Các yếu tố môi trường

Một phần của tài liệu khảo sát sự thay đổi thành phần hóa học của các giống đậu nành trong quá trình nảy mầm (Trang 26)

II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

2.3.4.2 Các yếu tố môi trường

-Nước

Nước là yêu cầu cơ bản của sự nảy mầm, bởi nó cần thiết cho các enzyme hoạt động,

phá vỡ vỏ hạt và vận chuyển vật chất. Giai đoạn ngủ nghỉ của hạt có độ ẩm thấp

và không có hoạt động trao đổi chất. Mức tối ưu cho sự nảymầm rất khác nhau

giữa các loài. - Không khí

Không khí là hổn hợp 20% oxy, 0,03% CO2 và 80% nitơ. Nhiều thí nghiệm

khẳng định sự nảy mầm của hầu hết các loài đều cần oxy, khi CO2 cao hơn

0,03% làm chậm sự nảy mầm trong khi nitơ không ảnh hưởng. Hô hấp tăng lên mạnh trong quá trình nảy mầm, hô hấp là một quá trình oxy hóa cần thiết và phải

có sự cung cấp oxy đầy đủ cho quá trình này, nếu hàm lượng oxy thấp sẽ làm chậm quá trình nảy mầm của hầu hết các loại hạt.

- Nhiệt độ

Sự nảy mầm của hạt là tổ hợp của các quá trình bao gồm nhiều phản ứng và pha khác nhau, một trong những tác nhân là nhiệt độ. Nhiệt độ tối ưu là nhiệt độ mà hạt có phần trăm nảy mầm cao nhất, trong thời gian ngắn nhất. Nhiệt độ yêu cầu

có thể thay đổi theo các giai đoạn khác nhau của sự nảy mầm và phản ứng với

nhiệt độ phụ thuộc vào loài, giống, vùng gieo trồng và thời gian thu hoạch.

- Xử lý lạnh hoặc tiền lạnh

Quá trình điều khiển để hạt hấp thu trong điều kiện mát và ẩm kích thích cho hạt

nảy mầm gọi là xử lý lạnh. Ngày nay, phương pháp này được sử dụng để nói sự điều khiển nảy mầm phối hợp giữa độ ẩm và nhiệt độ thấp, đây là phương pháp thông thường để khả năng nảy mầm trong phòng thí nghiệm.

- Ánh sáng

Cả cường độ áng sáng và chất lượng ánh sáng đều liên quan đến sự nảy mầm. Cường độ ánh sáng nhìn chung là rất khác nhau giữa các loài. Ánh sáng kích thích nảy mầm tốt nhất là ánh sáng đỏ.

- Áp suất thẩm thấu

Áp suất thẩm thấu cao của dung dịch nảy mầm hạn chế khả năng thẩm thấu và sự

nảy mầm bị chậm lại, khả năng nảy mầm trong điều kiện áp suất thẩm thấu cao

rất khác nhau với giống và các loài nhưng chúng đều bị ảnh hưởng.

Nảy mầm có thể xảy ra trong phạm vi pH rộng, nhưng sự nảy mầm của hầu hết

các loài có thể trong phạm vi pH= 4 – 7. -Ngâm nước

Ngâm hạt trong nước tăng tốc độ nảy mầm và sự nảy mầm nhanh hơn. Thông thường các hạt được làm khô trước khi nảy mầm. Ngâm nước, các quá trình thủy

phân bắt đầu phân giải các chất thành đường đơn có thể sử dụng để tổng hợp vận

CHƯƠNG3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 3.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM

3.1.1 Thời gian địa điểm

- Thời gian:12/8/3013 – 30/11/2013

- Địa điểm: Phòng thí nghiệm Bộ môn Công Nghệ Thực Phẩm, Khoa Nông

Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Đại Học Cần Thơ.

3.1.2 Nguyên vật liệu

-Đậu nành.

