Kết quả kiểm tra chất lượng tinh dịch đã được pha loãng của heo đực

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của nhiệt độ kiểm tra và nhiệt độ bảo quản lên chất lượng tinh dịch heo trên thị trường tại trà vinh và tiền giang (Trang 43)

2. 3.2 Các đặc tính của tinh dịch

4.1 Kết quả kiểm tra chất lượng tinh dịch đã được pha loãng của heo đực

PHA LOÃNG CỦA HEO ĐỰC PI – DU Ở NHIỆT ĐỘ 36,50C, 370C VÀ 37,50C

Để đánh giá chất lượng tinh trùng một cách chính xác, không ảnh hưởng đến kết quả thực thì tốt nhất nên kiểm tra tinh dịch trong điều kiện nhiệt độ là 370C (lame, lamelle, kính hiển vi phải giữ ấm). Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra ở đây là nếu nhiệt độ kiểm tra biến động lên hoặc xuống do điều kiện thời tiết, nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra hay không. Chính vì vậy, thí nghiệm được bố trí kiểm tra chất lượng tinh dịch ở 3 nhiệt độ 36,50C, 370C và 37,50C nhằm đánh giá ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ trong quá trình kiểm tra đến chất lượng tinh dịch. Chất lượng tinh dịch heo khi kiểm tra ở 3 nhiệt độ khác nhau được trình bày trong bảng kết quả sau:

Bảng 4.1: Chất lượng tinh dịch heo khi kiểm tra ở nhiệt độ 36,50C, 370C và 37,50C

Chú thích:

n: số mẫu kiểm tra

Kết quả từ Bảng 4.1 cho thấy không có sự khác biệt về hoạt lực tinh trùng khi kiểm tra ở 3 nhiệt độ 36,50C, 370C và 37,50C, hoạt lực tinh trùng lần lượt là (69,503,99), (75,703,18) và (75,902,75) với (P=0,322). Theo TCVN 1859/76 yêu cầu về hoạt lực tinh trùng heo trước khi phối giống tối thiểu là 70%. Kết quả thí nghiệm cho thấy, hoạt lực tinh trùng khi kiểm tra ở 3 nhiệt độ 36,50C, 370C và 37,50C của thí nghiệm đều đạt yêu cầu theo TCVN 1859/76. Như vậy, nếu nhiệt

Chỉ tiêu Đơn vị tính

Nhiệt độ kiểm tra

36,50C 370C 37,50C (n=10) pH - 6,900,03 7,100,03 7,100,03 Hoạt lực (A) % 69,503,99 75,703,18 75,902,75 Nồng độ (C) 109/80ml 4,080,19 4,000,21 4,080,14 Tỉ lệ sống % 77,202,43 86,101,03 80,202,24

33

độ kiểm tra chất lượng tinh dịch dao động trong khoảng 0,5% không ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra. Ngoài ra, những mẫu tinh đã kiểm tra có hoạt lực tinh trùng cao hơn tiêu chuẩn, nên có thể kết luận rằng bước đầu những lọ tinh này đủ điều kiện để tiến hành gieo cho gia súc cái. Theo Nguyễn Thiện và ctv (2006), nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến hoạt lực tinh trùng theo 2 hướng: tăng cường hoặc làm giảm sức sống tinh trùng, do đó kéo dài hoặc rút ngắn đời sống của tinh trùng. Điều này cho thấy, yếu tố nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt lực tinh trùng.

Theo TCVN 1859/76, chất lượng tinh dịch là đạt chuẩn khi có tỉ lệ tinh trùng sống tối thiểu là 70%, kết quả kiểm tra của thí nghiệm ở 3 nhiệt độ khác nhau 36,50C, 370C và 37,50C lần lượt là (77,202,43), (86,101,03) và (80,202,24), cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn quy định. Tuy nhiên, tỉ lệ tinh trùng sống khi kiểm tra ở nhiệt độ 370C là cao nhất so với nhiệt độ 36,50C và 37,50C.

