2. 3.2 Các đặc tính của tinh dịch
2.8 Bảo quản tinh dịch
2.8.1 Mục đích và phương pháp bảo quản tinh dịch
Theo Nguyễn Thiện và ctv (2006), mục đích của tồn trữ tinh dịch nhằm ức chế sự hoạt động, đồng thời kéo dài thời gian sống của tinh trùng khi tinh trùng ra khỏi cơ thể. Tùy vào điều kiện nghiên cứu tồn trữ có thể bảo quản tinh dịch ở các mốc nhiệt độ khác nhau. Tinh trùng sau khi ra khỏi cơ thể không đồng hóa để duy trì sự sống mà chỉ có tiêu hao năng lượng bản thân rồi chết. Việc nghiên cứu những đặc điểm sinh học của tinh trùng cho phép bảo quản tinh dịch ngoài cơ thể động vật và sử dụng có hiệu quả tinh dịch, có thể theo 2 điều kiện: tinh dịch được bảo quản ở trạng thái bất động của tinh trùng, càng làm cho tinh trùng ít hoạt động càng có thể kéo dài việc bảo quản tinh dịch. Có thể hạn chế hoạt động của tinh trùng bằng cách:
Hạ nhiệt độ.
Tạo điều kiện khống chế quá trình chuyển hóa của tinh trùng (bằng môi trường toan tính hoặc bổ sung Trilon B).
Làm loãng chất tiết của các tuyến sinh dục phụ bằng những dung dịch không kích thích tinh trùng hoạt động và không phá hủy màng bọc lipoproteid của tinh trùng.
Ngăn ngừa sự ngộ độc của tinh trùng do độc tố vi khuẩn.
Theo Nguyễn Thiện và ctv (2006), để bảo quản được tinh dịch, một trong các điều kiện là chuyển tinh trùng trở thành trạng thái sống tiềm sinh. Khi còn ở trong cơ thể, tinh trùng có thể duy trì sức sống tương đối lâu dài. Muốn bảo quản tinh dịch ở ngoài cơ thể trong điều kiện dương, có thể điều chỉnh nhiệt độ một cách có hiệu quả tốc độ chuyển hóa trong tinh trùng.
Theo Đào Đức Thà (2006), Nhiệt độ bảo quản thích hợp cho tinh dịch đã pha loãng của heo là 15 - 180C. Bảo quản ở nhiệt độ cao hơn 180C trong thời gian ngắn cũng không ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng tinh dịch. Nên để tinh dịch đã pha loãng của heo nơi bóng tối và cứ 12 giờ lại lắc nhẹ một lần sẽ có lợi cho quá trình bảo quản.
* Bảo quảnở nhiệt độ tự nhiên trong phòng
Theo Nguyễn Thiện và ctv (2006), phương pháp bảo quản này chỉ thích hợp khi sử dụng tinh trong ngày. Do không khống chế được nhiệt độ nên nhiệt độ tăng
20
giảm liên tục, làm giảm sức sống tinh trùng (biên độ nhiệt độ thay đổi quá 20C trong khi bảo quản sẽ giảm sức sống tinh trùng).
Cách tiến hành: đặt các liều tinh đã pha loãng vào một chậu nước sạch (mực nước trong chậu ngang vai lọ đựng tinh). Tất cả được đặt yên tĩnh trong phòng, nếu có quạt máy cho quạt nhẹ trên chậu nước để cho nước bốc hơi làm mát lọ đựng tinh. Mỗi buổi đảo nhẹ lọ tinh vài lần để chống sa lắng.
