64 0.( 0,24 0)L=H d+H

Một phần của tài liệu Hồ chứa nước trà bương (Trang 138 - 142)

- Mực nước chết MN C= +27,3 m.

11, 64 0.( 0,24 0)L=H d+H

d = 0,5 (m). 2 2 0 . 1.2,04 1,03 1, 24 2. 2.9,81 r V H h g α = + = + = (m). → L1=1, 64. 1, 24.(0,5 0, 24.1, 24)+ = 1,63 (m). + β: hệ số kinh nghiệm β =0,7 ÷ 0,8. Chọn β =0,8.

+Ln: Chiều dài nước nhảy

Ln =4,5.hc" = 4,5.1,23 = 5,54 (m).

Vậy chiều dài bể là: Lb = 1,63 + 0,8.5,54 = 6,06 (m). Ta chọn chiều dài bể là 6,1 (m).

7.5. Chọn cấu tạo chi tiết cống7.5.1. Bộ phận cửa vào và cửa ra 7.5.1. Bộ phận cửa vào và cửa ra 7.5.1.1. Bộ phận cửa vào

Hai bộ phận này có tác dụng nối tiếp thân cống với mái đập và hướng dòng chảy vào ra được thuận lợi. Thường bố trí tường hướng dòng mở rộng dần ở cửa vào và cửa ra, góc mở rộng và thu hẹp không được quá lớn tránh xảy ra hiện tượng thu hẹp đột ngột và tách dòng. Ta thiết kế đoạn cửa vào được bố trí tường cánh với góc chụm : α = 22o

7.5.1.2. Bộ phận cửa ra

Tường hướng dòng được thiết kế hạ thấp dần theo mái, phía hạ lưu hạ thấp từ đỉnh cống xuống cao trình bờ kênh hạ lưu.

7.5.2. Thân cống

7.5.2.1. Mặt cắt thân cống

Cống được làm bằng BTCT M200 đổ tại chỗ. Mặt cắt ngang của thân cống có dạng khung cứng, phía trong được làm vát góc để tránh ứng suất tập trung. Chiều dày thành cống được xác định theo điều kiện chịu lực, điều kiện chống thấm và yêu cầu cấu tạo.

Theo điều kiện chống thấm cần đảm bảo điều kiện:

t ≥ [ ]J H

Trong đó :

H : Cột nước lớn nhất.

H = MNDBT – Zcv = 33,75 – 26,1 = 7,65(m). [J] : Građien thấm cho phép của bêtông. [J] = 15.

=> t 7,65 0,51(m)

15

Chọn theo tính toán là lớn vì vậy theo điều kiện cấu tạo ta chọn t = 0,4 (m). Để tăng tính chống thấm và nối tiếp tốt với đập, cần đắp thêm một lớp đất sét dày 1m bao phía ngoài thân cống.

7.5.2.2. Phân đoạn cống

Với chiều dài cống L = 78,9(m), nên cần bố trí khớp nối để chia cống thành từng đoạn tránh rạn nứt thành cống do lún không đều. Tuỳ theo điều kiện địa chất nền và tải trọng tác dụng vào cống mà mỗi đoạn chia có chiều dài khác nhau. Ở đây ta chọn chiều dài mỗi đoạn cống là 10 m.

Tại khe nối cần đặt thiết bị chống rò nước. Thiết bị chống rò bằng tấm kim loại dùng cho tấm ngang và tấm đứng của cống hộp có cấu tạo như hình sau:

1 2 5 3 1 2 4 4 a) b)

a) Khớp nối ngang b) Khớp nối đứng 1. Bao tải tẩm nhựa đường 2. Đổ nhựa đường

3. Tấm kim loại hình Ω 4. Tấm kim loại hình phẳng 5. Vữa bê tông đổ sau

7.5.2.3. Nối tiếp thân cống với nền

Để nối tiếp giữa cống và nền, trước khi đổ bê tông cống ta rải một lớp bê tông lót M100 dày 10 cm ở mặt tiếp xúc giữa cống và nền.

7.5.2.4. Nối tiếp thân cống với đập

Dùng đất sét nện chặt thành một lớp bao quanh cống dày 1m. Để đảm bảo chống thấm cho cống. Tại chỗ nối tiếp các đoạn cống làm thành các gờ để nối tiếp cống với đập được tốt hơn.

7.5.3. Tháp van

Vị trí tháp van thường bố trí ở khoảng giữa mái thượng lưu đập để đảm bảo không sinh ra nước nhảy trong cống ứng với các mực nước cao và đảm bảo các yêu cầu khác.

Trong tháp bố trí van công tác và van sửa chữa sự cố, bố trí lỗ thông hơi để tránh hiện tượng chân không có thể xảy ra trong cống khi có nước nhảy trong cống

Mặt cắt ngang tháp dạng chữ nhật. Chiều dày thành cũng xác định theo điều kiện chịu lực, điều kiện chống thấm và yêu cầu cấu tạo. Thành tháp có chiều dày thay đổi (kiểu dật cấp) theo sự thay đổi của áp lực ngoài.

Phía trên tháp có nhà để đặt máy đóng mở và thao tác van; có cầu công tác nối tháp van với đỉnh đập. có cầu thang lên xuống để kiểm tra sửa chữa.

PHẦN IV

Một phần của tài liệu Hồ chứa nước trà bương (Trang 138 - 142)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(171 trang)
w