Thiết kế bảng hỏi

Một phần của tài liệu Áp dụng phương pháp chi phí du lịch để đánh giá giá trị cảnh quan của vườn quốc gia ba vì (Trang 33)

Về lý thuyết phương pháp chi phí du lịch theo vùng có thể sử dụng số liệu thứ cấp từ các công ty lữ hành hoặc các cơ quan quản lý du lịch. Song để có thông tin xác thực về chi phí của du khách tại thời điểm hiện tại nên tác giả đã sử dụng bảng hỏi để thu thập thông tin về chi phí du lịch của khác du lịch và có thể thu thập được lượng mà du khách sẵn lòng chi trả cho việc hưởng thụ tài nguyên cảnh quan.

Nội dung của bảng hỏi gồm những mục sau đây:

- Thông tin về điều kiện kinh tế xã hội của du khách: trong bảng hỏi cần phải có thông tin cá nhân của khách du lịch như: độ tuổi, giới tính, thu nhập, trình độ học vấn. Những đặc điểm này ảnh hưởng tới chi phí cho chuyến đi và theo đó tác dụng đến thặng dư tiêu dùng mà du khách nhận được. Những thông tin này không chỉ hữu ích trong việc nắm bắt tâm lý của du khách mà còn giúp cho việc xây dựng đường cầu du lịch và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nó.

- Các thông tin về chi phí du lịch bao gồm chi phí đi lại, chi phí ăn ở, chi phí mua vé tham quan..., để thu thập được các số liệu này, đầu tiên phải xác định phương tiện di chuyển tới địa điểm du lịch của du khách, thời gian lưu trú của du khách và những địa điểm du khách đã đến và sẽ đến trong trong chuyến đi. Nhìn chung du khách đều sẵn lòng cung cấp những thông tin này khi được phỏng vấn. Chúng ta cần phải quan tâm đến câu hỏi phương tiện mà du khách sự dụng để di chuyển tới địa điểm du lịch để ước lượng chi phí đi

lại, chi phí thời gian hay chi phí cơ hội. Ngoài ra câu hỏi về mục đích tới khu du lịch VQG Ba Vì cũng là cần thiết, bởi nếu chúng ta không chú ý đến giá trị của thời gian thì rất khó để tính toán chính xác chi phí du lịch. Chi phí cơ hội của những người khách nhàn dỗi hay những người ở gần sẽ thấp hơn chi phí du lịch của những người phải nghỉ việc và những người ở nơi xa tới.

- Thông tin về chuyến đi của du khách, các địa điểm du khách đã va sẽ viếng thăm trong chuyến đi. Du khách có thể đến nhiều địa điểm trong chuyến đi đồng thời du khách có thể đến khu du lịch với mục đích giải trí hoặc cho công tác nghiên cứu khoa học. Do đó câu hỏi được thiết kế nhằm ước lượng và phân bổ chi phí cho từng địa điểm. Ngoài ra bảng hỏi cũng thu thập thông tin về cảm nhận của du khách về chuyến viếng thăm VQG Ba Vì vì trên thực tế mức độ hài lòng sẽ ảnh hưởng tới chi phí du lịch của du khách cho chuyến đi.

- Câu hỏi về mức sẵn lòng chi trả nhằm thu thập các thông tin về mức bằng lòng chi trả để bảo tồn cảnh quan và môi trường của khu du lịch. Du khách sẽ được hỏi họ có sẵn sàng chi trả cho việc duy trì, cải tạo, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của VQG Ba Vì hay không, nếu có họ sẽ trả bao nhiêu. Từ đó đưa ra những kiến nghị, đề suất.

