Một số giải pháp nhằm nâng cao giá trị cảnh quan môi trường tại Vườn

Một phần của tài liệu Áp dụng phương pháp chi phí du lịch để đánh giá giá trị cảnh quan của vườn quốc gia ba vì (Trang 82)

Mặc dù VQG Ba Vì đón hàng nghìn lượt khách tham quan du lịch. Tuy nhiên, du khách chủ yếu vấn đi tham quan trong ngày, không ở lại nghỉ qua đêm do một số yếu tố như cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và dịch vụ du lịch...do đó để nâng cao chất lượng môi trường tại đây và giúp khu du lịch VQG Ba Vì ngày càng thu hút thêm nhiều du khách đến thăm quan, tác giả xin đưa ra một số đề suấtnhư sau:

- Đơn vị chủ quản cần đầu cư xây dựng mới và cải tạo các nhà nghỉ nhằm nâng cao năng lực phục vụ cho du khách qua đêm tại khu du lịch, đặcbiệt là tại trạm dừng khu vực rừng thông cao độ 400m. Đồng thời nâng cấp bể bơi hiện sẵn có của khu vực này để du khách có thể tham gia hoạt động bơi lội và các trò trơi dưới nước. Thông qua đó sẽ kéo dài được thời gian lưu trú của du khách và làm tăng doanh thu cho khu du lịch

- Xây dựng và cung cấp thông tin về trương trình du lịch cụ thể đến các tuyến của khu du lịch đến du khách, trong đó tạo được 2-3 tuyến trọng tâm có điểm nhấn,và tạo được dấu ấn cho khách nhằm thu hút di khách đến và quay trở lại với VQG Ba Vì.

- Tuyến đường giao thông đi lại trong VQG Ba Vì từ cồng vào tới cao độ 1100 dài khoảng 13 km, là đường dốc và cua khúc khuỷu, vì vậy đẻ đảm bảo việc đi lại của du khách được thuận tiện và an toàn thì đơn vị chủ quan nên chú ý quan tâm hoàn thiện hệ thống gường cầu và chất lượng mặt đường giao thông.

- Tập huấn kiến thức và kỹ năng phục vụ khách du lịch cho đội ngũ hướng dẫn viên du lịch và các cán bộ chiến sỹ kiểm lâm bảo vệ rừng.

- Tăng cường công tác giáo dục môi trường cho những người dân trong khu vực và người dân vùng lân cận, để họ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cảnh quan...

Như vậy, với những đề suất trên cần có sự phối hợp đồng bộ giữa Trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái VQG Ba Vì –đơn vị chủ quản với các ban ngành, cơ quan chức năng và sự hộ trợ của cộng đồng người dân địa phương để sử dụng và khai thác có hiệu quả tài nguyên cảnh quan của VQG Ba Vì, đồng thời vẫn đảm bảo công tác bảo tồn các giá trị của VQG Ba Vì theo hướng bền vững.

Kết luận chương 3

Như vậy, trong chương 3, tác giả đã trình bày việc sử dụng phương pháp chi phí du lịch theo vùng(ZTCM) để xác định giá trị cảnh quan cho khu du lịch VQG BaVì, quá trình thu thập, xử lý thông tin, tổng quan về đặc điểm mẫu nghiên cứu, cách thức xác định mô hình hàm cầu du lịch cho VQG và qua đó xây dựng được hàm cầu giải trí cho địa điểm nghiên cứu. Từ những kết quả thu được, tính được tổng chi phí cho một chuyến đi, tỷ lệ tham quan của vùng xuất phát và giá trị thặng dư qua đó giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tiềm năng du lịch khá lớn của khu vực này. Và chúng ta cũng nên biết rằng những gì thu được của khu du lịch chưa xứng đáng với tiềm năng của nó. Do đó đơn vị chủ quản khu du lịch VQG Ba Vì nên có các biện pháp tôn tạo, giữ gìn vẻ đẹp riêng có của VQG Ba Vì và đặc biệt là cần nâng cao chất lượng phục vụ du lịch để thu hút thêm nhiều du khách từ mọi miền đất nước.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, các quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa ra tăng, khiến cho môi trường ngày càng trở lên ô nhiễm. Ngày nay đã có nhiều người hiểu được rằng việc bảo vệ môi trường và các tài nguyên thiên nhiên cũng chính là bảo vệ cuộc sống của họ. Nhưng bên cạnh đó người ta vẫn ra sức tàn phá thiên nhiên bởi theo họ “ môi trường là của chung, là thứ vô hạn”. Bởi vậy việc lượng hóa được các giá trị mà môi trường đem lại là điều cần thiết, góp phần nâng cao nhận thức của con người cũng như bảo bệ được các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Đề tài: “Áp dụng phương pháp chi phí du lịch để đánh giá giá trị cảnh quan của Vườn quốc gia Ba Vì” nhằm mục đích tìm hiểu tầm quan trọng của việc định giá chính xác môi trường, đồng thời xấy dựng mô hình phù hợp về nhu cầu cho VQG Ba Vì theo phương pháp chi phí du lịch theo vùng để ước tính giá trị kinh tế của Vườn.