* Bảo quảnở nhiệt độổn định trong phòng (20 - 220C)
Theo Nguyễn Thiện và ctv (2006), muốn bảo quản tinh dịch trong điều kiện này, cần sử dụng những công thức môi trường tổng hợp không có lòng đỏ trứng, môi trường nên có pH = 6,4 - 6,8. Đồng thời sử dụng phối hợp nhiều kháng sinh. Ví dụ ngoài penicillin (500.000 UI/lít môi trường) và streptomycin (500 mg/lít môi trường) hoặc tetracyclin (0,05 g/lít môi trường), cần bổ sung một vài kháng sinh khác như một trong các thứ sau: oxycilin (500 UI/ml môi trường), monomycin (250 UI/ml môi trường)…
* Bảo quảnở nhiệt độ mát (15 - 180C)
Dùng nước đá
Theo Nguyễn Thiện và ctv (2006), cho nước đá vào phích (phích thủy tinh đựng nước đá hoặc phích kim loại) hoặc hộp xốp, bên trên có lót vải hoặc khăn bông sạch, rồi đựng các lọ đựng tinh lên trên lớp vải hoặc khăn bông sạch, rồi đựng các lọ đựng tinh lên trên lớp vải, muốn điều chỉnh nhiệt độ thì đặt thêm hoặc lấy bớt các lớp vải.
Chú ý: không đểcho nước đá tan ngấm vào miệng các lọđựng tinh dịch.
Dùng axit acetic đóng băng
Theo Nguyễn Thiện và ctv (2006), đặt các lọaxit acetic vào ngăn làm nước đá của tủ lạnh, axit sẽ đóng băng. Đặt các lọaxit đó vào hộp xốp dùng bảo quản và vận chuyển tinh dịch. Vì axit acetic tan chảy ở 100C, nên tạo được nhiệt độ 15 - 180C trong hộp xốp để bảo quản tinh dịch trong suốt thời gian axit acetic từ trạng thái đóng băng trở về dạng lỏng. Phương pháp này thích hợp cho bảo quản vận chuyển tinh dịch trong vòng 1 ngày.
Dùng thiết bị bảo ôn (15 - 180C)
Theo Nguyễn Thiện và ctv (2006), đây là một dạng ‘‘tủ làm mát’’ cỡ nhỏ dùng điện đặt trong phòng hay đặt trên các phương tiện vận chuyển. Nhiệt độ
21
trong thiết bị được ổn định 15 - 180C, hàng ngày đảo nhẹ lọ tinh 1 - 2 lần để chống sa lắng và giúp tinh trùng phân bố đều trong lọ.
2.8.2 Một số yếu tốảnh hưởng đến kết quả bảo quản tinh dịch * Chất lượng tinh dịch * Chất lượng tinh dịch
Chất lượng tinh dịch có ảnh hưởng đến kết quả bảo quản.
* Nhiệt độ bảo tồn
Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến tinh trùng theo hai hướng: tăng cường hoặc làm giảm sức sống tinh tinh trùng, do đó kéo dài hoặc rút ngắn đời sống tinh trùng. Nếu để tinh trùng trong môi trường có nhiệt độ 50C tinh trùng sẽ không hoạt động hoặc động đậy tí chút. Khi nhiệt độđược nâng lên 100C, hoạt động của tinh trùng trở nên tích cực hơn. Nếu nhiệt độ tiếp tục nâng cao, hoạt động của tinh trùng cũng mạnh hơn và đạt mức hoạt động tối đa ở nhiệt độ 38 - 410C, nhưng sau đó sẽ chết ngay. Nếu nhiệt độ lên đến 460C, protein của tinh trùng chuyển sang tình trạng biến tính không phục hồi được (Nguyễn Thiện và ctv, 2006).
Sau khi pha loãng phân liều, để cho nhiệt độ tinh pha từ 350C tự hạ dần xuống nhiệt độ bảo quản 15 - 180C (cần khoảng 4 - 6 giờ). Tinh dịch heo đang được bảo quản ở nhiệt độ mát (ví dụ ở 180C), nếu bị đưa ra khỏi nơi bảo quản để ở 37 - 380C (tuy với một thời gian ngắn) rồi đưa vào bảo quản trở lại, mặc nhiên sẽ tạo nên một chênh lệch lớn vềbiên độ bảo quản và làm giảm rõ rệt sức sống của tinh trùng. Duy trì nhiệt độ bảo quản thật ổn định (không thường xuyên làm thay đổi biên độ nhiệt độ là một trong các yếu tố giúp cho tinh trùng duy trì sức sống được lâu) (Nguyễn Thiện và ctv, 2006).
