Sự thay đổi độ ẩm

Một phần của tài liệu khảo sát sự thay đổi thành phần hóa học của các giống đậu nành trong quá trình nảy mầm (Trang 36 - 37)

II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

4.3.1 Sự thay đổi độ ẩm

Kết quả thống kê sự thay đổi độ ẩm của các mẫu được trình bày ở bảng 4.3.

Bảng 4.3Sự thay đổi độ ẩm theo giống đậu nành và thời gian nảy mầm

Thời gian nảy mầm Giống đậu nành Trung bình MTD 760 MTD 176 Nam Vang Nguyên liệu 12,65 11,72 11,61 11,99a 0 giờ 58,75 59,34 58,48 58,85b 24 giờ 65,28 64,25 62,83 64,12c 36 giờ 68,41 69,89 64,73 67,68d 48 giờ 72,92 74,16 70,01 72,37e 60 giờ 75,98 75,68 73,74 75,13f 72 giờ 77,62 76,79 75,97 76,79g Trung bình 61,66b 61,69b 59,62a

Ghi chú: các chữ cái khác nhau trên cùng một cột (hoặc một hàng) biểu thị sự khác biệt ý nghĩa thống kê

ở mức ý nghĩa 5%.

Từ kết quả thống kê bảng 4.3, độ ẩm hạtbị ảnh hưởng bởi thời gian nảy mầm và giống đậu nành. Nước là yêu cầu cơ bản của sự nảy mầm bởi nó cần thiết cho các

enzyme hoạt động, phá vỡ vỏ hạt và vận chuyển vật chất. Trong quá trình nảy

mầm, hạt hút nước từ bên ngoài để thực hiện tiến trình nảy mầm(Vũ Văn Liết,

Nguyễn Văn Hoan, 2007). Lượng ẩm tăng cao ở mẫu ngâm so với mẫu nguyên liệu. Mẫu nảy mầm 0 giờ là nguyên liệu sau 12 giờ ngâm trong nước, hạt hút nước nhanh do sự chêch lệch độ ẩm cao so với nguyên liệu ban đầu. Độ ẩm tăng

từ 11,99% lên 58,85%.Độ ẩm tăng theo thời gian nảy mầm. Trong khoảng thời

76,79%. Do trong khoảng thời gian này, các hoạt động vận chuyển vật chất và hoạt động của enzyme diễn ra mạnh hơn, hạt hút nước từ bên ngoài mạnh hơn.

Theo kết quả thống kê bảng 4.1, độ ẩm nguyên liệu của các giống đậu nành trong phạm vi khảo sát là không khác nhau. Kết quả thống kê bảng 4.3cho thấy độ ẩm

trong quá trình nảy mầm khác nhau của các giống đậu nành. Độ ẩm trungbình ở

giống Nam Vang thấp hơn (59,62%) so với giống MTD 760 và MTD 176 (61,66%) và (61,69%). Với giống đậu nành khác nhau mà sự hút nước cũng khác

nhau. Do sự hút nước ở các hạt là quá trình đầu tiên cho sự nảy mầm, phụ thuộc

thành phần các chất có trong hạt, lớp vỏ của hạt. Sự hấp thụ nước là quá trình sinh lý không phụ thuộc vào năng lượng trao đổi chất mà liên quan đến đặc tính

keo có trong mô hạt (Vũ Văn Liết, Nguyễn Văn Hoan, 2007).

Một phần của tài liệu khảo sát sự thay đổi thành phần hóa học của các giống đậu nành trong quá trình nảy mầm (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)