1.6.1.2. Điều tra lấy mẫu

Để thu thập số liệu cho việc phân tích, cần tiến hành phỏng vấn du khách theo bảng hỏi đã được thiết kế. Thực tế do đặc điểm tham quan của khách quá trình phỏng vấn được tiến hành tại cốt 1100 m vì đây là địa điểm thuận tiện cho việc điều tra, sau khi mua vé vào cồng, khách thường có xu hướng đi lên điềm dừng của cốt 1100m sau đó mới đi tới các địa điểm của khu du lịch. Đây là khâu đòi hỏi nhiều thời gian và công sức hơn cả, vì hầu hết các du khách chưa quen với việc trả lời các bảng hỏi tương đối chi tiết và

tỉ mỉ như vậy. Hơn nữa khách đến du lịch chỉ trong một thời gian ngắn nên rất ngại trả lời một bảng hỏi khá dài. Quá trình điều tra gồm hai giai đoạn:

- Tiến hành điều tra thử: điểu tra 20 phiếu với mục đích xem phiếu đã hợp lý hay chưa, trên cở sở đó điều chỉnh lại cho phù hợp và hoàn thiện phiếu điều tra

-Tiến hành điều tra chính thức

Để đảm bảo được độ tin cậy của thông tin thu thập, dung lượng mẫu điều tra phải đủ lớn, số lượng mẫu điều tra càng lớn thì kết quả thu được càng gần với số liệu thực tế. Số lượng mẫu điều tra được xác định bởi công thức sau:

n ≥ 𝜎𝜀22 (uα/2)2

Trong đó:

n : dung lượng mẫu điều tra tối thiểu

σ : độ lệch chuẩn (được tính trên lượng khách du lịch bình quân hàng năm tại địa điểm nghiên cứu)

ε : độ chính xác cần thiết (thường lấy 3-6%) u: phân phối chuẩn

α: độ tin cậy (thường chọn là 0,9-0,95)

Với thông số thống kê lượng khách du lịch tới Vườn quốc gia Ba Vì (2009-2013) và chọn ε = 6 ; α = 0,9→ u = 1,285 xác định được giá trị mẫu cần là khá lớn. Tác giả đã tiến hành điều tra ngẫu nhiên được gần 400 du khách và thu được 300 phiếu có thể sử dụng để phân tích,trong đó toàn bộ là khách trong nước. Số lượng phiếu điều tra để phân tích là không lớn do giới hạn về thời gian và nguồn lực. Song mẫu có thể tin cậy được bởi hình thức phỏng vấn trực tiếp là cách tốt nhất để thu thập được thông tin đầy đủ về du khách.

Ngoài ra mô hình hàm cầu được xây dựng ở VQG Ba Vì sẽ không bao gồm khách nước ngoài bởi việc đưa khách nước ngoài vào mô hình là khá phức tạp trong việc tính tỷ lệ du khách trên 1000 dân, hơn nữa khách nước ngoài thường đi du lịch tại nhiều địa điểm, không phải họ chỉ đến Việt Nam để thăm VQG Ba Vì, bởi vậy việc phân bổ chi phí du lịch là rất khó khăn. Vì vậy đề tài này chỉ đưa khách nội địavào mô hình hàm cầu.

1.6.2. Thông tin thứ cấp

Đối với các thông tin chung như dân số, thu nhập bình quân đầu người một năm của các địa phương trong cả nước được thu thập từ niên giám thống tổng cục thống kê.

Thông tin, số liệu về lượng khách du lịch hàng năm, về doanh thu từ hoạt động du lịch và thông tin về điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế, xã hội... khu vực nghiên cứu được cung cấp bởi Trung tâm du lịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường và Phòng khoa học và hợp tác quốc tế Vườn quốc gia Ba Vì.

1.6.3. Xử lý thông tin

Sau khi đã thu thập số liệu, chúng ta tiến hành tổng hợp, phân tích số liệu trên các hàm cơ bản trong phần mềm M.Exell (STDEV, VAR....) sử dụng phầm mềm Eview 6 để xây dựng hàm cầu (hồi quy tuyến tính).