Kết quả thí nghiệm cho thấy không có sự khác biệt về nồng độ tinh trùng khi kiểm tra ở 3 nhiệt độ khác nhau. Nồng độ tinh trùng khi kiểm tra ở nhiệt độ 36,50C là (4,080,19), 370C là (4,000,21) và 37,50C là (4,080,14), với (P=0,937). Theo Trần Tiến Dũng (2002) lượng tinh trùng trong một liều gieo cho heo nái ngoại là 2 - 3 tỉ/ml. Kết quả thí nghiệm khi kiểm tra ở 3 nhiệt độ 36,50C, 370C và 37,50C đều cao hơn nhiều so với nghiên cứu. Nồng độ tinh trùng trong một liều phối sao cho vừa phải chứa đựng đủ số lượng tinh trùng cần thiết để có thể thụ thai tốt cho con cái, vừa phải có tác dụng kích thích nhu động tử cung con cái, nồng độ tinh trùng càng cao thì tỉ lệ đậu thai sẽ càng tăng. Như vậy, nồng độ tinh trùng của giống heo Pi - Du tại cơ sở sản xuất tinh Năm Sang - Trà Vinh là đủ tiêu chuẩn để gieo tinh cho gia súc cái.

Kết quả thí nghiệm cho thấy pH khi kiểm tra ở 3 nhiệt độ khác nhau dao động từ 6,9 - 7,1. Kết quả này phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam 1859/76 pH tinh dịch đạt chuẩn từ 6,8 - 8,1.

Nhìn chung, các chỉ tiêu chất lượng tinh dịch đã được pha loãng của heo đực Pi - Du tại cơ sở Năm Sang - Trà Vinh đều đạt tiêu chuẩn quy định của nhà nước TCVN 1859/76. Như vậy, chúng ta có thể sử dụng nhiệt độ dao động từ 36,5 - 37,50C để kiểm tra các chỉ tiêu. Tuy nhiên, kiểm tra chất lượng tinh dịch ở nhiệt độ 370C là cho kết quả tốt nhất.

34

4.2 KẾT QUẢ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH ĐÃ ĐƯỢC

PHA LOÃNG VÀ BẢO QUẢN CỦA HEO ĐỰC PI – LAN Ở NHIỆT ĐỘ

200C, 300C VÀ 370C

Trước khi dẫn tinh cho gia súc cái, các cơ sở sản xuất tinh heo nhân tạo cần phải vận chuyển tinh dịch đi xa hoặc tỉ lệ sử dụng tinh dịch thấp, nên các cơ sở này cần phải giữ tinh dịch vài ngày mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng. Chính vì vậy, thí nghiệm được bố trí bảo quản tinh dịch ở 3 nhiệt độ khác nhau 200C, 300C và 370C, nhằm tìm ra một nhiệt độ thích hợp để vừa kéo dài thời gian sống của tinh trùng, vừa không làm ảnh hưởng đến kết quả thụ tinh. Chất lượng tinh dịch khi bảo quản ở 3 nhiệt độ khác nhau được trình bày ở bảng kết quả sau:

Bảng 4.2: Chất lượng tinh dịchđược bảo quảnở nhiệt độ 200C, 300C và 370C

Chú thích:

n: số mẫu kiểm tra

Kết quả từ Bảng 4.4 cho thấy, có sự khác biệt về hoạt lực tinh trùng khi bảo quản tinh dịch ở 3 nhiệt độ khác nhau. Hoạt lực tinh trùng của thí nghiệm khi bảo quản ở nhiệt độ 200C là (50,003,33), ở 300C là (55,001,67), ở 370C là (65,001,67), với (p=0,000). Theo Lê Hoàng Sĩ (2000), nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hoạt động tinh trùng. Khi nhiệt độ thấp tinh trùng giảm hoạt động và rơi vào trạng thái tiềm sinh. Khi nhiệt độ cao tinh trùng hoạt động càng nhanh, tiêu hao năng lượng và chết rất nhanh. Như vậy, chúng ta có thể kết luận rằng nhiệt độ bảo quản tinh dịch ở 200C cho kết quả tốt hơn khi bảo quản tinh dịch ở 300C và 370C, vì khi chúng ta bảo quản tinh dịch nhiệt độ 200C tinh trùng ít hoạt động và ít tiêu hao năng lượng, nên tỉ lệ sống cao hơn, tinh trùng sống được thời gian dài.