3.1.3 Thiết bị

- Máy phân tích ẩm nhanh (Moisture analyzer – AND MX-50, độ chính xác 0,01%,

Nhật)

-Cân điện tử (độ chính xác 0,0002 g)

- Tủ sấy (Sibita, Nhật)

- Máy nảy mầm (Greenlife Model 611)

- Máy sấy đông khô (Virtis, Mỹ)

- Hệ thống vô cơ hóa mẫu

- Hệ thống phân tích đạm

-Máy đo quang phổ

- Hệ thống Sohxlet 3.1.4 Dụng cụ - Bình tam giác - Bình hút ẩm - Cốc thủy tinh - Pipep - Bình Kjeldahl - Một số dụng cụ khác trong phòng thí nghiệm - Cuvet nhựa - Buret

3.1.5 Hóa chất

- Ether dầu hỏa(Trung Quốc)

- Dung dịch NaOH 30%(Trung Quốc)

- Thuốc thử acid boric 2% chứa bromocreosl green (0,0065g/l) và methyl đỏ (0,013g/l)

- Dung dịch H2SO4chuẩn 0,1%(Việt Nam)

- H2SO4đậm đặc(Trung Quốc)

-Xúc tác đốt đạm (100g K2SO4, 10g CuSO4, 1g Se) - Ethanol 80o

- Thuốc thử DNS (3,5 – Dinitrosalicylic acid) - Natri – kali tartrate

- NaOH 2M - Phenol - Na2S2O5 - Pb(CH3COO)2 - Na2SO4 3.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 3.2.1 Phương pháp lấy mẫu Sử dụng các giống đậu nành:

- Giống MTD 760, MTD 176 do Bộ Môn Di Truyền giống Nông Nghiệp, Khoa

Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ cung cấp.

- Giống Nam Vang được mua từ hộ trồng đậu nành tại tỉnh An Giang.

Đậu nành được giữ trong kho lạnh kho lạnh, nhiệt độ khoảng 10oC để thực hiện

các thí nghiệm.

3.2.2Phương pháp bốtrí thí nghiệm

3.3 NỘI DUNG THÍ NGHIỆM3.3.1 Quy trình thí nghiệm 3.3.1 Quy trình thí nghiệm

Các thí nghiệm sẽ được tiến hành theo quy trình tổng quát hình 3.1

Hình 3.1 Quy trình thí nghiệm tổng quát

3.3.2. Thuyết minh quy trình

Nguyên liệu được sử dụng trong thí nghiệm là đậu nành với các giống được nêu

ở phân trên.

Đậu nành đã loại bỏ tạp chất, được ngâm trong nước ở nhiệt độ phòng. Tỉ lệ nước ngâm : đậu nành là 5:1. Đậu nành ngâm trong nước ở khoảng thời gian xác

định sẽ cho vào máy nảy mầm Greenlife. Cách bốn giờ tự động tưới nước một

lần, mỗi lần tưới khoảng hai phút. Sau khi nảy mầm, hạt đậu được đông lạnh để

sấy đông khô và phân tích thành phần hóa học chính.

Đậu nành

Xử lý sơ bộ

Ngâm trong nước

Nảy mầm

Đông lạnh

Sấy đông khô

Hình 3.2 Máy nảy mầm Greenlife

(A) (B)

Hình 3.3 Đậu nành nảy mầm (A), (B)

3.3.3. Phương pháp bốtrí thí nghiệm

3.3.3.1 Thí nghiệm 1: Xác định thời gian ngâm hạt đạt độ ẩm bão hòa.

- Mục đích

Xác định thời gian ngâm thích hợp để đậu nành hút nước đạt trạng thái bão hòa. - Bố trí thí nghiệm

Sử dụnggiống đậu nành MTD 760.

Thí nghiệm được tiến hành một nhân tố thời gian ngâm

Nhân tố A: Thời gian ngâm: 0 đến 16 giờ

Số lần lặp lại: 2

Tổng số đơn vị thí nghiệm: 162 = 32 (đvtn)

-Sơ đồ bốtrí thí nghiệm

Hình 3.4 Sơ đồ bố thí nghiệm 1

- Chỉ tiêu phân tích

Xác định độ ẩm của hạt đậu nành sau mỗi thời gian ngâm là 1 giờ

Chọn ra thời gian ngâm để hạt đậu nànhđạttrạng thái bão hòa.

3.3.3.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát sự thay đổi các thành phần hóa học theo giống và thời gian nảy mầm của đậu nành.

- Mục đích

Xác định sự thay đổi thành phần hóa học của đậu nành. - Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được thực hiện theo hai nhân tố là giống đậu nành và thời gian nảy

mầm.

