Như đã phân tích ở chương 1, cả hai phương pháp ITCM và ZTCM đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Phương pháp chi phí du lịch cá nhân ITCM sẽ tính đến số lần đến của một cá nhân trong khoảng thời gian nhất định, còn phương pháp chi phí du lịch theo vùng ZTCM sẽ dựa vào số lượng khách du lịch từ một vùng trong khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên trong trường hợp cụ thể đối với VQG Ba Vì thì việc áp dụng phương pháp chi phí du lịch theo vùng ZTCM để xác định giá trị cảnh quan của Vườn làphù hợp hơn bởi vì:
- Thông thường người dân chỉ đi du lịch từ 1 đến 2 lần trong một năm và rất ít khi quay trở lại những nơi đã đi.
- Phương pháp ZTCM được sử dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới vì phương pháp này đơn giản, ít tốn kém hơn những phương pháp khác.
Việc sử dụng phương pháp chi phí du lịch nói chung và phương pháp chi phí du lịch theo vùng để xác định giá trị cảnh quan cho một khu vực nghiên cứu phải dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau:
Trên lý thuyết hành vi người tiêu dùng, một cá nhân đến với VQG giải trí được coi là đang sử dụng dịch vụ môi trường, cụ thể là mong muốn nhận được những giá trị do địa điểm giải trí mang lại. Những giá trí đó là sự thoải mái, thư giãn, cảm giác được hoà cùng thiên nhiên và ngắm những cảnh quan tươi đẹp.
- Chi phí du khách bỏ ra để đến điểm giải trí thể hiện bằng sự bằng lòng chi trả của họ cho việc tiêu dùng dịch vụ do tài sản môi trường đem lại. Chi phí du lịch của du khách cho chuyến đi là cơ sở xây dựng đường cầu giải trí và xác
định giá trị giải trí, mặc dù hàm cầu giải trí còn có thể phụ thuộc vào nhiều biến số khác.
- Giá trị giải trí cảnh quan do VQG đem lại được xác định là tổng lợi ích du khách nhận được khi đến thăm quan tại VQG Ba Vì.