Cơ cấu tổ chức, ngành nghề kinh doanh

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án đầu tư phần mềm tại công ty thông tin di động VMS mobifone (Trang 55)

Hiện nay, Tổng công ty Viễn thông MobiFone có 20 Phòng, Ban chức năng và 20 đơn vị trực thuộc, bao gồm:

Bảng 3.3. Danh mục các đơn vị trực thuộc của MobiFone

Stt Tên đơn vị

1. - Văn phòng

2. - Ban Tổ chức cán bộ – Lao động 3. - Ban Kế hoạch – Chiến lƣợc 4. - Ban Tài chính

5. - Ban Kế toán 6. - Ban Đầu tƣ 7. - Ban Kinh doanh

8. - Ban Kinh doanh Quốc tế 9. - Ban Truyền thông

10. - Ban Dịch vụ đa phƣơng tiện và Giá trị gia tăng 11. - Ban Chăm sóc Khách hàng

12. - Ban Phát triển mạng lƣới

13. - Ban Quản lý và Điều hành mạng 14. - Ban Công nghệ Thông tin

46

15. - Ban Quản lý dự án hạ tầng 1 tại Hà Nội

16. - Ban Quản lý dự án hạ tầng 2 tại Thành phố Hồ Chí Minh 17. - Ban Quản lý dự án hạ tầng 3 tại Đà Nẵng

18. - Ban Quản lý dự án kiến trúc 1 tại Hà Nội

19. - Ban Quản lý dự án kiến trúc 1 tại Thành phố Hồ Chí Minh 20. - Phòng Xuất Nhập Khẩu

21. - Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 1 22. - Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 2 23. - Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 3 24. - Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 4 25. - Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 5 26. - Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 6 27. - Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 7 28. - Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 8 29. - Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 9

30. - Trung tâm Dịch vụ đa phƣơng tiện và Giá trị gia tăng MobiFone 31. - Trung tâm Công nghệ thông tin MobiFone

32. - Trung tâm Quản lý và điều hành mạng (NOC) 33. - Trung tâm Mạng lƣới MobiFone miền Bắc 34. - Trung tâm Mạng lƣới MobiFone miền Trung 35. - Trung tâm Mạng lƣới MobiFone miền Nam

36. - Trung tâm Đo kiểm và Sửa chữa Thiết bị Viễn thông MobiFone 37. - Trung tâm Tính cƣớc và Thanh khoản MobiFone

38. - Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển MobiFone 39. - Trung tâm Tƣ vấn thiết kế MobiFone

40. - Trung tâm Viễn thông Quốc tế

47

Ngoài ra, MobiFone có ba công ty con bao gồm Công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật MobiFone, Công ty cổ phần Công nghệ MobiFone toàn cầu và Công ty cổ phần Dịch vụ gia tăng MobiFone.

Văn phòng Tổng Công ty viễn thông MobiFone: Tòa nhà MobiFone - Lô VP1, Phƣờng Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Các ngành nghề kinh doanh chính của MobiFone gồm:

- Đầu tƣ, xây dựng, vận hành, khai thác mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông, CNTT, phát thanh truyền hình, truyền thông đa phƣơng tiện;

- Sản xuất, lắp ráp và xuất nhập khẩu, kinh doanh thiết bị điện tử, viễn thông, CNTT;

- Tƣ vấn khảo sát, thiết kế, xây lắp chuyên ngành điện tử, viễn thông, CNTT;

- Bảo trì, sửa chữa thiết bị chuyên ngành điện tử, viễn thông, CNTT.

3.2. Hiện trạng công tác thẩm định dự án đầu tƣ phần mềm tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone

3.2.1. Khái quát tình hình triển khai dự án đầu tư tại MobiFone

Tổng công ty Viễn thông MobiFone là một doanh nghiệp lớn của nhà nƣớc. Trong những năm qua, công tác đầu tƣ luôn đƣợc Tổng công ty xem trọng. Hàng năm MobiFone chi nhiều nguồn lực cho công tác đầu tƣ, nhằm đảm bảo doanh thu, lợi nhuận và vị thế trong tƣơng lai.