Nghiên cứu về VQG Ba Vì luận văn đã đạt được những kết quả sau: - Tổng quan cơ sở lý luận về chất lượng môi trường, giá trị kinh tế của chất lượng môi trường và phương pháp chi phí du lịch cũng như ý nghĩa của nó trong việc định giá môi trường. Phương phap chi phí du lịch là phương pháp về sự lựa chọn ngầm có thể dùng để ước lượng đường cầu đối với các khu vui chơi giải trí và từ đó đánh giá giá trị cảnh quan cho các khu vui chơi này. Trên thế giời cũng như tại Việt Nam, phương pháp chi phí du lịch đang được áp dụng rộng rãi để xác định tổng giá trị kinh tế của hàng hóa môi trường. Mặc dù phương pháp này chỉ đại diện cho giá sẵn lòng chi trả cho một mức chất lượng môi trường nhưng nó lại hữu dụng và hoàn toàn phù hợp trong việc tính toán giá trị kinh tế của một khu rừng, vườn quốc gia hay hệ sinh thái.Cụ thể ở đây là Vườn quốc gia Ba Vì.

- Tổng quan về vườn quốc gia Ba Vì, tiềm năng và thực trạng du lịch, hiện trạng môi trường, VQG Ba vì là đơn vị kinh tế, sự nghiệp khoa học, có chức năng trồng, bảo tổn và phục hồi tài nguyên thiên nhiên, di tích lịch sử, nghiên cứu khoa học kết hợp với tham quan, học tập, du lịch. Hiện nay tiềm năng du lịch của VQG là rất lớn nhưng ý thưc của du khách về bảo vệ môi trường là chưa cao. Đồng thời giá trị môi trường cũng chưa được định giá đầy đủ.

- Xác định được hàm cầu du lịch cho vườn là: VRi = 4,841 – 0.003 Tci và tính toán được giá trị giải trí của VQG. Đó là cơ sở để xác định tổng giá trị kinh tế (TEV) mà VQG Ba Vì đem lại cho con người. Cần phải nhận thức rõ giá trị của VQG Ba Vì cũng như các VQG khác của Việt Nam. Thực chất giá trị của chúng lớn hơn rất nhiều giá trị tính toán ra ở luận văn này. Bởi vì ngoài giá trị du lịch còn nhưng giá trị khác rất lớn của nó vẫn chưa được tính đến như lâm sản thu được hàng năm, giá trị sinh thái, về đa dạng sinh học, về môi trường, về văn hóa lịch sử… Điều này khiến chúng ta có trách nhiệm tiếp tục đầu tư bảo vệ và phát triển rừng hơn nữa.

2.Kiến nghị

Mặc dù giá trị giải trí được ước lượng chỉ là một phần trong tổng giá trị của VQG Ba Vì nhưng những kết quả tính toán thu được cho thấy khách du lịch sẽ đối tượng mang lại nguồn lợi đáng kể khi hoạt động du lịch sinh thái được phát triển bền vững. Hoạt động du lịch sinh thái là hoạt động nhằm giới thiệu, quảng bá, bổ sung và giúp phần duy trì cho hoạt động chính là bảo tồn của Vườn. Nó thúc đẩy các hoạt động khác nhất là những dự án dầu tư vào phát triển du lịch sinh thái bền vững. Đặc biệt là mục tiêu thu hút nguồn đầu tư nước ngoài.

