Những hoạt động bảo tồn thiên nhiên và giáo dục môi trường

Một phần của tài liệu Áp dụng phương pháp chi phí du lịch để đánh giá giá trị cảnh quan của vườn quốc gia ba vì (Trang 52)

2.3.1. Nghiên cứu khoa học

Phòng khoa học và hợp tác quốc tế là phòng tham mưu giúp giám đốc vườn quốc gia thực hiện chức năng chuyên môn về hoạt động khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế. Những nghiên nổi bật của Vườn gồm có: Xây dựng danh mục các loài thực vật cây gỗ (1991-1993); Điều tra đa dạng cây thuốc

(1991-1993); Điều tra tính đa dạng hệ động vật, côn trùng, bò sát, lưỡng cư (1991-1992). Điều tra lập địa cấp I (1993); Điều tra hiện trạng tài nguyên rừng (1993-1999); Nghiên cứu bảo tồn cây Bách Xanh Calocedrus macrolepis (1991-1993); Nghiên cứu bảo tồn cây Phỉ Ba mũi Cephalotaxus manii (1995- 1997); Nghiên cứu bảo tồn cây Thông tre Podocarpus, cây Vàng tâm Magloliatea, bảo tồn chuyển vị cây Phỉ ba mũi Cephalotaxus (1998-2002); Nghiên cứu bảo tồn hệ thực vật cây thuốc (2003-2007); Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm phục hồi rừng thứ sinh ngèo (2004-2008); Ngiên cứu bảo tồn loài Dẻ tùng sọc trắng (2009-2013); Nghiên cứu bảo tồn một số loài cây thuốc quý Củ dòm, Khôi tía (2008-2012); Nghiên cứu gây trồng cây Dực nang (2007-2011); Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng loài bương mốc Ba vì (2009-2013); Ngoài ra Vườn còn nghiên cứu thiết lập các vườn chuyên đề như: Xây dựng vườn thực vật bảo tồn Exitu, nghiên cứu sưu tập và trồng thử nghiệm hơn 250 loài cây quý hiếm ; Xây dựng vườn bảo tồn nguồn gen các loài Tre trúc Bambusaceae 117 loài, Cau dừa Arecaceae 70 loài, Xương rồng Cactaceae 1.200 loài; Xây dựng vườn phong lan địa lan cốt 400, 800m; Xây dựng vườn bảo tồn cây thuốc cốt 400m với 150 loài; Xây dựng vườn cây mẫu cốt 400m 1.300 loài.

Tăng cường phối hợp với các dự án, tổ chức quốc tế nhằm góp phần nâng cao năng lực quản lý, giám sát đa dạng sinh học cho đội ngũ cán bộ Vườn và nhận thức cộng đồng trong công tác bảo tồn và phát triển rừng như:

Phối hợp với tổ chức môi trường AREA của úc và tổ chức CRES Đại Học Dược hà Nội xây dựng điều tra tài nguyên và phát triển kinh tế vùng đệm(1993-1999); Kết hợp với tổ chức JICA (Nhật bản) thực hiện dự án điều tra hệ thú vườn quốc gia Ba Vì (1996); Kếthợp với Viện sinh thái tài nguyên sinh vật và viện nghiên cứu SMITHSONIAN INSTITUE (Mỹ) mở lớp dự án điều tra đa dạng sinh học (1998); cùng với dự án NEWZLAND mở lớp tập

huấn đào tạo về kỹ năng quản lý rừng và đất rừng bằng hệ thống định vị toàn cầu GIS, GPS (1998).

2.3.2. Công tác quản lý và bảo vệ rừng

Công tác bảo vệ rừng là nhiệm vụ hàng đầu không thể thiếu vắng được đốivới các Vườn quốc gia hay các Khu bảo tồn thiên nhiên. Để ngăn chặn các hành vi xâm hại vào rừng Vườn đã tổ chức được 19 đội chuyên trách, 8 đơn vị thuê môi trường rừng đặc dụng với tổng số 495 người tham gia. Một lực lượng Kiểm lâm chuyên trách với 37 cán bộ và nhân viên, ngoài ra Vườn còn phối hợp với với chính quyền và nhân dân địa phương nhẳm cảnh báo và tuyên truyền Luật bảo vệ vàPhát triển rừng.