Do đặc thù, MobiFone tập trung đầu tƣ chủ yếu ở các mảng: Hệ thống mạng lõi, hệ thống vô tuyến, hệ thống truyền dẫn, hệ thống giá trị gia tăng, các hệ thống CNTT, các chƣơng trình đầu tƣ kiến trúc, cơ sở hạ tầng, …

Bảng sau thống kê số liệu trong công tác đầu tƣ 03 năm trở lại đây, trong đó nêu chi tiết số lƣợng, tổng mức đầu tƣ các DAĐT phần mềm đã đƣợc phê duyệt kế hoạch tƣơng quan với danh mục đầu tƣ chung của MobiFone.

48

Bảng 3.4. Thống kê số liệu công tác đầu tƣ của MobiFone

Đơn vị tính giá trị: Tỷ Việt Nam Đồng

Năm Kế hoạch đầu tƣ chung

Kế hoạch đầu tƣ liên quan đến phần mềm CNTT Số lƣợng dự án Giá trị Số lƣợng dự án Giá trị

2014 158 370 7 19

2013 329 5.232 28 63

2012 326 4.586 31 66,5

(Nguồn: Báo cáo công tác đầu tư các năm 2012, 2013 và 2014 của MobiFone)

3.2.2. Hiện trạng công tác triển khai dự án đầu tư tại MobiFone

Bộ TT&TT là đơn vị quản lý trực tiếp MobiFone. Hiện nay, MobiFone đƣợc Bộ TT&TT phê duyệt KHĐT theo mỗi giai đoạn 5 năm, trong đó các nội dung chủ yếu liên quan đến chiến lƣợc đầu tƣ, hệ thống các mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh. Trong phạm vi luận văn nghiên cứu này, tác giả chỉ đề cập đến công tác triển khai DAĐT hàng năm căn cứ trên KHĐT đã đƣợc Bộ TT&TT thông qua.

Xây dựng và phê duyệt

KHĐT Lập dự án đầu tƣ

Thẩm định và phê duyệt dự án đầu tƣ

Lựa chọn nhà thầu Ký hợp đồng; Triển

khai và Nghiệm thu, thanh lý hợp đồng Quyết toán dự án hoàn

thành

49

Việc triển khai DAĐT tại MobiFone đƣợc thực hiện theo một số tiến trình nhƣ sau:

Bƣớc 1: Xây dựng và phê duyệt KHĐT

Xây dựng KHĐT là một nội dung công việc phức tạp, cần sự phối hợp của nhiều đơn vị trong Tổng công ty. Tại MobiFone, KHĐT gồm hai loại chính nhƣ sau: (1) KHĐT đối với các DAĐT mới; (2) KHĐT đối với các DAĐT chuyển tiếp;

Tác giả xin đƣợc tóm tắt nội dung chính các bƣớc trong quá trình xây dựng và phê duyệt KHĐT dự án mới và KHĐT dự án chuyển tiếp ở MobiFone.

B1. Xây dựng KHĐT đối với các dự án mới

B1.1. Xác định mục tiêu đầu tư:

Dựa trên hạn mức nguồn vốn đầu tƣ trong năm kế hoạch theo Quyết định của HĐTV, Kế hoạch phát triển 05 năm đã đƣợc Bộ TT&TT phê duyệt và chỉ đạo của HĐTV (nếu có), TGĐ xác định các mục tiêu và lĩnh vực đầu tƣ trong năm kế hoạch: Bao gồm các lĩnh vực đầu tƣ trọng điểm, các lĩnh vực đầu tƣ thƣờng xuyên, các lĩnh vực đầu tƣ mở rộng và các lĩnh vực đầu tƣ duy trì và khác.