Kết luận chương 1

Trong chương 1 đã trình bày các khái niệm về chất lượng môi trường, giá trị kinh tế của hàng hóa chất lượng môi trường, cảnh quan và giá trị cảnh quan. Sự cần thiết và phương pháp đánh giá môi trường và đặc biệt là đã trình bày phương pháp chi phí du lịch sử dụng cho đánh giá chất lượng môi trường. Qua đó giúp ta hiểu sâu hơn về việc phải coi môi trường là hàng hóa và cần có các biện pháp đánh giá tổng giá trị của nó, điều đó sẽ giúp ích cho công tác

nghiên cứu và bảo tồn. Chương này tập trung chủ yếu vào phương pháp chi phí du lịch, một phương pháp phổ biến được dùng để đánh giá giá trị chất lượng môi trường, bao gồm khái niệm, các cách tiếp cận, các bước thực hiện, ưu điểm và hạn chế của phương pháp.

Đây là cơ sở giúp ta so sánh với các phương pháp đánh giá môitrường khác để đưa ra những kết quả chính xác hơn, dó đó sẽ thuận tiện cho quá trình vạch định các chính sách của các nhà quản lý.

CHƯƠNG 2: THỰCTRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ GIAI ĐOẠN 2007-2013 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1. Đặc điểm chungcủa khu vực nghiên cứu2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

- Vị trí: Vườn quốc gia Ba Vì nằm trên địa bàn 16 xã thuộc 5 huyện là Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai thuộc Thành Phố Hà Nội, và huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn thuộc tỉnh Hoà Bình, Cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50 km về phía Tây theo trục đường Láng - Hoà Lạc, qua Thị xã Sơn Tây, hệ thống đường giao thông đi lại thuận tiện.

- Toạ độ địa lý: Từ 200

55’ - 21007’ Vĩ độ Bắc. Từ 1050

18’ - 105030’ Kinh độ Đông. - Ranh giới của Vườn quốc gia:

+Phía Bắc giáp các xã : Ba Trại, Ba Vì, Tản Lĩnh; huyện Ba Vì, Hà Nội.

+Phía Nam giáp các xã Phúc Tiến, Dân Hoà thuộc huyện Kì Sơn, xã Lâm Sơn thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình.

+Phía Đông giáp các xã Vân Hoà, Yên Bài, thuộc huyện Ba Vì; Yên Bình, Yên Trung, Tiến Xuân, huyện Thạch Thất; xã Đồng Xuân huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội; xã Yên Quang, huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình. +Phía Tây giáp các xã xã Khánh Thượng, Minh Quang huyện Ba Vì, Hà Nội và xã Phú Minh, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình.

2.1.1.2. Khí hậu, thủy văn Khí hậu Khí hậu

Theo tài liệu quan sát khí tượng thủy văn biến động trong những năm gần đây của huyện các huyện Ba Vì, Lương Sơn, Kì Sơn cho biết, tại khu vực Ba Vì có nhiệt độ bình quân năm là 23,40 C. ở vùng thấp, nhiệt độ tối thấp xuống tới 2,70C; nhiệt độ tối cao lên tới 420C. ở độ cao 400m nhiệt độ trung bình năm là 20,60 C; Từ độ cao 1.000m trở lên nhiệt độ chỉ còn 160 C. Nhiệt độ thấp tuyệt đối có thể xuống 0,20 C. Nhiệt độ cao tuyệt đối 33,10C. Lượng mưa trung bình năm 2.500mm, phân bố không đều trong năm, tập trung vào các tháng 7, tháng 8. Độ ẩm không khí 86,1%. Vùng thấp thường khô hanh vào tháng 1, tháng 12. Từ cốt 400 trở lên, khí hậu ít khô hanh hơn khu vực dưới cốt 400. Mùa đông có gió Bắc với tần suất > 40%. Mùa hạ có gió Đông Nam với tần suất 25% và hướng Tây Nam.

