Tại Việt Nam:

Một phần của tài liệu Áp dụng phương pháp chi phí du lịch để đánh giá giá trị cảnh quan của vườn quốc gia ba vì (Trang 30 - 31)

Mặc dù trên thế giới đã có rất nhiều các nghiên cứu xác định giá trị du lịch giải trí bằng cách sử dụng phương pháp du lịch phí, tuy nhiên ở Việt Nam số lượng các nghiên cứu này còn rất hạn chế.

Nguyễn Thị Hải và Trần Đức Thành(2000) đã sử dụng phương pháp du lịch phí để xác định giá trị du lịch giải trí của vườn quốc gia Cúc Phương. Các tác giả đã áp dụng phương pháp du lịch phí theo vùng và xác định được mô hình du lịch phí như sau :

VR=3,5681 – 0,017374*TC (Nếu dùng toàn bộ mức lương để tính) VR=3,4 092- 0,018840*TC (Nếu dùng 1/3 mức lương để tính)

Theo cách tính này tổng giá trị về mặt du lịch giải trí của vườn quốc gia Cúc Phương là 1502 triệu đồng.

Phạm Khánh Nam, Trần Võ Hồng Sơn (2001), Khoa kinh tế Phát triển của Trường Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh nghiên cứu khám phá ra giá trị du lịch giải trí của các đảo san hô xung quanh đảo Hòn Mun. Trong nghiên cứu này các tác giả đã áp dụng phương pháp du lịch phí để xác định giá trị du lịch giải trí của các đảo. Cụ thể là kết quả của sử dụng mô hình du lịch phí theo vùng (ZTCM) để ước tính giá trị du lịch giải trí hàng năm xấp xỉ 17,9 triệu USD, trong khi đó kết quả từ việc sử dụng mô hình du lịch phí cá nhân (ITCM) là vào khoảng 8,7 triệu USD.

Trần Thị Thu Hà và Vũ Tấn Phương, Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (2005) đã áp dụng TCM để ước tính giá trị du lịch giải trí tại vườn quốc gia Ba Bể và Hồ Thác Bà. Kết quả của nghiên cứu này đã chỉ ra rằng tổng giá

trị du lịch giải trí của vườn quốc gia Ba Bể là 1552 triệu đồng/năm và của Hồ Thác Bà là 529 triệu đồng/năm.

Nguyễn Đức Cường (2005) đã sử dụng phương pháp du lịch phí cá nhân để xác định giá trị du lịch giải trí cho khu bảo tồn thiên nhiên Yên Tử - Uông Bí- Quảng Ninh. Nghiên cứu này đã xây dựng được mô hình du lịch phí theo nhu cầu cá nhân cho khu bảo tồn thiên nhiên Yên Tử là: V =5,099507- 0,20789P (trong đó: Pi : chi phí đến thăm điểm giải trí từ vùng i và Vi: Số lần viếng thăm) và tổng lợi ích về mặt du lịch giải trí tính cho toàn bộ khu bảo tồn Yên Tử là khoảng 1380 triệu đồng.

Một phần của tài liệu Áp dụng phương pháp chi phí du lịch để đánh giá giá trị cảnh quan của vườn quốc gia ba vì (Trang 30 - 31)