Ngộ độc rượu Methylic (Rượu Methanol CH3OH)

Một phần của tài liệu Chuyên đề vệ sinh an toàn thực phẩm vì sức khoẻ của chúng ta và vì sự phát triển bền vững của cộng đồng (Trang 48 - 49)

III. CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VÀ MỘT SỐ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ VSATTP

2.Ngộ độc rượu Methylic (Rượu Methanol CH3OH)

Methylic được dùng thông dụng trong công nghiệp hoá chất cũng như trong đời sống. Ngộđộc do rượu Methylic có thể bị do uống nhầm hoặc hoạt động gian lận trong kinh doanh pha chế rượu từ cồn công nghiệp. Cồn Methylic rất độc vì chúng thải trừ chậm, chuyển hoá oxy hoá thành Formol (Formaldehyd) và axit Formic là những chất gây độc đến chức năng hô hấp của tế bào.

CH3OH -> HCHO-> HCOOH -> CO2

Methylic là một chất độc cực mạnh, chỉ cần uống 5 ml - 15 ml có thể gây ngộđộc nặng (Mệt lả, mạch nhanh, hạ huyết áp, giảm cảm giác, rối loạn ý thức, giảm phản xạ, hôn mê), 15 ml trở lên là gây mù loà, 30 ml có thể gây tử vong.

Về quản lý đối với việc sản xuất, kinh doanh rượu Chính phủđã ban hành Nghịđịnh số 40/2008/ NĐ-CP ngày 7/4/2008 quy định cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu phải có Giấy phép sản xuất rượu, Giấy phép kinh doanh rượu; Rượu suất xưởng phải đạt. các tiêu chuẩn về chỉ tiêu cảm quan, chỉ tiêu hoá học, yêu cầu trong quá trình bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển đối với rượu: Tiêu chuẩn TCVN 7043 : 2002 đối với rượu trắng; Tiêu chuẩn TCVN 7044 : 2002 đối với rượu mùi và Tiêu chuẩn TCVN7045 : 2002 đối với rượu vang.

Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình, cho gia đình và xã hội, mỗi người hãy là người tiêu dùng thông thái trong việc lựa chọn, sử dụng rượu. Không uống các loại rượu không có nhãn mác, rượu tự pha chế không có chứng nhận công bố tiêu chuẩn sản phẩm, rượu sản xuất ở các cơ sở không có Giấy phép sản xuất, kinh doanh. Không tự mua thuốc Bắc, tự mua hay sưu tầm cây, con theo kinh nghiệm về ngâm để uống; tuyệt đối không dùng rượu quá liều lượng, quá mức độ như uống say, quá say. Nếu có dấu hiệu bất thường liên quan đến uống rượu cần đến ngay cơ sở y tếđể được kiểm tra phát hiện nguyên nhân và xử lý kịp thời.

ự c ph ẩ m vì s ứ c kho ẻ c ủ a chúng ta và vì s ự phát tri ể n b ề n v ữ ng c ủ a c ộ ng đồ ng

Khi trúng độc mật cá nóc, nên uống 30 ml rượu cô-nhắc để giải độc. Còn khi ăn phải thịt cá nóc, lấy hoa hòe (sao) 20g, đổ 2 bát nước sắc còn 8 phân để uống. Sau đây là một số phương pháp giải độc khác:

Một phần của tài liệu Chuyên đề vệ sinh an toàn thực phẩm vì sức khoẻ của chúng ta và vì sự phát triển bền vững của cộng đồng (Trang 48 - 49)