Chỉ tiêu Đơn vị tính Nhiệt độ bảo quản 200C 300C 370C (n=9) (n=9) (n=9) Hoạt lực (A) % 50,003,33 55,001,67 65,001,67 Nồng độ (C) 109/80ml 2,001,33 2,400,27 2,001,33 Tỉ lệ sống % 94,500,17 93,500,17 91,500,17

35

Theo TCVN 1859/76, chất lượng tinh dịch là đạt tiêu chuẩn khi có tỉ lệ tinh trùng sống tối thiểu là 70%. Tỉ lệ tinh trùng sống của thí nghiệm khi bảo quản tinh dịch ở 3 nhiệt độ khác nhau 200C, 300C và 370C lần lượt là: (94,500,17), (93,500,17) và (91,500,17) với (P=0,000), kết quả thí nghiệm cao hơn rất nhiều và phù hợp với TCVN 1859/76. Tỉ lệ tinh trùng sống khi bảo quản tinh dịch ở nhiệt độ 200C cho kết quả cao hơn khi bảo quản tinh dịch ở nhiệt độ 300C và 370C. Điều này có thể giải thích là do, khi chúng ta bảo quản tinh dịch ở 200C, nhiệt độ này ức chế một phần nào sự hoạt động của tinh trùng, nên tinh trùng ít hoạt động và tỉ lệ tinh trùng sống sẽ caohơn.

Kết quả thí nghiệm cho thấy, nồng độ tinh trùng khi bảo quản ở nhiệt độ 200C và 370C là (2,001,33), ở nhiệt độ 300C là (2,400,27), với (P=0,000). Khi so với nghiên cứu của Đào Đức Thà (2006), nồng độ tinh trùng trong 1 liều gieo đối với heo nái ngoại là 1,5 - 2x109 tinh trùng, kết quả thí nghiệm ở 3 nhiệt độ bảo quản đều đạt tiêu chuẩn. Theo Nguyễn Thiện và ctv (2006), nồng độ tinh trùng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: giống, tuổi, khí hậu, chế độ nuôi dưỡng, sử dụng. Điều này cho thấy, yếu tố nhiệt độ không ảnh hưởng đến nồng độ tinh trùng, nên khi chúng ta bảo quản tinh dịch ở bất cứ nhiệt độ nào thì cũng không làm thay đổi nồng độ tinh trùng.

Như vậy, chúng ta có thể kết luận rằng khi bảo quản tinh dịch ở nhiệt độ 200C thì chất lượng tinh dịch tốt hơn khi bảo quảnở nhiệt độ 300C và 370C.

36

Chương 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1 Kết luận

Qua thời gian thực hiện đề tài ‘‘Ảnh hưởng của nhiệt độ kiểm tra và nhiệt độ bảo quản lên chất lượng tinh dịch heo trên thị trường tại Trà Vinh và Tiền Giang’’, chúng tôi có một số kết luận được rút ra như sau:

Kiểm tra chất lượng tinh dịch ở nhiệt độ dao động từ 36,5 - 37,50C đều đạt TCVN 1856/79, nhưng kiểm traở nhiệt độ 370C cho kết quả tốt nhất.

Bảo quản tinh dịch ở nhiệt độ 200C cho kết quả tốt hơn khi bảo quản ở nhiệt độ 300C và 370C.

5.2 Đề nghị

Trước khi tiến hành gieo tinh cho heo cái cần phải kiểm tra lại chất lượng tinh dịch (phải đạt chuẩn).

37

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đinh Tấn Anh, 2010. Đánh giá chất lượng tinh dịch và so sánh thời gian tồn trữ tinh dịch heo bằng hai loại môi trường pha loãng (BTS, NIAH2) tại trại chăn nuôi thực nghiệm Hòa An, Luận văn tốt nghiệp Bác Sĩ Thú Y, Đại Học Cần Thơ.

2. Nguyễn Tấn Anh, Nguyễn Quốc Đạt, 1997. Thụ tinh nhân tạo gia súc - gia cầm. NXB Nông Nghiệp - Thành Phố Hồ Chí Minh.

3. Nguyễn Tấn Anh, 2003. Thụ tinh nhân tạo cho gia súc - gia cầm. NXB Lao Động - Xã Hội.

4. Trần Thị Dân, 2004. Sinh sản heo nái và sinh lý heo con. NXB Nông Nghiệp - Hà Nội. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh, 2002. Sinh sản gia súc. NXB Nông nghiệp - Hà Nội.

