Dùng các phương pháp như: phương pháp cân đối, phương pháp so sánh, phương pháp tỷ trọng, phương pháp tìm xu hướng phát triển của chỉ tiêu ...
2.2.6. Phương pháp xử lý sô liệu
Sử dụng phần mềm Microsoft Excel và Smart Draw để tiến hành xử lý số liệu, vẽ bảng biểu, sơ đồ.
2.4. Phương pháp lấy mẫu
Lấy mẫu theo định hướng, bao gồm: - Các sản phẩm đông dược
- Các sản phẩm đông dược được marketing điển hình, nổi trội hay các sản phẩm đông dược bán chạy trên thị trường
- Các sản phẩm đông dược phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của khóa luận
2.5. Thời gian nghiên cứu
Phần 3
KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u VÀ BÀN LUẬN
3.1. Khảo sát, đánh giá việc áp dụng chính sách sản phẩmđối với đông dược của một sô công ty dược phẩm trong nước đối với đông dược của một sô công ty dược phẩm trong nước
Trong bất kì một doanh nghiệp (DN) nào thì chính sách sản phẩm luôn là xương sống của chiến lược kinh doanh, trình độ sản xuất càng cao, cạnh tranh thị trường càng gay gắt thì vai trò của chính sách sản phẩm càng trở nên quan trọng. Một chính sách sản phẩm tốt sẽ là tiền đề vững chắc cho DN tồn tại và phát triển. 3.1.1. Chiến lược phát triển danh mục sản phẩm
Danh mục sản phẩm của một công ty phụ thuộc vào nhiều yếu tố, một trong những yếu tố đó là do nhu cầu của thị trường. Ngày nay với sự bùng nổ của tân dược, các phản ứng bất lợi và mức độ nguy hiểm của chúng cũng theo đó mà gia tăng, xu hướng người bệnh ngày càng quan tâm, tin tưởng vào thuốc đông dược. Ngoài ra việc sản xuất đông dược cần chi phí đầu vào thấp nên giá thành sản phẩm không cao phù hợp với mức sống của đại đa số người dân Việt Nam. Từ thực tế đó rất nhiều DN đã chú trọng đầu tư vào mặt hàng này, xem đó là mặt hàng chiến lược trong sự phát triển của mình.
Bảng 3.5 : Tỷ lệ thuốc đông dược trong tổng số sản phẩm của 5 công tỵ
Tên công ty
Tổng số sp (100%)
Đông dược Tân dược Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Traphaco 113 42 37,17 71 62,83 Naphaco 85 18 21,18 67 78,82 Mediplantex 78 24 30,77 54 69,23 Phúc Hưng 30 30 100 0 0 Bảo Long 33 33 100 0 0
(Theo bảng danh mục sản phẩm của công ty 01/2006)
Hình 3.13: Biếu đồ cơ cấu thuốc đông dược và tân dược của 5 công ty tháng 01/2006
Trong các công ty trên, ngoài Phúc Hưng và Bảo Long chuyên sản xuất đông dược thì Traphaco là công ty có tỷ lệ thuốc đông dược trong danh mục sản phẩm cao nhất (37,17%). Mặc dù số lượng đông dược < số lượng tân dược nhưng đông dược là mặt hàng mang lại doanh thu và lợi nhuận chủ yếu cho Traphaco. Trong 10 sản phẩm dẫn đầu về doanh số trong 2 năm (2004-2005) thì có đến 7 sản phẩm là đông dược, đó là: Hoạt huyết dưỡng não, Boganic, Lục vị ẩm, Ampelop, Slaska, Viên sáng mắt và Trà gừng.
Với Mediplantex (tiền thân là công ty dược liệu TW 1), tuy số lượng đông dược không nhiều như Traphaco và cũng chỉ chiếm 30,77% tổng số sản phẩm nhung trong số 6 mặt hàng chiến lược của công ty thì có đến 5 sản phẩm đông dược đó là: Comazil, Antexsick, Mediphylamin, Superkan, Càn Long ngự tửu.