Bên cạnh đó công tác chồng rừng cũng được đặc biệt quan tâm với mục tiêu :tăng cường trồng phục hồi lại rừng bằng những loài cây bản địa, cây đa tác dụng, cây quý hiếm trên đất không có rừng nhằm khôi phục lại các hệ sinh thái đã bị mất. Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng, xúc tiến tái sinh có trồng cây bản địa, làm giầu rừng trên những đối tượng rừng thứ sinh ngèo kiệt nhằm rút ngắn quá trình diễn thế hồi nguyên lại rừng, xây dựng hệ thống vườn thực vật nhằm bảo tồn chuyển vị đối với các loài quý hiếm, các loài đang có nguy cơ tiệt chủng: Kết quả đã trồng được 2157 ha rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh 450ha trồng vườn thực vật rộng 40 ha với 250 loài cây; trồng vườn cây thuốc 0,5 ha với 150 loài cây; trồng vườn Tre, Trúc 17 ha với 117 loài cây; trồng vườn Cau, Dừa 7 ha với 70 loài cây; trồng vườn Xương rồng 0,5 ha với 1200 loài cây. Các công trình lâm sinh do Vườn thực hiện đã và đang phát huy tác dụng, giúp cho các nhà khoa học, sinh viên các trường đại học liên quan đến thực vật đến nghiên cứu, thăm quan, học tập.

Đồng thời, nhằm tăng cường nhiệm vụ quản lý bảo vệ, sử dụng bền vững hệ sinh thái rừng một cách hợp lý, xây dựng rừng có tính khoa học và có chiều sâu Vườn luôn quan tâm đào tạo, đào tạo lại nhằm nâng cao năng lực

quản lý và trình độ cho đội ngũ cán bộ công chức để phù hợp với trình độ quản lý hiện nay, kết quả đạt được: Trình độ thạc sỹ 7 người; Đại học 35 người; Trung cấp 11 người.

2.3.3. Công tác phát triển kinh tế vùng đệm

Các xã trong khu vực Vườn có tiềm năng to lớn về điều kiện tự nhiên, đất đai và một số yếu tố thuận lợi như: lực lượng lao động trong vùng rồi dào, kinh nghiệm bản địa khá phong phú của nhiều dân tộc thực sự là một nguồn lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tuy nhiên cũng có nhiều khó khăn, do đây là các xã miền núi, xuất phát điểm đời sống thấp, tập quán canh tác lạc hậu, chưa có biện pháp sử dụng đất hợp lý, cùng với sức ép của nhu cầu lương thực, thực phẩm, gỗ, củi ngày càng bức thiết đã là nguyên nhân chính của mất rừng và đói nghèo. Các xã trong khu vực có diện tích đất đai và người đang sinh sống trong Vườn Quốc gia, vì vậy để đảm bảo phát triển Vườn Quốc gia, cần phải có kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và thu hút người dân tham gia công tác bảo tồn thiên nhiên của Vườn.

Thực hiện thông báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc quy hoạch phát triển Vườn Quốc gia Ba Vì đến năm 2020. Từ tháng 4 năm 2008 Vườn quốc gia Ba Vì đã phối hợp với Công ty cổ phần tư vấn các dự án Nông, Lâm nghiệp Việt Nam tiến hành khảo sát thực địa, làm cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tổng thể Vườn Quốc gia Ba Vì.

2.3.4. Công tác giáo dục môi trường

Thường xuyên tiến hành công tác tuyên truyền luật bảo vệ và phát triển rừng; giáo dục ý thức trách nhiệm bảo vệ rừng đến người dân các xã vùng đệm đặc biệt trú trọng đến các đối tượng thanh thiếu niên học sinh bằng các hình thức phát thanh, truyền hình, tờ rơi ..., cổ động các em tham gia phong trào thi tìm hiểu về rừng nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ rừng và

yêu quý tài nguyên thiên nhiên. Khuyến khích người dân phát huy, duy trì tri thức bản địa trong công tác bảo vệ và phát triển rừng như gây trồng phát triển cây thuốc; cây tre lấy măng, song mây ...ngăn chặn các hành vi xâm hại vào rừng.

Chương trình Giáo dục môi trường được triển khai ở Ba Vì từ năm 2001, với các đối tượng là: Học sinh, sinh viên, Du khách và Cộng đồng địa phương, xây dựng được bộ tài liệu với sự tham gia của các thầy cô giáo, các cán bộ Vườn Quốc gia Ba Vì và được sự đồng ý chấp thuận của lãnh đạo vườn và tổ chức phi chính phủ về giáo dục môi trường NV, đưa vào chương trình giảng dạy tại các trường học ở cấp xã từ lớp 3-lớp 9. Hiện nay chương trình đang được Vườn Quốc gia Ba Vì và Phòng giáo dục đào tạo Huyện Ba Vì quảnlý duy trì chương trình giáo dục môi trường ở các trường trên.