B1.2. Hướng dẫn đăng ký danh mục dự án:

Bám sát các mục tiêu đầu tƣ, Ban Kế hoạch – Chiến lƣợc chủ trì phối hợp với các ban liên quan trình TGĐ hƣớng dẫn các đơn vị thực hiện dự án tổng hợp và đăng ký Danh mục nhu cầu đầu tƣ bao gồm các nội dung: Danh mục, quy mô dự án, tổng mức đầu tƣ và dự kiến giải ngân năm kế hoạch kèm theo bản thuyết minh sơ bộ về nhu cầu đầu tƣ.

B1.3. Đăng ký danh mục nhu cầu đầu tư:

Các đơn vị thực hiện dự án phải tổng hợp nhu cầu đầu tƣ từ các đơn vị có nhu cầu đầu tƣ để đăng ký danh mục nhu cầu đầu tƣ.

50

B1.4. Đánh giá Danh mục dự án đầu tư:

Xét trên Danh mục các DAĐT của các đơn vị đã đăng ký, Ban Kế hoạch – Chiến lƣợc chủ trì tổ chức Nhóm chuyên môn đánh giá và thống nhất ý kiến.

Trong quá trình đánh giá, các đơn vị đăng ký Danh mục nhu cầu đầu tƣ có thể tham gia khi đƣợc nhóm chuyên môn chấp thuận để trao đổi và làm rõ các nội dung liên quan đến dự án.

Sau khi thống nhất ý kiến của Nhóm đối với tất cả các dự án, Ban Kế hoạch – Chiến lƣợc chịu trách nhiệm tổng hợp kết quả làm việc của Nhóm chuyên môn dƣới dạng văn bản.

B1.5. Trình các Phó TGĐ kết quả đánh giá để cho ý kiến:

Ban Kế hoạch – Chiến lƣợc tổng hợp kết quả làm việc của Nhóm chuyên môn để trình các Phó TGĐ cho ý kiến.

Trong trƣờng hợp các Phó TGĐ yêu cầu điều chỉnh lại danh mục nhu cầu, Ban Kế hoạch – Chiến lƣợc chịu trách nhiệm tổng hợp và gửi về các đơn vị đăng ký để điều chỉnh và hoàn thiện, gửi về Tổng công ty trong thời hạn nhất định.

Ban Kế hoạch – Chiến lƣợc tổng hợp Danh mục nhu cầu đầu tƣ điều chỉnh để Nhóm chuyên môn đánh giá trƣớc khi trình lại Phó TGĐ xem xét.

Trong trƣờng hợp sau khi Nhóm chuyên môn đánh giá Danh mục nhu cầu điều chỉnh phát sinh ý kiến khác so với ý kiến của Phó TGĐ, Ban Kế hoạch – Chiến lƣợc tổng hợp các dự án này theo phiếu dự án để trình TGĐ đƣa ra ý kiến cuối cùng.

B1.6. Hướng dẫn đăng ký KHĐT:

Căn cứ trên danh mục các dự án đã đƣợc TGĐ thông qua, Ban Kế hoạch – Chiến lƣợc trình TGĐ giao danh mục các dự án về các đơn vị thực hiện dự án để tiếp tục đăng ký KHĐT và hoàn thiện BCĐTSK.

51

Ban Kế hoạch – Chiến lƣợc chủ trì, tổ chức nhóm chuyên môn đánh giá các dự án này dựa trên các chỉ tiêu đầu tƣ của dự án đối với các hồ sơ đăng ký dự án của các đơn vị. Hồ sơ nào đủ yếu cầu theo hƣớng dẫn đăng ký KHĐT sẽ đƣợc đánh giá chi tiết theo bộ tiêu chí nội dung bao bồm quy mô dự án, sự cần thiết đầu tƣ, tính khả thi của dự án.

Sau khi thống nhất ý kiến đối với tất cả các dự án, Ban Kế hoạch – Chiến lƣợc tổng hợp kết quả làm việc của Nhóm chuyên môn để báo cáo TGĐ bằng văn bản.

B1.8. Rà soát, điều chỉnh KHĐT đăng ký:

Dựa trên nội dung đánh giá chi tiết các hồ sơ đăng ký dự án tại bƣớc B1.7 nói trên, các đơn vị đăng ký dự án tiến hành rà soát, giải trình thêm để thống nhất KHĐT dự kiến đề xuất trình TGĐ.