Thủy Văn tài nguyên nước

Hệ thống suối trong khu vực chủ yếu bắt nguồn từ thượng nguồn Núi Ba Vì và Núi Viên Nam. Các suối lớn và dòng nhánh chảy theo hướng Bắc, Đông Bắc và đều là phụ lưu của sông Hồng. Ở phía Tây của khu vực, các suối ngắn và dốc hơn so với các suối ở phía Bắc và phía Đông, đều là phụ lưu của sông Đà. Mật độ 1,2 ÷ 2 km/ 1 km2. Các suối này thường gây lũ vào mùa mưa. Về mùa khô, các suối nhỏ thường cạn kiệt. Các suối chính trong khu vưc gồm có: Suối Cái, suối Mít, suối Ninh, ngòi Lạt, suối Yên cư, suối Bơn, suối Quanh, suối Cầu Rổng, suối Đô, Chằm Me, Chằm Sỏi.

Sông Đà chảy ở phía Tây Bắc núi Ba Vì, sông rộng cùng với hệ suối khá dày như Suối ổi, Suối Ca, Suối Mít, Suối Ba Gò, Suối Xoan, Suối Yên Cư, suối Củi…thường xuyên cung cấp nước cho sản suất và sinh hoạt của người dân trong vùng. Bên cạnh còn có các hồ chứa nước nhân tạo như Hồ Suối Hai, Hồ Đồng Mô - Ngải Sơn, Hồ Cóc Cua và các hồ chứa nước khác

vừa có nhiệm vụ dự trữ nước cung cấp cho hàng chục ngàn ha đất sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt cho dân. Đồng thời, tạo nên không gian thắng cảnh tuyệt đẹp, phục vụ nhu cầu du lịch và thắng cảnh cho du khách.

2.1.1.3. Hệ động, thực vật Thực vật: Thực vật:

Theo danh mục thực vật đã được thu thập mẫu và kết quả điều tra bổ sung năm 2008, cho tới nay Vườn Quốc gia Ba Vì có 1201 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 649 chi và 160 họ. như vậy, qua kết quả nghiên cứu mới nhất đã khẳng định sự phong phú đa dạng loài thực vật của vườn. So với kết quả điều tra năm 1998, số họ thực vật phát hiện mới tăng 61 họ, số chi tăng 177 chi và số loài tăng 389 loài.

Bên cạnh 34 loài nằm trong danh lục đỏ (Red List), điển hình là Bách xanh (Calocedrus macrolepis), Thông tre (Podocarpus neriifolius), Sến mật (Madhca pasquieri), Giổi lá bạc (Michelia cavaleriei), Phỉ ba mũi (Cephalotaxus manii)…

Thực vật cây thuốc Vườn Quốc gia Ba Vì có tới 503 loàithuộc 118 họ, 321 chi chữa 33 loại bệnh và chứng bệnh khác nhau trong đó có nhiều loài thuốc quý như: Hoa tiên (Asarum maximum), Huyết đằng (Sargentodoxa cuneata), Bát giác liên (Podophyllum tonkiensis), Râu hùm (Tacca chantrieri), Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria)…

Động Vật:

Theo kết quả điều tra bổ sung mới nhất năm 2008, Khu hệ động vật có xương sống (ĐVCXS) ở VQG Ba Vì thống kê được 342 loài. Trong đó, có 3 loài đặc hữu và 66 loài ĐVR quí hiếm. Trong 342 loài đã ghi nhận, có 23 loài có mẫu được sưu tầm hoặc đang được lưu trữ ở địa phương, 141 loài được

quan sát ngoài thực địa và 183 loài theo phỏng vấn thợ săn hoặc tập hợp qua tài liệu đã có.

Trong số động vật gặp ở Ba Vì, có 70 loài cho thịt, da, lông và làm cảnh.Yếu tố đặc hữu của khu hệ ĐVCXS ở Ba Vì ở 2 lớp Bò sát và Lưỡng thê. Đó là các loài Thằn lằn tai Ba Vì (Tropidophous baviensis), Ếch vạch (Chaparana delacouri).