* Ánh sáng
Ánh sáng của mặt trời sẽlàm tăng cường hoạt động của tinh trùng và chúng sẽ chết sau 20 - 40 phút. Vì thế khi tiến hành gieo tinh nhân tạo không cho tinh dịch tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
* Thời gian quản tồn
Không thể bảo quản tinh dịch heo trong thời gian dài bằng môi trường pha loãng thông thường ở nhiệt độ dương. Chất lượng tinh dịch và tỉ lệ thụ thai của tinh dịch sẽ giảm dần qua thời gian bảo quản. Vì vậy, người ta cho rằng có thể bảo quản tinh dịch (dạng lỏng) của heo được 3 - 7 ngày, nhưng nếu sử dụng trong vài ngày đầu thì đạt được tỉ lệ thụ thai cao nhất (Nguyễn Thiện và ctv, 2006).
22
2.9 LIỀU PHỐI VÀ SỐ LƯỢNG TINH TRÙNG TRONG LIỀU PHỐI
2.9.1 Liều phối
Theo Trần Tiến Dũng và ctv (2002), yêu cầu kỹ thuật và liều phối sao cho vừa phải chứa đựng đủ số lượng tinh trùng cần thiết để có thể thụ thai tốt cho con cái, vừa phải có tác dụng kích thích nhu động tử cung con cái.
Theo Trần Tiến Dũng và ctv (2002) (dẫn từ nguồn của Milovanov), ở heo dung lượng tinh phải tăng theo khối lượng con cái. Dung lượng tinh đã pha, phối cho heo nái thích hợp là 1ml/kg khối lượng. Tuy nhiên, hầu hết các nước hiện nay phối với lượng tinh là 0,4 - 0,6 ml/kg khối lượng. Ở Việt Nam, dung lượng phối đó cho một heo nái hiện dùng có hiệu quả cho heo nội, heo lai và heo ngoại lần lượt là 30, 60 và 100 ml/lần.
2.9.2 Số lượng tinh trùng trong liều phối
Để đạt được kết quả thụ tinh, phải có một số lượng tinh trùng thích hợp. Theo Trần Tiến Dũng và ctv (2002) (dẫn từ nguồn Milovanov), quan hệ giữa tỉ lệ thụ thai và số lượng tinh trùng trong liều phối là tỉ lệ thuận.
Theo Trần Tiến Dũng và ctv (2002), số lượng tinh trùng trong liều phối: Với heo nái nội: liều phối 30 ml, trong đó có khoảng 109 ml tinh trùng. Với heo nái ngoại: liều phối 50 ml, trong đó có khoảng 1,5x109 ml tinh trùng.
Với heo nái lai: liều phối 100 ml, trong đó có 3x109 tinh trùng. Theo Nguyễn Thiện và ctv (2006), yêu cầu đối với một liều dẫn tinh:
Với heo nái nội là 30 - 50 ml, trong đó có 1 - 1,5 x109 tinh trùng tiến thẳng.
Với heo nái ngoại 50 - 60 ml, trong đó có 1 - 1,5 x109 tinh trùng tiến thẳng.
Với heo nái lai 90 - 100 ml, trong đó có 1,5 - 2 x109 tinh trùng tiến thẳng.
2.10 CÁC GIỐNG HEO 2.10.1 Giống heo pietrain 2.10.1 Giống heo pietrain
23
Đặc điểm: màu lông da trắng đan xen từng đám đen - trắng loang không đều trên cơ thể, tai thẳng đứng, đầu to vừa phải, mõm thẳng, 4 chân thẳng, mông nở, đùi to, lưng rộng.
Hình 2.1: Heo Pietrain
Nguồn: http://ttgiongvatnuoipy.com
Chỉ tiêu năng suất: heo đực tuổi trưởng thành đạt 250 - 280 kg và heo cái đạt 180 - 200 kg. Khả năng tăng trọng từ 35 - 90 kg là 770 ngày. Tiêu tốn 2,58 kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng.