Nhân tố B: Giống đậu nành: MTD 760, MTD 176, Nam Vang.

Nhân tố C: Thời gian nảy mầm: nguyên liệu, 0, 24, 36, 48, 60, 72 giờ.

Số lần lặp lại: 2

Tổng số đơn vị thí nghiệm: 2×63= 36 (đvtn). Bố trí thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.1

A6 A7 A8 A10 A14 A16 A5 A1 A3 A9 A11 Ao A2 A4 A12 A13 A15 A Đậu nành (giống MTD 760) Xử lý sơ bộ

Ngâm trong nước

Bảng 3.1 Bố trí thí nghiệm 2 Nhân tố C Nhân tố B B1 B2 B3 C1 B1C1 B2C1 B3C1 C2 B1C2 B2C2 B3C2 C3 B1C3 B2C3 B3C2 C4 B1C4 B2C4 B3C4 C5 B1C5 B2C5 B3C5 C6 B1C6 B2C6 B3C6 C7 B1C7 B1C7 B3C7 - Chỉ tiêu phân tích

Phân tích hàm lượng protein, béo, đường khử, tro của các giống đậu theo thời

gian nảy mầm.

3.4 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH

Phương pháp phân tích các chỉ tiêu (Nguyễn Thị Thu Thủy, Nguyễn Công Hà, 2009)được thể hiện ở bảng 3.2

Bảng 3.2 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu

Chỉ tiêu phân tích Phương pháp phân tích

Độ ẩm Sấy ẩm ở nhiệt độ 105oC

Hàm lượng đạm Kjeldahl

Hàm lượng béo Soxhlet

Hàm lượng tro Nung ở nhiệt độ 550oC – 600oC

Hàm lượng đường khử Thuốc thử DNS (Miller, 1959)

3.5 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU

Các thí nghiệm được lặp lại 2 lần và được xử lý bằng chương trình Statgraphics 15để thống kê ANOVA.

CHƯƠNG4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 KẾT QUẢ THỐNG KÊ CÁC THÀNH PHẦN HÓA HỌC CHÍNH

TRONG BA GIỐNG ĐẬU NÀNH KHẢO SÁT.

Kết quả thống kê thành phần hóa học chính của các giống đậu nành được chọn

làm thí nghiệm được tóm tắt trong bảng 4.1.

Bảng 4.1 Thành phần hóa học chính của các giống đậu nành

Thành phần MTD 760 MTD 176 Nam Vang Độ ẩm(%) 12,65a 11,71a 11,61a Protein tổng số (%, CBK) 41,02c 36,28a 37,30b Béo (%, CBK) 19,17a 20,39a 20,35a Đường khử (mg/g, CBK) 2,40a 3,30c 2,62b Tro (%, CBK) 5,40a 5,34a 5,26a

Dựa vào kết quả thống kê bảng 4.1, hàm lượng protein tổng số của ba giống đậu

nành khác biệt có ý nghĩa. Giống đậu nành MTD 760 có hàm lượng protein tổng

số cao nhất (41,02%), giống MTD 176 có hàm lượng protein tổng số thấp nhất

(36,28%) và hàm lượng protein tổng số của giống đậu Nam Vang là 37,30%. Hàm lượng đường khử của ba giống đậu nành cũng có sự khác biệt. Hàm lượng đường khử của giống MTD 176 cao nhất (3,30 mg/g), giống MTD có hàm lượng đường khử thấp nhất (2,40 mg/g) và hàm lượng đường khử giống Nam Vang là 2,62 mg/g. Tuy nhiên,độ ẩm, hàm lượng béo và tro của các giống đậu nành trên không có sự khác biệt. Như vậy giống 760 có ưu điểm về hàm lượng protein cao

thuận lợi cho việc chế biến các sản phẩm từ protein đậu nành như sữa đậu nành, tàu hũ, phomai, v.v.

4.2 KHẢO SÁT THỜI GIAN NGÂM ĐỂ ĐẬU NÀNH ĐẠT TRẠNG THÁI

BÃO HÒA

Đậu nành (giống MTD 760) có độ ẩm khoảng 12 - 13% được chọn để làm thí nghiệm. Ngâm đậu nành nhằm tạo điều kiện cho độ ẩm của hạt đạt trạng thái bão hòa với mục đích đảm bảo quá trình nảy mầm được tiến hành một cách bình

thường.