2.4. Những tồn tại trong công tác quản lý cảnh quan Vườn quốc gia Ba Vì

- Hoạt động du lịch: Việc xây dựng các khu du lịch sinh thái, cho thuê môi trường trên địa bàn Vườn đã tăng số lượng khách đến thăm quan, nguồn thu du dịch đã cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên, tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên có điều kiện tốt hơn để bảo vệ và phát triển Vườn, tuy vậy mặt trái của mở rộng du lịch là du khách đã tác động vào tài nguyên rừng, đường xá đi lại thuận tiện cũng tạo điều kiện cho người dân xâm phạm vào tài nguyên rừng rễ ràng hơn.

- Hoạt động thu hái cây thuốc của cộng đồng người Dao ở xã Ba Vì đã cải thiện cuộc sống của người dân nơi đây (các thôn làm nghề thuốc có thu nhập cao hơn hẳn so với làm nông nghiệp và các ngành nghề khác trên địa bàn) đã làm cho tài nguyên cây thuốc trong Vườn bị suy giảm nghiêm trọng, nhất là các loài chỉ phân bố ở độ cao từ 600 m trở lên đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.

- Hoạt động chăn nuôi trâu, dê, đã ảnh hưởng đến việc bảo vệ rừng trong khu vực, nhất là ở các xã có diện tích trồng rừng lớn, những năm đầu cây còn nhỏ rễ bị trâu, dê phá hoại.

- Hoạt động trồng rừng trên địa bàn, người dân còn có thói quen phát chăm sóc hoặc phát rừng để trồng mới sau đó đốt đã gây ra cháy rừng.

- Ngoài các hoạt động trên, do đời sống người dân còn nghèo, những tháng nông nhàn người dân còn vào rừng lấy các sản phẩm phụ như măng, mộc nhĩ, sự khai thác ngày càng quá mức đã làm suy giảm đa dạng sinh học của Vườn.

Kết luận chương 2

Trong chương 2 đã trình bày những đặc điểm chung nhất của VQG Ba Vì, thực trạng du lịch và những hoạt động bảo tồn thiên nhiên, công tác giáo dục môi trường... Qua đó chúng ta có một cái nhìn tổng quan về VQG Ba Vì, đặc biệt là về giá trị cảnh quan (giá trị giải trí ) của Vườn. Đồng thời luận văn cũng đã tổng kết và phân tích về tiềm năng du lịch, cơ sở vật chất phục vụ du lịch, lượng khách du lịch và thu nhập từ hoạt động du lịch mang lại. Đây là cơ sở giúp chúng ta xây dựng đường cầu giải trí và xác định giá trị cảnh quan của VQG Ba Vì.

CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ DU LỊCH ĐỂ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ CẢNH QUAN VƯỜN QUỐC GIA

BA VÌ

3.1. Sử dụng phương pháp chi phí du lịch theo vùng để xác định giá trị cảnh quan cho khu du lịch Vườn quốc gia Ba Vì cảnh quan cho khu du lịch Vườn quốc gia Ba Vì

Như đã phân tích ở chương 1, cả hai phương pháp ITCM và ZTCM đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Phương pháp chi phí du lịch cá nhân ITCM sẽ tính đến số lần đến của một cá nhân trong khoảng thời gian nhất định, còn phương pháp chi phí du lịch theo vùng ZTCM sẽ dựa vào số lượng khách du lịch từ một vùng trong khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên trong trường hợp cụ thể đối với VQG Ba Vì thì việc áp dụng phương pháp chi phí du lịch theo vùng ZTCM để xác định giá trị cảnh quan của Vườn làphù hợp hơn bởi vì:

- Thông thường người dân chỉ đi du lịch từ 1 đến 2 lần trong một năm và rất ít khi quay trở lại những nơi đã đi.

- Phương pháp ZTCM được sử dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới vì phương pháp này đơn giản, ít tốn kém hơn những phương pháp khác.

Việc sử dụng phương pháp chi phí du lịch nói chung và phương pháp chi phí du lịch theo vùng để xác định giá trị cảnh quan cho một khu vực nghiên cứu phải dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau:

Trên lý thuyết hành vi người tiêu dùng, một cá nhân đến với VQG giải trí được coi là đang sử dụng dịch vụ môi trường, cụ thể là mong muốn nhận được những giá trị do địa điểm giải trí mang lại. Những giá trí đó là sự thoải mái, thư giãn, cảm giác được hoà cùng thiên nhiên và ngắm những cảnh quan tươi đẹp.

- Chi phí du khách bỏ ra để đến điểm giải trí thể hiện bằng sự bằng lòng chi trả của họ cho việc tiêu dùng dịch vụ do tài sản môi trường đem lại. Chi phí du lịch của du khách cho chuyến đi là cơ sở xây dựng đường cầu giải trí và xác

định giá trị giải trí, mặc dù hàm cầu giải trí còn có thể phụ thuộc vào nhiều biến số khác.