Dựa trên giá trị thắng dư tiêu tính toán được, có thể đề nghị là phí sử dụng hoặc những nguồn thu tương tự để thu hút khoản sẵn lòng tri trả của du

khách tham quan nhằm đầu tư cho hoạt động bảo tồn. Chính sách kêu gọi tự nguyện đóng góp thông qua sẵn lòng chi trả có thể khả thi hơn vì chính sách sử dụng phí sử dụng sẽ làm giảm lượng khách, do đó giảm doanh thu từ hoạt động du lịch của Vườn. Chính sách kêu gọi tự nguyện đóng góp thống qua sự sẵn lòng chi trả có thể trành được các bất lợi này. Một nguồn tài chính quan trọng khác là sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế. Nếu thu hút được nguồn vốn từ các tổ chưc quốc tế sẽ rất hữu ích cho việc thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển du lịch sinh thái.

Những lợi ích về giải trí tiềm năng rõ ràng phải được tính khi phân tích lợi ích- chi phí của các dự án tai VQG. Kết quả này cho phép so sánh giá trị giải trí tính được ở phần trên với các giá trị từ mục đích sử dụng khác nhằm tìm ra phương án phát triển du lịch một cách tối ưu.

Đây là đề tài ứng dụng trong phạm vi nghiên cứu hẹp. Trong tương lai với kinh phí và thời gian nghiên cứu nhiều hơn, đề tài này có thể được mở rộng để nghiên cứu sâu hơn và ứng dụng nhiều phương pháp nghiên cứu đặc thù của Kinh tế tài nguyên- môi trường như: sử dụng phương pháp chí phí du lịch cá nhân (ITCM) và phương pháp đánh giá ngẫu nhiên để xác định giá trị giải trí của VQG Ba Vì rồi đem so sánh với phương pháp chi phí du lích theo vùng (ZTCM)

Đánh giá giá trị của việc thay đổi cơ sở vật chất, tôn tạo cảnh quan phục vụ du lịch. Nếu có một sự nâng cấp, cải tạo trong chất lượng thì các nhà quản lý cần biết lợi ích qui ra tiền của việc thay đổi là bao nhiêu

VQG Ba Vì chứa đựng nhiều nguồn tài nguyên giàu có chưa được định giá, các nghiên cứu trong tương lai nên tập trung định giá các giá trị này bằng cách sử dụng phương pháp định giá ngẫu nhiên(CVM). Từ các giá trị tính được có thể thiết lập mô hình quản lý tổng hợp nhằm bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường và hoạt động du lịch cho Vườn.

Lượng khách du lịch tiềm năng trong khu vực còn rất lơn, vì vậy để tăng thu nhập của Vườn từ dịch vụ du lịch phù hợp với giá trị của nó cần có biện pháp thu hút khách.

Khá nhiều khách du lịch đòi hỏi cải thiện các điều kiện cảnh quan Vườn để họ có thể xem được nhiều hơn. Họ cũng sẵn lòng đóng góp một cách gián tiếp cho việc cải thiện đó. Do đó, các nhà quản lý nên coi việc đầu tư cảo thiện các điều kiện cảnh quan là một hướng chiến lược của Vườn.

Thu nhập từ du lịch cần được đầu tư cho việc bảo vệ rừng có hiệu quả hơn bằng cách tăng cường lực lượng bảo vệ và trang bị đầy đủ trang thiết bị phương tiện thiết yếu để họ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

Muốn bảo vệ rừng có hiệu quả, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho cộng đồng và người dân địa phương. Mặt khác cần quan tâm nâng cao mức sống của người dân địa phương. Có biện pháp lôi kéo cộng đồng địa phương tham gia vào các dịch vụ du lịch và chia sẻ lợi ích với họ từ hoạt động kinh doanh du lịch .

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Đặng Tùng Hoa (2012). Bài giảng kinh tế lâm nghiệp. Trường Đại học Thủy lợi, Hà Nội.

2. Barry Field (2010). Bài giảng kinh tế tài nguyên thiên nhiên đại cương, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

NXB khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội.

3. Nguyễn Thế Chinh chủ biên (2003). Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường, NXB thống kê, Hà Nội.

4. Trương Quang Hải, Nguyễn Thị Hải (2000). Kinh tế môi trường. Đại học quốc gia Hà Nôi, Hà Nội.

5. Vũ Tấn Phương, Ngô Đình Quế, Nguyễn Quang Hồng (2008). Tài liệu tập huấn định giá rừng.Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng (RCFEE), Hà Nội.