Không quá tập trung vào đông dược như Traphaco nhưng Naphaco cũng có số lượng mặt hàng đông dược khá lớn (18 mặt hàng hiên đang sản xuất) trong đó có sản phẩm Bổ phế chỉ khái lộ (dạng siro và viên ngậm) hàng năm mang lại doanh số không nhỏ (năm 2005 là gần 6 tỉ đồng) và luôn nằm trong nhóm các sản phẩm bán chạy nhất của công ty.
Khác với Traphaco, Naphaco và Mediplantex, Công ty TNHH đông dược Phúc Hưng và Công ty đông nam dược Bảo Long là 2 công ty chuyên sản xuất thuốc đông dược, đi từ một vài sản phẩm ban đầu ngày nay cả 2 công ty đã tạo
dựng cho mình chỗ đứng vững chắc trên thị trường với nhiều sản phẩm được nhiều người túi nhiệm như: Đại tràng hoàn P/H, Bổ tỳ P/H, Thuốc ho P/H... ( Phúc Hưng); Bạch long thuỷ, Kim long, Hoả long, Mộc long ...(Bảo Long).
Qua khảo sát cho thấy, ở các công ty, số lượng chế phẩm đông dược được sản xuất tăng dần qua các năm, điều này chứng tỏ các công ty đều chú trọng phát triển danh mục sản phẩm đông dược theo chiều dài (Bảng 3.5).
Bảng 3.6: Số lượng chế phẩm đông dược được sản xuất qua 3 năm của 5 công ty Đơn vị: sản phẩm Tên công ty 2003 2004 2005 Traphaco 31 38 42 Naphaco 12 15 18 Mediplantex 21 22 24 Phúc Hưng 23 27 30 Bảo Long 20 28 33
Hình 3.14: Số lượng chế phẩm đông dược được sản xuất qua 3 năm của L công ty
3.1.2. Chiến lược phát triển chiều rộng danh mục sản phẩm
3.1.2.1. Chiến lược triển khai chiều rộng danh mục sản phẩm theo nhóm tác dụng dược lý
Trên cơ sở phân loại theo nhóm tác dụng dược lý ATC của Tổ chức Y tế Thế giới và danh mục Thuốc thiết yếu cổ truyền, tiến hành phân nhóm các sản phẩm của 5 công ty theo 10 nhóm chính, thu được kết quả như sau:
Bảng 3.7: Chiều rộng danh mục sản phẩm đông dược theo nhóm tác dụng dược lý
STT Nhóm thuốc Tra Nap Med P/H BL Tổng 1 Thuốc bổ 18 8 14 9 9 58 2 Tiêu hoá (bình vị,kiện tì,
nhuận tràng, tả hạ,tiêu thực) 9 1 3 9 8 30 3
Hô hấp-Tai mũi họng (các bệnh về phế, thanh nhiệt, giải biểu)
4 3 2 8 8 25 4 Tim mạch-tuần hoàn 5 2 2 1 0 10 5 Xương khớp(khu phong,trừ
thấp) 2 2 0 2 3 9 6 Thần kinh (dưỡng tâm, an
thần) 1 0 0 1 2 4 7 Hỗ trợ điều trị ung thư và
tăng cường miễn dịch 1 0 3 0 0 4 8 Các bệnh về mắt 2 1 0 0 0 3 9 Tiết niệu 0 0 0 0 1 1 10 Các bệnh khác 0 1 0 0 2 3 Tổng số 42 18 24 30 33 147
Tra: Traphaco ; Nap: Naphaco ; Med: Medipiantex P/H: Phúc Hưng ; BL: Bảo Long
Nhận xét
Số liệu phân tích cho thấy chiến lược phát triển theo chiều rộng danh mục sản phẩm chỉ tập trung vào một số nhóm tác dụng dược lý chính trong đó nhóm thuốc bổ chiếm tỉ trọng cao nhất (58/147=39.46%) ở tất cả các công ty. Hai
nhóm thuốc tiêu hoá và hô hấp - tai mũi họng cũng được tập trung phát triển. Đặc biệt hiện nay đã xuất hiện nhóm sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư và tăng cường miễn dịch, một lĩnh vực rất mới đối với thế giới nhưng số lượng chưa nhiều và cũng chỉ có Traphaco và Mediplantex là có tham gia nghiên cứu, sản xuất. Một số nhóm khác chỉ rải rác vài sản phẩm như nhóm thuốc về mắt, nhóm thuốc thần kinh và nhóm tiết niệu.
