CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO KHU CÔNG NGHIỆP
2.4.2: Các yếu tố bên trong khu công nghiệp
25
Sự hình thành các cụm nghành: Cụm ngành bao gồm các doanh nghiệp cung ứng đầu vào và dịch vụ có liên quan, hoặc các ngành nghề khác có chia sẽ về hoạt động sản xuất, công nghệ và quan hệ khách hàng; các định chế tài chính, giáo dục, nghiên cứu; những tổ chức này phải nằm gần nhau về mặt địa lý.
Công tác quy hoạch có ảnh hưởng rất lớn tới thu hút vốn đầu tư phát triển vào
các khu công nghiệp. Địa phương phải dựa trên lợi thế riêng có của mình để xây dựng
quy hoạch các khu công nghiệp cho hợp lý. Để giải quyết tối ưu bài toán quy hoạch, khi xây dựng phải xem xét đầy đủ tất cả các yếu tố: vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, nguồn nhân lực vật chất, tài nguyên, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực…Việc đầu tư phát
triển các khu công nghiệp không theo quy hoạch hoặc quy hoạch không hợp lý sẽ không tận dụng được lợi thế so sánh, dẫn tới hiệu quả hoạt động các khu công nghiệp bị giảm sút.
Công tác quản lý và hỗ trợ của chính quyền địa phương: thể hiện qua sự sẵn
lòng và kỹ năng phục vụ của cán bộ công chức cho các nhà đầu tư.Đối với những thủ tục hành chính, những quy định phát luật cần phải được đơn giản, công khai và nhất quán, được thực hiện bởi những con người có trình độ chuyên môn cao, được giáo dục tốt và có kỷ luật, tôn trọng phát luật.
Chính sách ưu đãi đầu tư: Khi đưa ra quyết định đầu tư, các nhà đầu tư thường giải bài toán sao cho chi phí thấp nhất và lợi nhuận mang lại là nhiều nhất. Để hấp dẫn các nhà đầu tư, địa phương cần đưa ra các chính sách hỗ trợ như :
Về chính sách đất đai: ổn định đơn giá thuê đất hàng năm, miễn nộp tiền thuê đất một số năm đầu cuảdự án tùy theo địa bàn đầu tư, …
Về chính sách thuế: ưu đãi thuế suất thuế.
Chính sách tín dụng đầu tư: ưu tiên cho vay vốn để đầu tư hoặc hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư từ vốn tín dụng đầu tư của nhà nước…
Chính sách hỗ trợ đào tạo: xúc tiến đào tạo ngoại ngữ, kỹ thuật và các kỹ năng.