5. Đỗ Trung Giã, 2011. Bài giảng Sản khoa gia súc. Đại Học Cần Thơ. 6. Phan Vũ Hải, 2008. Bài giảng Sinh sản gia súc. Đại Học Huế.

7. Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn To, 2006. Thiến và thụ tinh vật nuôi, NXB Lao Động - Hà Nội.

8. Đào Đức Thà, 2006. Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo vật nuôi. NXB Lao Động - Xã Hội.

9. Đinh Công Thẳng, 2010. Đánh giá chất lượng tinh dịch và theo dõi thời gian tồn trữ tinh dịch ở trại heo giống Minh An thuộc Tỉnh Vỉnh Long, Luận văn tốt nghiệp Bác Sĩ Thú Y, Đại Học Cần Thơ.

10. Nguyễn Thiện, 2008. Giống heo nâng suất cao Kỹ thuật chăn nuôi hiệu quả. NXB Nông Nghiệp - Hà Nội.

11. Nguyễn Thiện, Nguyễn Tấn Anh, Đỗ Hữu Hoan, 2006. Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho lợn ở Việt Nam. NXB Nông Nghiệp - Hà Nội.

12. Nguyễn Thiện, Đào Đức Thà, 1999. Cẩm nang Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo gia súc gia cầm. NXB Nông Nghiệp - Hà Nội.

13. Nguyễn Thiện, Võ Trọng Hốt, 2007. Kỹ thuật chăn nuôi và chuồn trại nuôi heo. NXB Nông Nghiệp - Hà Nội.

38

14. Lê Phạm Hoàng Việt, 2010. Khảo sát quy trình sản xuất tinh nhân tạo và năng suất sinh sản trên đàn heo nái tại trại chăn nuôi thực nghiệm Hòa An, Tỉnh Hậu Giang, Luận văn tốt nghiệp Bác Sĩ Thú Y, Đại Học Cần Thơ. 15. Nguyễn Long Vân, 2010. Đánh giá phẩm chất tinh dịch heo tại một sơ sở tư

nhân nuôi heo đực giống thuộc Thành Phố Cần Thơ, Luận văn tốt nghiệp Bác Sĩ Thú Y, Đại Học Cần Thơ.

16. Lê Hoàng Sĩ, 2000. Bài giảng gieo tinh nhân tạo. Đại Học Cần Thơ.

17. http://ebook.ringring.vn/chi-tiet/nghien-cuu-danh-gia-chat-luong-tinh-trung-duoc- lay-tu-mao-tinh-sau-bao-quan-dong-lanh/41033.html 18. http://idoc.vn/tai-lieu/ky-thuat-thu-tinh-nhan-tao-vat-nuoi-dao-duc-tha-phan-5.html 19. http://nnptntvinhphuc.gov.vn/index.php?action=details&&idmuc=GSGC04 20. http://ttgiongvatnuoipy.com/news/Gioi-thieu-cac-loai-giong/HEO-GIONG-SIEU- NAC-21/

39

PHỤ CHƯƠNG

Một số hình ảnh trong quá trình thực hiện đề tài

Hình 1: Thùng trữ tinh Hình 2: Waterbath giữ ấm

tinh dịch ở nhiệt độ cần kiểm tra

40

Hình 5: Bảo quản tinh dịch ở nhiệt độ 300C

Hình 6: Bảo quản tinh dịch Hình 7: Giữ ấm tinh dịch và các ở nhiệt độ 200C dụng cụ ở nhiệt độ 36,50C

41

Hình 8: Giữ ấm tinh dịch và Hình 9: Giữ ấm tinh dịch và các các dụng cụ ở nhiệt độ 370C dụng cụ ở nhiệt độ 37,50C

Hình 10: Hóa chất dùng trong thí nghiệm Hình 11: Kiểm tra nồng độ tinh trùng dưới kính hiển vi

