâu dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến uy tín của doanh nghiệp và nếu xét trên tổng thể sẽ kìm hãm sự phát triển của thị trường đông dược Việt Nam.

x Trong số 5 côngiy ĩrễrnMTrapHaco là công ty ẽỗ số sản phẩm đông dược~bf “bám đuôi” nhiều nhất như: Viên sáng mắt bị Naphaco, CT dược Hải Phòng, CT TNHH Đông Đô, CTCP DP Ninh Bình, CT CPDP Thanh Hoá, CT TNHH Á Chây,

“bám đuôi”; Hoạt huyết dưỡng não bị Naphaco, Nam dược, Foripharm. CT aươc Hải Phòng, CT dược Nam Đinh “bám đuôi”. Còn Naphaco có sản phẩm Bổ Dhé

chỉ khái lộ bị CTCP DP Hà Nam, CTCP DP Ninh Bình “bám đuôi’\..OPC cũng có nhiều sản phẩm bị “ăn theo” trong đó điển hình là sản phẩm Kim tiền thảo.

Bảng 3.11: Một số sản phẩm Kim tiền thảo đang có trên thị trường

Đơn vị: VNĐ Tên sản phẩm Công ty sản xuất Dạng bào chế Giá bán (hộp lOOv) l.Kim tiền thảo OPC Viên hoàn 35.000

2.Kim tiền thảo Hậu Giang Viên bao đường 27.500 3.Kim tiền thảo CTCP Dược TW 2 Viên bao đường 22.000 4.KÌIĨ1 tiền thảo CTCPdược VTYT

Hải Dương Viên bao đường 14.500 5. Kim tiền thảo XNDP30 Viên bao đường 12.000

6. Kim tiền thảo CT dược thảo

Phúc Vinh Viên bao film 10.000 7.Kim tiền thảo

Bài thạch

CTTNHHDP

Hà Thành Viên bao đường 9.500

Phúc Vinh Hà Thành

Đứng trước tình hình đó, vấn đề bảo hộ quyền sỡ hữu công nghiệp được các công ty rất quan tâm, chú trọng nhằm bảo vệ sản phẩm và uy tín của công ty mình. Điển hình là Traphaco, tính đến hết năm 2005 đã tiến hành đăng kí bảo hộ tên thương mại cho 30 sản phẩm đông dược và bảo hộ nhãn hiệu hình ( tức bảo hộ tổng thể về kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc, hình thức bao bì cùng với tên sản phẩm) cho 13 sản phẩm đông dược.

Một phần của tài liệu Khảo sát chính sách sản phẩm và chiến lược kinh doanh nhóm thuốc đông dược (Trang 38 - 42)