Bảng 3-18: Bảng điều tiết hồ khi có kể đến tổn thất lầ n2 MNC = 27,30 (m)VMNC = 1,45 (106m3)
3.4.4. Cơ sở phương pháp
Trước khi lũ đến thì mực nước trong hồ là mực nước dâng bình thường. Do đó khi lũ đến làm mực nước hồ tăng lên và tràn xả lũ bắt đầu hoạt động. Do mặt thoáng hồ lớn nên lưu lượng xả qua tràn tăng chậm hơn lưu lượng lũ (q < Q). Lưu lượng lũ chưa xả kịp được chứa vào kho (Q - q), sau mới xả dần. Sau khi nước lũ lên đến đỉnh lũ thì lưu lượng lũ đến giảm xuống nhưng vẫn lớn hơn q xả, còn trị số q xả vẫn tăng. Vấn đề đặt ra là cần tính được lưu lượng lũ xả qua tràn ứng với từng thời đoạn và xây dựng được đường quá trình xả lũ thiết kế và xả lũ kiểm tra để phục vụ các giai đoạn tính toán tiếp theo.
Như đã biết trong công thức tính toán thủy lực:q =εmB 2g H03/ 2
Trong đó:
Chiều rộng tràn chọn B = 27 m (Căn cứ vào thực tế địa hình khu vực xây
dựng công trình và tính toán sơ bộ)
εm = 0.36
H0: Biến thiên theo mực nước dâng trong hồ. Mực nước trong hồ lại phụ thuộc vào lưu lượng lũ đến và lưu lượng lũ xả đi. Trong đó lưu lượng lũ đến trong từng thời đoạn căn cứ vào tài liệu tính toán thủy văn ta hoàn toàn có thể xác định được.
Như vậy nếu giả thiết 1 giá trị qxả (gt) bất kỳ, bằng các công thức tính toán
thủy văn và thủy lực công trình ta có thể tính ra được H0. Sau đó để kiểm tra tính
chính xác của giá trị qlũ đã giả thiết ta tính lại qtt bằng công thức (**). Nếu qtt = qgt
thì giá trị giả thiết đó là đúng, nếu sai ta thử lại giá trị khác và kiểm tra lại như trên.
Bằng cách thử và kiểm tra đó ta có thể xác định được các giá trị qxả trong từng thời
đoạn của quá trình lũ và xây dựng được đường quá trình xả lũ.