- Giá trị giải trí cảnh quan do VQG đem lại được xác định là tổng lợi ích du khách nhận được khi đến thăm quan tại VQG Ba Vì.

3.2. Đặc điểm mẫu nghiên cứu

3.2.1. Đặc điểm kinh tế- xã hội của du khách tham gia phỏng vấn

Chúng ta sẽ thấy rõ hơn đặc điểm kinh tế xã hội của du khách qua bảng sau:

Bảng3.1 Đặc điểm giới tính và độ tuổi của du khách

Đặc điểm Tấn suất Tỉ lệ % Giới tính Nam 139 46,33% Nữ 161 53,67% Tổng cộng 300 100% Độ tuổi ≤ 20 tuổi 57 19% 21-30 tuổi 161 53,67% 31-40 tuổi 44 14,67% 41-50 tuổi 36 12% 51-60 tuổi 2 0,66% Trên 60 tuổi 0 0% Tổng cộng 300 100%

Bảng3.2 Nghề nghiệp, học vấn, thu nhập của du khách Trình độ học vấn Tiến sỹ- thạc sỹ 6 2% Đại học- cao đằng 220 73,33% Trung cấp CN 25 8,33% Trung học 49 16,34% Không trả lời 0 0 Tổng cộng 300 100% Nghề nghiệp Công chức 123 41% Kinh doanh 45 15%

Học sinh- sinh viên 110 36,66%

Chủ doanh nghiệp 6 2% Lao động PT 12 4% Nghỉ hưu 2 0,67% Khác 2 0,67% Tổng cộng 300 100% Mức thu nhập( triệu/người/tháng) ≤ 2 triệu 2 0,66% 2-4 triệu 4 1,34% 4-6 triệu 52 17,33% 6-8 triệu 71 23,67% 8-10 triệu 64 21,34% >10 triệu 107 35,66% Tổng cộng 300 100%

Trong số 300 phiếu điều tra thì có 139 du khách là nam và 161 du khách nữ. Chiếm số đông trong lượng du khách là các bạn sinh viên đi theo đoàn tự tổ chức.

Với những người có thú điền dã, VQG Ba Vì được xem là một địa điểm lý tưởng, không bị tác động bởi bàn tay con người. VQG mang trong mình vẻ đẹp hoang sơ và lôi cuốn với màu xanh ngát của núi rừng cùng những dòng suối nhỏ trong vắt chảy ngang lối đi qua thảm động thực vật phong phú vì vậy các du khách tới đây với mục đích chủ yếu là vui chơi gải trí, ngắm cảnh quan thiên nhiên là điều dễ hiểu. Trong 300 phiếu khảo sát thi có tới 277 khách tới VQG tới mục đích vui chơi, giải trí (chiếm 92,33%)

Bảng3.3 Mục đích của du khách

Mục đích của du khách Tổng số Tỷ lệ %

Đi du lịch 277 92,33%

Nghiên cứu khoa học 2 0,67%

Đi công việc 10 3,33%

Đi kinh doanh 4 1,34%

Lựa chọn khác 7 2,33%

Tổng cộng 300 100%

Hình3.1 Mục đích chuyến đi của du khách

Như vậy, VQG Ba Vì với lợi thế của mình đã thu hút được du khách tới tham quan.

Bảng3.4 Tỷ lệ du khách không hài lòng

Du khách Lựa chọn Tỷ lệ

Lượng du khách hài lòng 267 89% Lượng du khách không hài

lòng

33 11%

Tổng 300 100%

Nguồn: Tổng hợp từ số liệuđiều tra (2014)

Hình3.2 Tỷ lệ du khách không hài lòng

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ số liệu điều tra (2014)

Bên cạnh 89% du khách tỏ ra rât hài lòng với VQG thì cũng có một số du khách không hài lòng về cơ sở hạ tầng phụ vụ du lịch(11%) (đường lên dốc và nguy hiểm, gương cầu bị hỏng khó quan sát, hệ thống nhà hàng phục vụ cho nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của du khách....) dịch vụ du lịch (chưa có đội ngũ hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp, thiếu các trung tâm vui chơi giải trí đi kèm, hình thức du lịch khá đơn điệu...). Mốt số khách du lịch than phiền về cảnh quan du lịch và chất lượng cảnh quan môi trường tại Vườn quốc gia (rác thải của du khách chưa được xử lý kịp thời, tràn đầy trong thùng

rác...) Nhưng cũng có những du khách khá thoải mái về cơ sở hạ tầng chất lượng dịch vụ và cảnh quan du lịch của khu du lịch VQG Ba Vì.

Bảng3.5 Những vấn đề làm du khách không hài lòng

Một phần của tài liệu Áp dụng phương pháp chi phí du lịch để đánh giá giá trị cảnh quan của vườn quốc gia ba vì (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)