CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO KHU CÔNG NGHIỆP
2.5.3.2 Mô hình nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút vốn đầu tư trực tiếp vào các khu công nghiệp Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu” (Tác giả Tôn Đức
trực tiếp vào các khu công nghiệp Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu” (Tác giả Tôn Đức
Hoàn-2011)
Vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên của địa phương ảnh hưởng lớn tới sự hình thành và phát triển của các Khu công nghiệp. Vị trí địa lý thuận lợi (thuận tiện giao thông để vận chuyển hàng đi khắp thế giới) và có tài nguyên thiên nhiên ưu đãi (những nguyên liệu có thể làm đầu vào cho các ngành sản xuất công nghiệp).
Cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào các khu công nghiệp là một tổng thể hạ tầng phát triển phải bao gồm một hệ thống giao thông vận tải đồng bộ với các cầu cảng, đường
sá, kho bãi, và các phương tiện vận tải đủ sức bao phủ quốc gia và đủ tầm hoạt động
quốc tế, một hệ thống bưu điện thông tin liên lạc viễn thông với các phương tiện nghe nhìn hiện đại, có thể nối mạng thống nhất toàn quốc là liên thông toàn cầu, hệ thống điện, nước đầy đủ và phân bổ tiện lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đời sống xã hội, một hệ thống mạng lưới cung cấp các loại dịch vụ khác (y tế, giáo dục, giải trí, các dịch vụ hải quan, tài chính, thương mại, quảng cáo, kỹ thuật…) phát triển rộng khắp, đa dạng, và có chất lượng cao.
Nguồn lao động địa phương với đội ngũ nhân lực có tay nghề cao là điều kiện rất quan trọng để địa phương vượt qua những hạn chế về tài nguyên thiên nhiên và trở nên hấp dẫn các nhà đầu tư.
34
Các yếutố bên trong khu công nghiệp
Vấn đề quy hoạch khu công nghiệp là địa phương phải dựa trên lợi thế riêng có của mình để xây dựng quy hoạch các Khu công nghiệp cho hợp lý. Để giải quyết tối ưu bài toán quy hoạch, khi xây dựng phải xem xét đầy đủ tất cả các yếu tố: vị trí địa lý,
điều kiện tự nhiên, nguồn nhân lực vật chất, tài nguyên, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực…
Vấn đề giải phóng mặt bằng khu công nghiệp. Công tác đền bù giải phóng mặt bằng để xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng trong khu công nghiệptạo điều kiện nhà
đầu tư nhận mặt bằng kịp tiến độ.
Hạ tầng trong khu công nghiệp được xây dựng đấy đủ gồm: hệ thống giao thông nội bộ, hệ thống cấp điện, hệ thống cấp nước, thoát nước, hệ thống xử lý nước thải, hệ thống thông tin liên lạc, kho ngoại quan, và các tiện ích công cộng khác trong
khu công nghiệp như: Ngân hàng, bảo hiểm, trạm phòng cháy chữa cháy, trạm y tế, trung tâm kho vận, trạm biến áp, trạm xử lý vật phế thải công nghiệp, nhà ăn cho công nhân, hồ bơi, sân tennis…
Hệ thống dịch vụ trong khu công nghiệplà mộttrong những tiêu chí quan trọng nhằm tăng sức hấp dẫn, sức cạnh tranh, cũng như hiệu quả hoạt động cho các Khu công nghiệp.
Chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp vào các khu công nghiệp, địa phương cần đưa ra các chính sách hỗ trợ như: Về chính sách đất đai ; Về chính sách thuế ;
Chính sách tín dụng đầu tư ; …
Quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp. Bộ máy đó phải là phải thống nhất, gọn nhẹ, sáng suốt, và nhạy bén.