Ưu điểm và nhược điểm: Thích nghi kém ở khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, khả năng chịu đựng kém, nhạy cảm với stress. Tỉ lệ nạc cao nhất trong các giống heo ngoại 60 - 62% nạc. Heo Pietrain thường sử dụng để lai với Duroc để tạo ra đực cuối cùng nhằm năng cao nâng suất thịt mông và tỉ lệ nạc.
2.10.2 Giống heo Duroc
Nguồn gốc: heo Duroc xuất xứ từ Bắc Mỹ.
Đặc điểm: heo Duroc có thân hình vững chắc, long có màu nâu vàng nhạt đến nâu sẩm, bốn chân to khỏe, vững chắc, ngực sâu, rộng, mông vai phát triển và cân đối, mõm thẳng, tai to ngắn, ở phần tai trước cụp, gập về phía trước, chất lượng thịt tốt. Khả năng tăng trọng nhanh, tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng trọng thấp, đẻ con ít, tiết sữa kém.
24
Hình 2.2: Heo Duroc
Nguồn: http://ttgiongvatnuoipy.com
Chỉ tiêu năng suất: đực giống trưởng thành nặng 300 - 350 kg, nái nặng 200 - 250 kg. Mỗi lứa đẻ 7 - 8 con. Tăng khối lượng nhanh 0,7 kg/ngày. Tỉ lệ nạc 58 - 60,4%.
Ưu điểm và nhược điểm: thích ứng chịu đựng cao với điều kiện khí hậu, ít nhạy cảm với stress. Khả năng sinh trưởng tốt và phẩm chất thịt heo tốt và ngon. Sử dụng heo Duroc cho lai kinh tế tăng trọng nhanh, tỉ lệ nạc cao.
2.10.3 Giống heo Landrace
Nguồn gốc: Landrace là giống heo hướng nạc có nguồn gốc từ Đan Mạch. Đặc điểm: màu lông da trắng tuyền, mông nở, dài đòn, mình thon, mõm dài, tai rủ về phía trước che cả mắt, bốn chân hơi yếu.
Hình 2.3: Heo Landrace
Nguồn: http://ttgiongvatnuoipy.com
Chỉ tiêu năng suất: heo đực tuổi trưởng thành nặng 270 - 300 kg và heo nái nặng 200 - 230 kg. Tỉ lệ nạc 54 - 56%. Đẻ nhiều con 10 - 12 con/lứa.
25
Ưu điểm và nhược điểm: thích nghi kém trong điều kiện nhiệt đới nóng ẩm. Hướng nuôi là thuần, lai ngoại x ngoại, ngoại x nội để thực hiện chương trình nạc hóa đàn heo.
2.10.4 Giống heo lai Pi - Du
Nguồn gốc: đây là giống heo lai được tạo ra từ heo đực giống ngoại Pietrain và heo nái giống ngoại Duroc. Giống heo Pi - Du có tỷ lệ máu lai 50% giống Duroc, 50% Pietran được chọn lọc qua nhiều thế hệ thừa hưởng được các ưu điểm của hai giống heo trên về khả năng tăng trọng, chất lượng thịt và tỷ lệ nạc cao.
Đặc điểm: màu lông nâu nhạt, đỏ thẫm, tai cúp về phía trước, mõm thẳng, thân hình dài, mông vai phát triển, tăng trọng nhanh.
Hình 2.4: Heo lai Pi - Du
Nguồn: http://nnptntvinhphuc.gov.vn
Chỉ tiêu năng suất: trọng lượng trưởng thành con đực: 300 - 350 kg. Tỉ lệ nạc 60 - 62%. Đạt 100 kg khi được 150 - 160 ngày tuổi.
Ưu điểm và nhược điểm: tăng trọng nhanh, cho nạt nhiều trong thân thịt. Dùng làm con đực cuối cùng để lai với heo Yorkshire hay Landrace… tạo ra con thương phẩm có chất lượng rất cao.