Đậu nành sau khi loại bỏ tạp chất được ngâm trong nước sạch ở nhiệt độ thường,

tỉ lệ nước : đậu nành là 5:1, thời gian được bố trí từ0 – 16 giờ. Sau mỗi giờ ngâm

mẫu được sấy để xác định độ ẩm tại thời điểm đó.

Bảng 4.2Sự thay đổi độ ẩm hạt theo thời gian ngâm

Thời gian ngâm (giờ) Độ ẩm (%)

0 12.63a 1 40.35b 2 47.50c 3 51.81d 4 54.70e 5 55.71f 6 56.76g 7 57.56h 8 58.67i 9 59.29j 10 59.51jk 11 59.61kl 12 60.48n 13 60.29mn 14 60.15m 15 60.25mn 16 60.41mn

Ghi chú: các chữ cái khác nhau trên cùng một cột (hoặcmột hàng) biểu thị sự khác biệt ý nghĩa có thống kê ở mức ý nghĩa 5%.

Từ kết quả thống kê bảng 4.2 và cho thấy độ ẩm của hạt đậu nành tăng liên tục

khi ngâm từ 0 – 10 giờ. Do trong khoảng thời gian này có sự chênh lệch giữa độ ẩm bên trong hạt và bên ngoài hạt cao nên nước từ bên ngoài di chuyển nhanh

vào bên trong hạt. Sau thời gian ngâm 10 giờ, độ ẩm của hạt tăng chậm, do lúc

này bên trong hạt có một lượng ẩm tương đối lớn, sự chênh lệch nồng độ giữa

bên trong và bên ngoài hạt thấp nên nước từ bên ngoài di chuyển chậm vào bên trong hạt.

Từ khoảng thời gian ngâm 12 giờ trở về sau, độ ẩm không tăng, hạt hút nước đạt

trạng thái bão hòa khoảng 60,84%. Với kết quả này, chọn thời gian ngâm 12 giờ

là thời gian hút nước bão hòa của hạt, đây là thời gian tốt nhất được chọn cho thí

nghiệm tiếp theo. Nếu ngâm hạt lâu trong nước sẽ làm giảm chất lượng của hạt,

giảm chất dinh dưỡng hòa tan trong hạt, vi sinh vật phát triển gây ảnh hưởng đến

quá trình nảy mầm tiếp theo, đồng thời kéo dài quá trình ngâm cũng dẫn đến lãng phí về thời gian, kéo dài quy trình nảy mầm hạt.

Theo Myrene R. D’souza, 2013. Hàm lượng ẩm tăng đáng kể trong quá trình ngâm ở các hạt cây họ đậu. Điều này phù hợp với kết quả ở thí nghiệm 1.

4.3 SỰ THAY ĐỔI CÁC THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA ĐẬU NÀNH THEO GIỐNGVÀ THỜI GIAN NẢY MẦM THEO GIỐNGVÀ THỜI GIAN NẢY MẦM

Từ kết quả thí nghiệm 1, chọn ra thời gian ngâm đậu thích hợp để hạt hút nước

tốt nhất là 12 giờ.

Khi hạt hút đủ nước gặp điều kiện thuận lợi sẽ bắt đầu nảy mầm. Tùy thuộc vào

các điều kiện bên trong vào bên ngoài mà hạt nảy mầm khác nhau.

Các mẫu thí nghiệm được bố trí với ba giống đậu nành là MTD 760, MTD 176 và Nam Vang với các khoảng thời gian nảy mầm là: 0 giờ, 24 giờ, 36 giờ, 48 giờ,

60 giờ, 72 giờ. Hạt thô được sử dụng làm mẫu đối chứng. Các mẫu sau khi nảy

mầm sau khoảng thời gian xác định như phần bố trí thí nghiệm được lạnh đông

và sấy đông khô để tiến hành phân tích.

4.3.1 Sự thay đổi độ ẩm

Kết quả thống kê sự thay đổi độ ẩm của các mẫu được trình bày ở bảng 4.3.