B1.9. Bảo vệ KHĐT dự kiến trước Ban TGĐ:

Ban Kế hoạch – Chiến lƣợc trình TGĐ KHĐT dự kiến để xin ý kiến chỉ đạo. Đối với các dự án không đƣợc nhóm chuyên môn thông qua, các đơn vị đăng ký dự án giải trình, điều chỉnh, bảo về KHĐT trƣớc Ban TGĐ.

Sau khi đƣợc Ban TGĐ thông qua danh mục các dự án cần thiết đầu tƣ trong năm kế hoạch, Ban Kế hoạch – Chiến lƣợc phân loại dự án nhóm A, B, C theo quy định để thực hiện các bƣớc tiếp theo.

B1.10. Trình TGĐ và HĐTV phê duyệt KHĐT:

Đối với các dự án nhóm A, B:

- Ban Kế hoạch – Chiến lƣợc trình TGĐ thông qua trƣớc khi trình lên HĐTV phê duyệt chủ trƣơng đầu tƣ trong năm tiếp theo để tiếp tục trình lên Bộ TT&TT phê duyệt danh mục dự án. Đồng thời, Ban Kế hoạch – Chiến lƣợc phối hợp với các đơn vị liên quan giải trình với Bộ TT&TT khi có yêu cầu.

52

- Căn cứ danh mục dự án nhóm A, B đƣợc Bộ TT&TT phê duyệt, Ban Kế hoạch – Chiến lƣợc trình TGĐ để trình HĐTV phê duyệt KHĐT các dự án nhóm A, B trong năm kế hoạch.

- Căn cứ quyết định phê duyệt KHĐT các dự án nhóm A, B của HĐTV giao cho Tổng công ty, TGĐ phê duyệt quyết định kế hoạch triển khai các dự án nhóm A, B giao cho các đơn vị thực hiện.

Đối với các dự án nhóm C:

- Ban Kế hoạch – Chiến lƣợc trình TGĐ thông qua trƣớc khi trình HĐTV phê duyệt KHĐT các dự án nhóm C trong năm kế hoạch.

- Căn cứ quyết định phê duyệt KHĐT các dự án nhóm C của HĐTV giao cho Tổng công ty, TGĐ phê duyệt quyết định kế hoạch triển khai các dự án nhóm C giao cho các đơn vị thực hiện.

B2. Xây dựng KHĐT đối với các dự án chuyển tiếp

B2.1. Báo cáo kết quả thực hiện KHĐT năm hiện tại:

Ban Kế hoạch – Chiến lƣợc trình TGĐ văn bản yêu cầu cá đơn vị thực hiện dự án báo cáo tình hình thực hiện KHĐT năm hiện tại. Trong đó cần làm rõ dự án đã hoàn thành, dự án đang thực hiện dở dang và dự án chƣa thực hiện.

B2.2. Hướng dẫn đăng ký KHĐT chuyển tiếp:

Ban Kế hoạch – Chiến lƣợc trình TGĐ văn bản hƣớng dẫn các đơn vị đăng ký KHĐT chuyển tiếp trong năm kế hoạch. Trong đó làm rõ dự án chuyển tiếp nguyên trạng, dự án xin không tiếp tục thực hiện và dự án xin điều chỉnh.

Trên cơ sở đó, Tổng công ty sẽ xem xét và phê duyệt hủy KHĐT cho dự án này.

Đối với các dự án xin điều chỉnh, đơn vị làm rõ nguyên nhân, khó khăn vƣớng mắc trong quá trình thực hiện, lập lại BCĐTSK. Trên cơ sở đó, Tổng công ty sẽ xem xét và phê duyệt KHĐT chuyển tiếp điều chỉnh cho các dự án này.

53

B2.3. Thẩm định các dự án đề xuất không tiếp tục thực hiện hoặc điều chỉnh trong KHĐT:

Ban Kế hoạch – Chiến lƣợc tổ chức thẩm định đề xuất không tiếp tục thực hiện hoặc điều chỉnh dự án.