42

Hình 12: Kiểm tra hoạt lực tinh trùng dưới kính hiển vi

43

Xử lý số liệu

Bảng 4.1 Chất lượng tinh dịch heo khi kiểm tra ở nhiệt độ 36,50C, 370C và 37,50C

Descriptive Statistics: pH, A, C, SC

Variable N N* Mean SE Mean StDev Minimum Q1 pH 10 0 6.9400 0.0306 0.0966 6.8000 6.8750 A 10 0 69.50 3.99 12.61 50.00 58.75 C 10 0 4080000000 186666667 590291830 3200000000 3800000000 SC 10 0 77.20 2.43 7.69 69.00 71.50

Variable Median Q3 Maximum pH 6.9500 7.0000 7.1000 A 70.00 80.75 85.00 C 4000000000 4800000000 4800000000 SC 73.00 87.00 88.00

Descriptive Statistics: pH, A, C, SC

Variable N N* Mean SE Mean StDev Minimum Q1 pH 10 0 7.0700 0.0300 0.0949 7.0000 7.0000 A 10 0 75.70 3.18 10.07 60.00 67.50 C 10 0 4000000000 206559112 653197265 3200000000 3200000000 SC 10 0 86.10 1.03 3.25 78.00 85.00

Variable Median Q3 Maximum pH 7.0000 7.2000 7.2000 A 80.00 85.25 86.00 C 4000000000 4800000000 4800000000 SC 86.50 88.00 90.00

Descriptive Statistics: pH, A, C, SC

Variable N N* Mean SE Mean StDev Minimum Q1 pH 10 0 7.0300 0.0260 0.0823 6.9000 7.0000 A 10 0 75.90 2.75 8.71 60.00 68.75 C 10 0 4080000000 143604395 454116970 3200000000 4000000000 SC 10 0 80.20 2.24 7.10 70.00 73.00

Variable Median Q3 Maximum pH 7.0000 7.1000 7.2000 A 79.00 82.75 85.00 C 4000000000 4200000000 4800000000 SC 80.50 87.25 88.00

One-way ANOVA: A versus T

Source DF SS MS F P T 2 265 132 1.18 0.322 Error 27 3026 112

Total 29 3290

S = 10.59 R-Sq = 8.05% R-Sq(adj) = 1.24%

Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev

44 T1 10 69.50 12.61 (---*---) T2 10 75.70 10.07 (---*---) T3 10 75.90 8.71 (---*---) ---+---+---+---+--- 66.0 72.0 78.0 84.0 Pooled StDev = 10.59 One-way ANOVA: C versus T Source DF SS MS F P T 2 4.26667E+16 2.13333E+16 0.07 0.937 Error 27 8.83200E+18 3.27111E+17 Total 29 8.87467E+18 S = 571936282 R-Sq = 0.48% R-Sq(adj) = 0.00% Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev Level N Mean StDev ---+---+---+---+----

T1 10 4080000000 590291830 (---*---)

T2 10 4080000000 590291830 (---*---)

T3 10 4000000000 533333333 (---*---)

---+---+---+---+----

3.75E+09 4.00E+09 4.25E+09 4.50E+09 Pooled StDev = 571936282 One-way ANOVA: SC versus T Source DF SS MS F P T 2 410.1 205.0 5.13 0.013 Error 27 1080.1 40.0 Total 29 1490.2 S = 6.325 R-Sq = 27.52% R-Sq(adj) = 22.15% Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev Level N Mean StDev ----+---+---+---+---

T1 10 77.200 7.685 (---*---) T2 10 86.100 3.247 (---*---) T3 10 80.200 7.099 (---*---) ----+---+---+---+--- 75.0 80.0 85.0 90.0 Pooled StDev = 6.325

One-way ANOVA: pH versus T

Source DF SS MS F P T 2 0.08867 0.04433 5.30 0.011 Error 27 0.22600 0.00837

Total 29 0.31467

S = 0.09149 R-Sq = 28.18% R-Sq(adj) = 22.86%

45 Pooled StDev

Level N Mean StDev ---+---+---+---+--

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của nhiệt độ kiểm tra và nhiệt độ bảo quản lên chất lượng tinh dịch heo trên thị trường tại trà vinh và tiền giang (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)