3.1.2.2. Chiến lược triển khai chiều rộng danh mục sản phẩm theo dạng bào chê
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, các công ty đều đầu tư hiện đại hoá các dây chuyền công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, đưa vào các dạng bào chế mới dễ sử dụng và bảo quản như viên nang, viên nén, bao film, bao đường, siro, cốm tan, chè tan...bên cạnh các dạng cổ truyền như hoàn cứng, hoàn mềm, cao thuốc...
Qua khảo sát 199 sản phẩm đông dược gồm 147 sản phẩm của 5 công ty đã đề cập trên và 52 sản phẩm của CTCPDP OPC, thống kê được kết quả như sau:
Bảng 3.8: Phân loại 199 sản phẩm đông dược theo dạng bào chế
Dạng bào chế CỖ truyền Dạng thuốc Số lượng Tổng số Tỉ lệ Viên hoàn 52 86 43,22% Rượu thuốc 14 Cao thuốc 9 Thuốc thang 6 Thuốc bột 5 Dạng bào chế hiện đại Viên nang 28 113 56,78% Trà(túi lọc+hoà tan) 25
Siro và các loại thuốc nước khác 20 Viên bao (bao film+bao đường) 19 Cốm thuốc(cốm tan) 13 Viên nén 8 Thuốc tiêm 0
Tổng số 199 199 100%
3iểu đồ:
Dạng bào chế hiện
truyền 43.22%
Hình 3.15: Biểu đồ biếu thị cơ cấu dạng bào chế hiện đại và dạng bào chế có truyền trong 199 chế phẩm đông dược được khảo sát
Nhận xét
Nhìn vào biểu đồ có thể thấy rằng, các dạng bào chế hiện đại vói những tiện lợi trong sử dụng và bảo quản đang dẩn chiếm ưu thế. Bên cạnh đó các dạng bào chế cổ truyền vẫn được duy trì trong đó chiếm tỉ lệ nhiều nhất là viên hoàn. Ở những công ty mà quy mô sản xuất chưa lớn, chưa có vốn để đầu tư cho các dây chuyền hiện đại thì các sản phẩm chủ yếu ở dạng bào chế cổ truyền (ví dụ như công ty Bảo Long hầu hết các sản phẩm chiến lược của công ty đều được bào chế dưới dạng viên hoàn). Tuy đã có nhiều chế phẩm ở dạng bào chế hiện đại nhưng có lẽ một thời gian rất lâu nữa thì ngành công nghiệp bào chế đông dược nước ta mới có thể sản xuất các chế phẩm đông dược dạng tiêm như sài hồ tiêm (Trung Quốc), Koreamin (Hàn Quốc).
3.1.3. Chiến lược phát triển chiều sâu danh mục sản phẩm
Đối vói mỗi chế phẩm, các công ty đều cố gắng sản xuất với nhiều hàm lượng, nhiều phương thức đóng gói và nhiều dạng bào chế để có thể một mặt thích ứng tối đa vói các đối tượng khách hàng có nhu cầu và điều kiện kinh tế khác nhau, mặt khác mở rộng thị phần cho mỗi dòng sản phẩm.