2.11 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
2.11.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở miền bắc Việt Nam, kỹ thuật thụ tinh nhân tạo heo được khởi đầu từ năm 1956, đến năm 1958 Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo gia súc (chủ yếu là heo và bò). Từ năm 1960 trở lại đây, do yêu cầu giảng dạy, nghiên cứu khoa học và do sản xuất đòi hỏi, với sự giúp đỡ của chuyên gia Liên Xô cũ, kỹ thuật thụ tinh nhân tạo thực sự mới được phát triển mạnh mẽ.
26
Công tác nghiên cứu để hoàn thiện và nâng cao kỹ thuật thụ tinh nhân tạo heo được tiến hành thường xuyên ở một số viện nghiên cứu, trường Đại học và cả ở một số trạm trại. Tại đây đã tiến hành nghiên cứu về phẩm chất tinh dịch heo, một số đặc điểm lý hóa của tinh dịch heo, nghiên cứu về phương pháp lấy tinh bảo tồn tinh dịch heo, liều dẫn tinh…
2.11.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Hiện nay trên thế giới nhất là một số nước có nền chăn nuôi tiến tiến thì vấn đề nghiên cứu về môi trường và nhiệt độ bảo quản tinh dịch thích hợp, nồng độ tinh trùng trong một liều gieo tinh heo là (2x109 - 3x109) cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến, nhằm mục đích không ngừng nâng cao hơn nữa đối với hiệu quả đực giống.
Ở Liên Xô cũ từ năm 1930, Liên Xô cũ là quốc gia đầu tiên nghiên cứu kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho heo. Smidt (1965) đã nghiên cứu về tần số lấy tinh, bội số pha loãng, nhiệt độ bảo tồn.
Ở Nhật đã tiến hành các công trình nghiên cứu thụ tinh nhân tạo đầu tiên từ năm 1948. Từ đầu 1990 trở lại đây, một số nhà khoa học Nhật Bản đã có những công trình nghiên cứu sâu về kỹ thuật thụ tinh nhân tạo heo. Các công trình nghiên cứu bao gồm:
Nghiên cứu 6 công thức môi trường pha loãng và bảo quản là Polyzanon, BTS, Kieb, Zorlosco, Modela, Butschwiler. Với 3 mức nhiệt độ bảo quản là 150C, 100C, và 50C.
Phương pháp hạ nhiệt sau 15 ngày bảo quản ở 100C hoạt lực vẫn đạt 75%, tỉ lệ đẻ đạt 80%, với 10 - 12 con /ổ.
Ở Pháp kỹ thuật thụ tinh nhân tạo được nghiên cứu áp dụng từ năm 1958. Đầu tiên, thụ tinh nhân tạo heo được áp dụng trong phạm vi xung quanh 2 trạm Loudiac và Bretagne, đến năm 1975 được mở rộng và phát triển tương đối mạnh ra một số vùng khác. Steger (1971) nghiên cứu về ảnh hưởng của chiếu sáng, nhiệt độ đến chất lượng tinh dịch heo đực.
27
Chương 3
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM
3.1.1 Thời gian và địa điểm
Thời gian: thí nghiệm được tiến hành từ ngày 24 tháng 07 năm 2013 đến ngày 20 tháng 12 năm 2013. Mẫu được thu thập tại cơ sở sản xuất tinh heo Năm Sang thuộc Cầu Kè - Trà Vinh và cơ sở sản xuất tinh heo Hai Chung thuộc Chợ Gạo - Tiền Giang.
Địa điểm: tại phòng thí nghiệm E202, bộ môn Thú Y, khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ.
3.1.3 Đối tượng thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành trên tinh dịch đã được pha loãng của giống heo Pi - Du và Pi - Lan.
3.1.4 Dụng cụ - hóa chất
Thùng trữ tinh, Waterbath.
Kính hiển vi, lame, lamelle, buồng đếm Neubauer. Nhiệt kế, cốc đông, ống đông có chia vạch.
Ống hút, ống pha loãng hồng cầu. Đèn cồn, cồn 960, Pipet 1 ml và 2 ml. Giấy đo pH, nước cất, nước đá khô.
Dung dịch Nacl 3%, Blue de Methylen 1%, Rough de Eosin 3%.
3.2 PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM
Chúng tôi tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu sau để đánh giá phẩm chất tinh dịch