CẢNH BÁO VIỆC LẠM DỤNG CHẤT PHỤ GIA PHẨM MÀU TRONG CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

Một phần của tài liệu Chuyên đề vệ sinh an toàn thực phẩm vì sức khoẻ của chúng ta và vì sự phát triển bền vững của cộng đồng (Trang 42 - 44)

III. CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VÀ MỘT SỐ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ VSATTP

CẢNH BÁO VIỆC LẠM DỤNG CHẤT PHỤ GIA PHẨM MÀU TRONG CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

ự c ph ẩ m vì s ứ c kho ẻ c ủ a chúng ta và vì s ự phát tri ể n b ề n v ữ ng c ủ a c ộ ng đồ ng

sản xuất vì quá ham lợi nhuận trong việc kinh doanh nên thường lạm dụng khi dùng phẩm màu, sử dụng phẩm màu vượt quá giới hạn cho phép, đặc biệt là phẩm màu tổng hợp hoặc sử dụng phẩm màu ngoài danh mục cho phép. Đã có cơ sở sản xuất thực phẩm rất liều lĩnh xem thường tính mạng người tiêu dùng đã lấy phẩm màu sử dụng trong công nghiệp đưa vào chế biến sản xuất thực phẩm.

Theo ngành chức năng y tế cho biết, ngộđộc phẩm màu công nghiệp chỉđứng sau ngộđộc thuốc trừ sâu. Điều này đã chứng ming cho thấy, trong suốt thời gian qua, một số địa phương trong nước đã có một số vụ ngộđộc thực phẩm có quy mô lớn tới vài chục người phải đưa đi cấp cứu khi dự tiệc cưới, nhà hàng, khách sạn. Các vụ ngộđộc này đã gây xôn xao làm hoang mang trong dư luận mà báo, đài thường đã lên tiếng cảnh báo. Vì thế người tiêu dùng phải hết sức cẩn thận khi dùng hoặc chọn mua những thực phẩm có màu đỏ tươi, màu sắc lòe loẹt mà cần chú ý đến chất lượng an toàn vệ sinh.

Còn phía người sản xuất nên có lương tâm sử dụng đúng phẩm màu đã được quy định trong quá trình sản xuất chế biến thực phẩm, để bảo đảm vệ sinh an toàn và tránh tổn hại đến sức khỏe của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, các cấp, các ngành chức năng cần tăng cường công tác kiểm tra, tuyên truyền và hướng dẫn các cơ sở sản xuất chấp hành những nguyên tắc việc sử dụng phẩm màu đúng trong danh mục của Bộ Y tế cho phép. Cần kiểm tra phát hiện và xử lý nghiêm khắc những trường hợp cố tình vi phạm, có như thế mới phòng ngừa được những căn bệnh hiểm nghèo mà người tiêu dùng không may gặp phải.

ệ sinh an toàn th ự c ph ẩ m vì s ứ c kho ẻ c ủ a chúng ta và vì s ự phát tri ể n b ề n v ữ ng c ủ a c ộ ng đồ ng

Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam có chừng 250-500 vụ ngộ độc thực phẩm với 100-200 ca tử vong. Nhà nước phải chi trên 3 tỉđồng cho việc điều trị, xét nghiệm và điều tra tìm nguyên nhân. Tiền thuốc men và viện phí mỗi gia đình phải chi cho mỗi nạn nhân ngộ độc do vi sinh vật tốn chừng 300.000 - 500.000 đồng, các ngộđộc do hóa chất (thuốc trừ sâu, phẩm màu ...) từ 3 - 5 triệu đồng, nhưng các chi phí do bệnh viện phải chịu thì còn lớn hơn nhiều.

Có rất nhiều nguyên nhân dẩn đến ngộđộc thực phẩm.

Ngộđộc thực phẩm có thể do nhiễm vi sinh, độc tố ...

1. Do thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật (33% - 49%) - chủ yếu do các chủng Salmonella, E.Coli, Clostridium Perfringens, vi khuẩn Listeria.

Vi khuẩn Salmonella là nguyên nhân của 70% vụ ngộ độc, có trong nhiều loại thực phẩm (đồ nguội, thịt nguội, nghêu sò, gà chưa nấu chín, chế phẩm từ sữa sống ...) nhất là các món ăn chế biến từ trứng tươi hoặc còn hơi tươi sống.

Vi khuẩn Listeria: phát triển ngay cảở nhiệt độ thấp (4 - 60C) trong thịt ướp lạnh hay phô mai chưa tiệt trùng, thịt nguội (patê, chả lụa), lưỡi heo đông lạnh. Khuẩn Listéria tác hại nhiều nhất cho thai phụ, gây nhiễm trùng phôi thai và có thể dẫn đến sẩy thai.

Độc tố: chiếm 20%-30% các vụ ngộđộc thực phẩm tập thể. Trong số này, khuẩn Staphylococcus Aureus hiện diện trong các món ăn làm bằng tay (bánh ngọt), khuẩn Clostridium Perfringens hay phát sinh trong các món được nấu nướng và hâm nóng.

2. Do thực phẩm bị ô nhiễm hóa chất (11%-27%): CN- , As, Cl -, Hg, Pb, Benladol, hóa chất bảo quản thực phẩm, hóa chất bảo vệ thực vật. 27% số vụ ngộđộc là do ăn phải thực phẩm còn tồn đọng hóa chất.

3. Bịđầu độc qua nước, thức ăn, không khí...

4. Thực phẩm vốn hàm chứa các chất độc tự nhiên (6% - 37,5%):

• Xyanua sẵn có nhiều trong sắn, măng ... (liều tử vong đối với người 50-90 mg/kg). Măngchua, trong quá trình ngâm kết hợp với một số enzym trong ruột người tạo thành HCN (axit cyanhydric), gây ngộđộc cấp tính.

• Phytat trong ngũ cốc (hàm lượng = 2-5gr/kg), là muối của Calci Phytic. Khi nhận 1g Phytat cơ thể lập tức bị mất đi 1g Calcium.

• Ancaloit (Solamin và Chaconin) trong khoai tây đã mọc mầm hay khi vỏ đã chuyển sang màu xanh, tiếp xúc nhiều với tia cực tím, ánh nắng mặt trời thì hàm lượng Solanin (chất gây độc) tăng lên rất cao.

• Axít Oxalic- chất chống calci thường có ở khế, me ... (5g Acid Oxalic đủ gây tử vong cho người lớn trọng lượng 70 kg).

• Nấm mốc thường gặp trong môi trường nóng ẩm ở nước ta, nhất là ở trong các loại ngũ cốc, quả hạt có dầu dự trữ. Nấm mốc gây hư hỏng thực phẩm và còn sản sinh ra các độc tố nguy hiểm. Afl atoxin là độc tố do nấm Aspergillus Flavus và Aspergillus Parasiticus sản sinh ra trong ngô, đậu và lạc ẩm mốc rất độc và có thể gây ung thư gan.

• Histamin trong thức ăn ôi thiu.

• Nấm độc, cá nóc, thịt cóc v.v... với độc tố Tetradotoxin.

Ngoài ra còn rất nhiều trường hợp ngộđộc mà không thể xác định được nguyên nhân.

Phụ lục 11

Một phần của tài liệu Chuyên đề vệ sinh an toàn thực phẩm vì sức khoẻ của chúng ta và vì sự phát triển bền vững của cộng đồng (Trang 42 - 44)