Bảng 3.9: Sự đa dạng của các dạng bào chế, qui cách đóng gói của một số sản phẩm đông dược
Sản phẩm Công ty sản
xuất Dạng bào chế Phương thức đóng gói
Hà thủ ô Traphaco
Cốm thuốc - Hộp lOgói X 3g - Lọ lOOg
Viên nhai - Hộp 5 vỉ X 20v Viên bao film - Hộp 5 vỉ X 20v Mediphylamin Mediplantex
Viên nang 250 mg -Hộp 10vỉx lOv - Lọ 30,100, 500v Viên nang 500mg
Bổ phế chỉ khái lộ Naphaco Siro - Hộp 1 lọ 125ml Viên ngậm - Hộp 2 vỉ X 12v BỔ tỳ P/H Phúc Hưng Siro - Hộp 1 lọ X 100ml
Cốm tan - Hộp 10 gói X 5g OP Can OPC Thuốc giọt uống - Chai 25ml
Viên nang - Hộp 4 vỉ X lOv
Nhận xét
Nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng và cũng để mở rộng thị phần cho sản phẩm, các công ty đều chú trọng phát triển chiều sâu danh mục sản phẩm. Tuy nhiên có thể dễ dàng nhận thấy rằng, việc phát triển danh mục sản phẩm theo chiều sâu thường được áp dụng cho các sản phẩm chiến lược mang lại doanh thu cao cho công ty. Với Traphaco đó là các sản phẩm như Hoạt huyết dưỡng não, Hà thủ ô, Boganic; với Nam Hà là Bổ phế chỉ khái lộ; với Phúc Hưng là Bổ tỳ P/H, Thuốc ho ma hạnh P/H...VỚÌ cách làm này các công ty sẽ khai thác và đáp ứng được hầu hết các nhu cầu của người tiêu dùng với một nhóm công dụng nhất định và giúp bác sĩ, người bệnh thuận tiện hơn khi lựa chọn và sử dụng thuốc.
3.1.4. Chiến lược phát triển sản phẩm mới
Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của việc phát triển sản phẩm mới, các công ty đều rất chú trọng đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển. Đối với
thuốc đông dược hiện nay có 3 xu hướng chính được nhiều công ty áp dụng, đó là sản phẩm mới ra đời dựa trên:
o Các công trình nghiên cứu khoa học o Các bài thuốc cổ phương
o “Bám đuôi” các sản phẩm bán chạy trên thị trường
3.1.4.1. Sản phâtn mới ra đời dựa trên các công trình nghiên cứu
Chế phẩm Mediphylamin ra đời là kết quả của một công trình nghiên cứu khoa học kéo dài 20 năm do GS.TSKH Lê Thế Trung làm chủ đề tài cùng với các giáo sư, tiến sĩ Viện 103 và Học viện quân y hợp tác nghiên cứu và đã được cục sở hữu công nghiệp cấp bằng độc quyền sáck-chế 1 ^ n jỊỊ^ Mediphylamin là sản phẩm do CTCP dược TW Mediplantex đảm nhiệm phần bào chế và tiếp thị. Chế phẩm được sản xuất dưới dạng viên nang (chứa 250 mg hoặc 500 mg phylamin), phylamin được chiết xuất từ bèo hoa dâu giống mới (A87) (Azolla microphyla), đây là hỗn hợp các acid amin, các vitamin, flavonoid và nhiều nguyên tố vi lượng có tác dụng nâng cao thể lực ở người cao tuổi, hạ cholesterol máu, đặc biệt là có tác dụng trong hỗ trợ điều trị ung thư và chống lão hoá. Tất cả các công dụng trên đều đã được chứng minh bằng khoa học, được thử nghiệm lâm sàng chặt chẽ và hiện nay mediphylamin đã được Bộ y tế đưa vào danh mục TTY cổ truyền.
Cũng như Mediphylamin, sản phẩm Ampelop do Traphaco sản xuất ra đời dựa trên việc tiếp nhận kết quả từ công trình nghiên cứu khoa học về cây chè dây của GS.TS Phạm Thanh Kỳ ( trường ĐH Dược HN). Ampelop đã tìm được một chỗ đứng trên thị trường nhờ các đặc tính nổi trội của nó: diệt trừ Helicobacter pylori, chống viêm, giảm đau, giảm tiết acid, liền sẹo vết loét dạ dày- hành tá tràng. Sản phẩm đặc biệt tốt đối với những người thể nhiệt.
3.1.4.2. Sản phẩm mới ra đời dựa theo các bài thuốc cổ phương
Hiện nay có rất nhiều sản phẩm đông dược ra đời dựa trên các bài thuốc cổ phương và kinh nghiệm dân gian đã có từ lâu đời ví dụ như: độc hoạt tang ký sinh, thập toàn đại bổ, hoàn lục vị, cảm xuyên hương...