Bảng 4.3Sự thay đổi độ ẩm theo giống đậu nành và thời gian nảy mầm

Thời gian nảy mầm Giống đậu nành Trung bình MTD 760 MTD 176 Nam Vang Nguyên liệu 12,65 11,72 11,61 11,99a 0 giờ 58,75 59,34 58,48 58,85b 24 giờ 65,28 64,25 62,83 64,12c 36 giờ 68,41 69,89 64,73 67,68d 48 giờ 72,92 74,16 70,01 72,37e 60 giờ 75,98 75,68 73,74 75,13f 72 giờ 77,62 76,79 75,97 76,79g Trung bình 61,66b 61,69b 59,62a

Ghi chú: các chữ cái khác nhau trên cùng một cột (hoặc một hàng) biểu thị sự khác biệt ý nghĩa thống kê

ở mức ý nghĩa 5%.

Từ kết quả thống kê bảng 4.3, độ ẩm hạtbị ảnh hưởng bởi thời gian nảy mầm và giống đậu nành. Nước là yêu cầu cơ bản của sự nảy mầm bởi nó cần thiết cho các

enzyme hoạt động, phá vỡ vỏ hạt và vận chuyển vật chất. Trong quá trình nảy

mầm, hạt hút nước từ bên ngoài để thực hiện tiến trình nảy mầm(Vũ Văn Liết,

Nguyễn Văn Hoan, 2007). Lượng ẩm tăng cao ở mẫu ngâm so với mẫu nguyên liệu. Mẫu nảy mầm 0 giờ là nguyên liệu sau 12 giờ ngâm trong nước, hạt hút nước nhanh do sự chêch lệch độ ẩm cao so với nguyên liệu ban đầu. Độ ẩm tăng

từ 11,99% lên 58,85%.Độ ẩm tăng theo thời gian nảy mầm. Trong khoảng thời

76,79%. Do trong khoảng thời gian này, các hoạt động vận chuyển vật chất và hoạt động của enzyme diễn ra mạnh hơn, hạt hút nước từ bên ngoài mạnh hơn.

Theo kết quả thống kê bảng 4.1, độ ẩm nguyên liệu của các giống đậu nành trong phạm vi khảo sát là không khác nhau. Kết quả thống kê bảng 4.3cho thấy độ ẩm

trong quá trình nảy mầm khác nhau của các giống đậu nành. Độ ẩm trungbình ở

giống Nam Vang thấp hơn (59,62%) so với giống MTD 760 và MTD 176 (61,66%) và (61,69%). Với giống đậu nành khác nhau mà sự hút nước cũng khác

nhau. Do sự hút nước ở các hạt là quá trình đầu tiên cho sự nảy mầm, phụ thuộc

thành phần các chất có trong hạt, lớp vỏ của hạt. Sự hấp thụ nước là quá trình sinh lý không phụ thuộc vào năng lượng trao đổi chất mà liên quan đến đặc tính

keo có trong mô hạt (Vũ Văn Liết, Nguyễn Văn Hoan, 2007).

4.2.2 Sự thay đổi hàm lượng protein tổng số

Kết quả thống kê sự thay đổi hàm lượng protein tổng số củacác mẫu được trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 4.4Sự thay đổi hàm lượng protein tổng số (%, tính theo căn bản khô) theo giống đậu

nành và thời gian nảy mầm

Thời gian nảy mầm Giống đậu nành Trung bình MTD 760 MTD 176 Nam Vang Nguyên liệu 41,02 36,28 37,30 38,20a 0 giờ 47,03 37,96 38,32 41,10b 24 giờ 49,51 39,76 41,22 43,49c 36 giờ 51,83 41,42 43,01 45,49d 48 giờ 52,90 43,21 44,11 46,74e 60 giờ 55,13 46,27 44,94 48,78f 72 giờ 56,24 44,02 45,92 48,90f Trung bình 50,62c 41,27a 42,12b

Ghi chú: các chữ cái khác nhau trên cùng một cột (hoặc một hàng) biểu thị sự khác biệt ý nghĩa thống kê

ở mức ý nghĩa 5%.

Từkết quả thống kê bảng 4.4, hàm lượng proteintổng số bị ảnh hưởng bởi thời

gian nảy mầm và giống đậu nành. Hàm lượng protein tổng số của mẫu ngâm

Một phần của tài liệu khảo sát sự thay đổi thành phần hóa học của các giống đậu nành trong quá trình nảy mầm (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)