Bảng 3-19: Bảng tổng hợp kết quả tính toán điều tiết lũ Tần suấtQtk(m3/s)Qkt(m3 /s)
5.3.3.2. Thiết bị chống thấm
Theo tài liệu địa chất khu vực xây dựng công trình, tài liệu địa chất tuyến đập ta thấy hệ số thấm của đất đắp đập tương đối lớn K = 5.10-7(m/s) nên ta phải làm thiết bị chống thấm cho đập. Chọn thiết bị chống thấm là tường nghiêng.
Chiều dày tường nghiêng bằng đất phải tăng dần từ đỉnh đập xuống đáy đập. Theo TCVN 8216 : 2009 với tường lõi bằng đất, chiều dày tối thiểu ở đỉnh lõi được chọn theo điều kiện thi công cơ giới, không nhỏ hơn 3 m. Chọn δ =1 3m
Chiều rộng ở đáy không nên nhỏ hơn 1/5 chiều cao cột nước đối với tường nghiêng, chiều dày của tường lõi và tường nghiêng còn phải thỏa mãn điều kiện độ bền chống thấm theo biểu thức sau:
[ ]2 2 cp H J δ = Trong đó
δ là chiều dày của tường lõi hoặc tường nghiêng, tính bằng mét,
H là độ chênh cột nước trước và sau tường chống thấm, sơ bộ chọn bằng chênh lệch mực nước thượng và hạ lưu đập, H = 33,75 – 12,50 = 21,25m
[J]cp là građient cho phép của đất đắp, đối với đất á sét [J]cp từ 4 đến 6 Thay số vào ta được 2
21, 25
4, 25 5
δ = = . Chọn δ2 = 5m.
Đỉnh tường nghiêng phải cao hơn mực nước dâng bình thường có kể tới sóng leo và độ dềnh do gió nhưng không được thấp hơn mực nước lũ thiết kế cộng chiều cao an toàn. Chọn cao trình đỉnh tường nghiêng bằng cao trình đỉnh đập.
5.4. Tính thấm qua đập và nền
5.4.1. Mục đích
- Xác định được tổng lượng thấm qua thân đập, từ đó đánh giá được mức độ tổn thất thấm trong việc tính toán cân bằng nước trong hồ chứa, trên cơ sở đó quyết định hình thức chống thấm hợp lý .
- Xác định vị trí đường bão hoà trong thân đập, từ đó sẽ tìm được áp lực thấm dùng trong tính toán ổn định mái đập .
- Xác định građien thấm (hoặc lưu tốc thấm) của dòng chảy trong thân đập, nhất là ở chỗ dòng thấm thoát ra ở hạ lưu để kiểm tra hiện tượng xói ngầm, chảy đất và xác định kích thước của tầng lọc ngược.