6. Đỗ Anh Tuân (2012). Tổng quan nghiên cứu về phương pháp chi phí du hành. Đại học lâm nghiệp, Hà Nội.

7. Hoàng Kim Ngũ (2010). Sinh thái môi trường. Đại học lâm nghiệp, Hà Nội.

8. Vũ Khắc Bảy (2012). Bài giảng toán ứng dụng trong môi trường. Đại học lâm nghiêp, Hà Nội.

9. Phạm Thị Hồng Nhung (2011). Bài giảng cơ sở cảnh quan học. Đại học khoa học - Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.

10. Lê Đức Thiện và Nguyễn Thị Hồng Vân (2006). Du lịch sinh thái khái niệm và phương pháp tiếp cận.Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng (RCFEE), Hà Nội.

11. Lê Văn Thắng (2007). Giáo trình khoa học môi trường đại cương. Đại học Huế, Thừa Thiên-Huế.

nghiệp I, Hà Nội.

13. Đặng Thị Trung (2008). Khóa Luận tốt nghiệp, ứng dụng phương pháp chi phí du hành(TCM) để xác định giá trị giải trí của Vườn quốc gia Cúc Phương. Đại học Lâm Nghiệp, Hà Tây.

14. Phan Bình Minh (2006).Khóa luận tốt nghiệp,bước đầu đánh giá giá trị du lịch giải trí của khu du lịch Ao vua – Hà Tây bằng phương pháp du lịch phí. Đại học lâm nghiệp, Hà Tây.

15. Trần Võ Hùng Sơn, Phạm Khánh Nam (2012). Ứng dụng phương pháp chi phí du hành phân tích giá trị giải trí cụm đảo San hô Hòn mun, tỉnh Khánh Hòa, Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh.

16. Trần Thu Hà, Vũ Tấn Phương (2006). Đánh giá giá trị cảnh quan của vườn quốc gia Ba Bể và khu du lịch Hồ Thác Bà. Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng - Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam. Hà Tây.

17. Nguyễn Thị Sơn (2000).Luận án tiến sỹ, cơ sở khoa học cho việc phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cúc Phương. Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

18. Nguyễn Xuân Trường (2006). Khóa luận tốt nghiệp, tiếp cận phương pháp phân tích lợi ích chi phí mở rông(CBA: cost benefit analysis) để đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội- môi trường của dự án đầu tư bảo tồn Vườn quốc gia Bến En tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005-2010. Đại học lâm nghiệp, Hà Tây.

19. Trung tâm du lịch và dịch vụ sinh thái VQG Ba Vì (2012). Báo cáo chuyên đề tình hình dân sinh kinh tế xã hội VQG Ba Vì. Vườn quốc giá Ba Vì, Hà Nội.

20. Trung tâm du lịch và dịch vụ sinh thái VQG Ba Vì (2008). Báo cáo chuyên đề điều tra đa dạng sinh học VQG Ba Vì, Vườn quốc gia Ba Vì, Hà Tây.

21. Trung tâm du lịch và dịch vụ sinh thái VQG Ba Vì (2013). Báo cáo thực trạng hoạt động du lịch tại VQG Ba Vì . Vườn quốc gia Ba Vì, Hà Nội. 22. Nguyễn Thế Hoà (2012). Bài giảng kinh tế lượng nâng cao. Trường Đại

học Thủylợi, Hà Nội.

23. Nhà xuất bản thống kê Hà Nội (2014). Niên giám thống kê 2013,Hà Nội.

24. Quốc Hội (2004). Luật bảo vệ và phát triển rừng.

25. Quốc Hội (2014). Luật bảo vệ môi trường.

Tiếng Anh

1. Beal.D (1995). Estimation of the elasticity of demand for camping visits to a national park in South-east Queensland, Australian Leisure. Australia 2. Alvarez-Farizo(1995). A travel cost analysis of the value of Carnarvon

Gorge National Park for recreational use. Review of Marketing and Agricultural Economics. Australia.

Một phần của tài liệu Áp dụng phương pháp chi phí du lịch để đánh giá giá trị cảnh quan của vườn quốc gia ba vì (Trang 82)