Comazyl là một chế phẩm xuất phát từ bài “cảm xuyên hương”, thành phần gồm: xuyên khung, bạch chỉ, hương phụ, quế, gừng, cam thảo. Các vị thuốc này kết hợp thành một bài thuốc có tác dụng tốt điều trị cảm mạo phong hàn, sổ mũi, tịt mũi, chảy nước mũi, sốt, đau đầu, đau mỏi các cơ do cảm lạnh, tăng khả năng chống chịu của cơ thể với thời tiết và khí hậu lạnh. Cảm xuyên hương là một bài thuốc đã có từ lâu đời, được CTDP TW Mediplantex đưa vào bào chế dưới dạng
viên nang cứng, sản xuất trên dây chuyền GMP và đặt tên thuốc là Comazil (không trùng lập với bất cứ sản phẩm nào trước đó). Thuốc có hiệu quả rất tốt, được khách hàng tín nhiệm và là sản phẩm chiến lược hàng đầu của công ty.
Sản phẩm Lục vị ẩm của Traphaco cũng ra đời xuất phát từ bài thuốc “Lục vị”. Đây là một bài thuốc cổ phương được rất nhiều người tin dùng. Trước năm 2003, công ty có sản xuất sản phẩm Lục vị hoàn nhưng hiệu quả kinh doanh sản phẩm không cao, không được người tiêu dùng tín nhiệm. Qua quá trình nghiên cứu, cuối năm 2003, công ty cho ra đời sản phẩm Lục vị ẩm tập trung vào điều trị các triệu chứng mà trẻ em thường mắc phải là biếng ăn, ra mồ hôi trộm, đái dầm, ho hen viêm phế quản.. .và người già thường âm hư hoả vượng, huyết áp cao gây chóng mặt, ù tai, đau lưng, mỏi gối...Sản phẩm được bào chế dưới dạng thuốc nước, sau khi ra đời được nhiều người tiêu dùng đón nhận và doanh số tăng mạnh qua các năm.
Bảng 3.10 : Doanh số của 2 sản phẩm Lục vị hoàn và Lục vị ẩm qua 3 năm
Sản phẩm Doanh số (tỉ VNĐ)
2003 2004 2005 Lục vị hoàn 0,2 0,6 1,7 Lục vị ẩm ra đời 6,1 7,5
3.1.4.3. Sản phẩm mới “bám đuôi” các sản phẩm đã có trên thị trường
Đây là một xu hướng hiện nay được rất nhiều công ty áp dụng không những đối với những sản phẩm tân dược mà hiện tượng “bám đuôi” các sản phẩm đông dược trở nên ngày càng phổ biến. Do những sản phẩm “bám đuôi” (hay sản phẩm
ăn theo) có cùng thành phần, có thể có tên, hình thức bao bì mẫu mã gần giống
với sản phẩm đang bán chạy trên thị trường nên các công ty sản xuất hàng “ăn theo” sẽ giảm bớt chi phí quảng cáo, chi phí tìm hiểu nhu cầu về sản phẩm do đó giá sẽ thấp hơn sản phẩm gốc. Việc sản xuất quá nhiều sản phẩm “ăn theo” ban đầu có thể đem lại cho doanh nghiệp những thuận lợi nhất định, nhưng về lâu dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến uy tín của doanh nghiệp và nếu xét trên tổng thể sẽ kìm hãm sự phát triển của thị trường đông dược Việt Nam.
x Trong số 5 côngiy ĩrễrnMTrapHaco là công ty ẽỗ số sản phẩm đông dược~bf “bám đuôi” nhiều nhất như: Viên sáng mắt bị Naphaco, CT dược Hải Phòng, CT TNHH Đông Đô, CTCP DP Ninh Bình, CT CPDP Thanh Hoá, CT TNHH Á Chây,
“bám đuôi”; Hoạt huyết dưỡng não bị Naphaco, Nam dược, Foripharm. CT aươc