Nhóm động vật quí hiếm ở VQG Ba Vì có 66 loài, phần lớn là loài ĐVR nhỏ, hoặc trung bình. Các loài quý hiếm như Cầy vằn (Chrotogale owstoni), Cầy mực (Artictis binturong), Cầy gấm (Prionodon pardicolor); Beo lửa (Felis temmincki),SơnDương(Capricornissumatraensis),Sóc bay (Petaurista petaurista)… Gà lụi trắng (Lophura nycthemera), Yểng quạ (Eurystomus orientalis), Khướu bạc má (Garrulax chinensis)…và các loài đặc hữu hẹp hiện có ở VQG Ba Vì.

Bảng 2.1: Bảng kết quả nghiên cứu động vật VQG Ba Vì

Lớp Số loài Số họ Số bộ Thú 63 24 8 Chim 191 48 17 Bò sát 61 15 2 Lưỡng thê 27 4 1 Cộng 342 91 28

Nguồn: Trung tâm dịch vụ DLST VQG Ba Vì(2008)

Côn trùng: theo kết quả điều tra chuyên đề của Vườn, đã phát hiện được 552 loài côn trùng thuộc 364 giống, 65 họ, 14 bộ. Trong đó có 7 loài được ghi trong sách đỏ Việt nam như Bọ ngựa xanh thường (Mantis religiosa Linnaeus); Cà cuống (Lethocerus indicus L. et S.); Bướm

khế (Attacus atlas Linnaeus); Ngài mặt trăng (Actias selene ningpoana Felde); Bướm rồng đuôi trắng (Lamproptera curiusFabricius); Bướm phượng Hêlen (Troides helena Linnaeus), Bướm đuôi kiếm (Graphium antiphates Cramer). Hệ côn trùng ở Vườn đã tạo nên sự phong phú, đa dạng loài và làm nổi trội giá trị thiên nhiên của Vườn.

Thực trạng bảo vệ động vật rừng: hai mối đe doạ đến động vật rừng là mất rừng và săn bắt động vật rừng. Nhìn chung, động vật rừng đã bị suy giảm nghiêm trọng. Có loài bị tiêu diệt hoàn toàn như Hươu sao, Gấu chó…Hiện tại, nhiều loài đang có nguy cơ bị tiêu diệt như Sơn dương, Sóc bay, Gà lôi trắng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

2.1.2.1. Dân tộc, dân số và lao động

Dân tộc và dân số: Trên địa bàn 16 xã có 4 dân tộc sinh sống: Mường, Kinh, Dao và Thái. Dân số có 89.928 người, đa số là dân tộc Mường 69.547 người và phân bố ở cả 16 xã, chiếm 77,3%; dân tộc Kinh 20,4%; dân tộc Dao 2,15%, chủ yếu ở 3 xã Ba Vì, Dân Hoà và Lâm Sơn; dân tộc Thái 0,15%, phân bố ở xã Đồng Xuân, Yên Quang và Phú Minh.

Tổng số lao động trong vùng có 51.568 người; trong đó lao động nông nghiệp 46.562 người, chiếm chủ yếu trong cơ cấu lao động ở địa phương. Số lao động làm các ngành nghề khác là 497 người, chiếm hơn 1%. Việc đa dạng ngành nghề ở vùng nông thôn chưa được chú trọng.

2.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế chung

Nguồn thu ngân sách trên địa bàn các xã vùng Đệm năm 2012 đạt 21,55 tỷ đồng. Sản lượng lương thực trung bình trong toàn khu vực đạt 308 kg/người/ năm. Thu nhập bình quân cao nhất ở xã Yên Trung, đạt 6.000.000

đ/người/năm. Thấp nhất là xã Vân Hoà, chỉ đạt 3.600.000 đ/người/năm. Trong khu vực có 2.121 hộ nghèo, chiếm 10,31% số hộ trong vùng. Khánh Thượng là xã có tỷ lệ hộ nghèo nhiều nhất với 323 hộ, chiếm 19,6 % số hộ trong xã. Đông Xuân là xã có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất, chỉ có 28 hộ, chiếm

Một phần của tài liệu Áp dụng phương pháp chi phí du lịch để đánh giá giá trị cảnh quan của vườn quốc gia ba vì (Trang 33)