Đối với dự án không tiếp tục thực hiện: Đánh giá các khoản thu chi đã và có thể phát sinh từ việc không tiếp tục dự án; hậu quả của việc không tiếp tục dự án và phƣơng pháp thay thế (nếu có). Dự án không tiếp tục thực hiện phải chứng minh đƣợc nguyên nhân hủy thuộc một trong những lý do theo quy định của Tổng Công ty.

Đối với dự án điều chỉnh: Đánh giá tính cần thiết, khả thi và quy mô của dự án nhƣ một dự án mới. Dự án chỉ đƣợc xem xét điều chỉnh khi chứng minh đƣợc nguyên nhân điều chỉnh theo quy định của Tổng Công ty.

B2.4. Trình HĐTV và TGĐ phê duyệt KHĐT, trình Bộ TT&TT phê duyệt danh mục dự án nhóm A, B:

Đối với các dự án nhóm A, B:

- Ban Kế hoạch – Chiến lƣợc trình TGĐ thông qua trƣớc khi trình lên HĐTV phê duyệt chủ trƣơng đầu tƣ dự án. Căn cứ trên quyết định chủ trƣơng đâu tƣ của HĐTV, Tổng Công ty tiếp tục trình lên Bộ TT&TT phê duyệt danh mục dự án. Đồng thời, Ban Kế hoạch – Chiến lƣợc phối hợp với các đơn vị liên quan giải trình với Bộ TT&TT khi có yêu cầu. Trên cơ sở phê duyệt danh mục dự án của Bộ TT&TT, HĐTV phê duyệt KHĐT cho dự án nhóm A, B giao cho Tổng Công ty. Tiếp theo, TGĐ phê duyệt kế hoạch triển khai các dự án nhóm A, B cho các đơn vị thực hiện.

Đối với các dự án nhóm C:

- Ban Kế hoạch – Chiến lƣợc trình TGĐ thông qua trƣớc khi trình HĐTV phê duyệt KHĐT các dự án nhóm C trong năm kế hoạch cho Tổng

54

công ty. Tiếp theo, TGĐ phê duyệt kế hoạch triển khai các dự án nhóm C cho các đơn vị thực hiện.

- Đối với dự án không tiếp tục thực hiện: HĐTV phê duyệt kế hoạch hủy. Trên cơ sở đó, TGĐ giao quyết định không thực hiện cho dự án này.

- Đối với dự án điều chỉnh: HĐTV giao KHĐT chuyển tiếp điều chỉnh. Trên cơ sở đó, TGĐ phê duyệt quyết định triển khai các dự án nhóm C điều chỉnh giao cho các đơn vị thực hiện.

Bƣớc 2: Lập dự án đầu tƣ

Ngay sau khi HĐTV phê duyệt KHĐT các DAĐT mới hoặc chuyển tiếp (chƣa thực hiện) và TGĐ giao kế hoạch triển khai cho các dự án, đơn vị chủ trì dự án có nhiệm vụ lập DAĐT đảm bảo tiến độ, chất lƣợng và các nội dung tuân thủ quyết định giao KHĐT đã đƣợc ban hành.

Tùy theo quy mô mà có thể gọi quyển DAĐT là Báo cáo DAĐT hay Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế kỹ thuật. Trong phạm vi nội dung nghiên cứu này, tôi xin đƣợc thống nhất cách gọi là Báo cáo DAĐT.

Ở bƣớc lập báo cáo DAĐT, đơn vị chủ trì dự án phải tính toán chi tiết mọi thông số, thuyết minh đầy đủ đối với từng tiêu chí của dự án.

Nội dung báo cáo DAĐT quy định gồm các nội dung nhƣ sau: - Tên dự án: …

- Chủ đầu tƣ: …

- Căn cứ pháp lý và sự cần thiết phải đầu tƣ: …

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án đầu tư phần mềm tại công ty thông tin di động VMS mobifone (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)