Nội dung thẩm định dự án

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án đầu tư phần mềm tại công ty thông tin di động VMS mobifone (Trang 30 - 35)

Thẩm định dự án đƣợc tiến hành chủ yếu đối với giai đoạn xác định dự án, phân tích và lập dự án, duyệt dự án. Nội dung thẩm định dự án thƣờng bao gồm: Thẩm định kỹ thuật, thẩm định kinh tế xã hội và thẩm định tài chính (Lƣu Thị Hƣơng, 2014).

1.2.2.1. Thẩm định kỹ thuật

- Thẩm định sự cần thiết của dự án: Xác định mức độ cấp thiết của dự án đối với doanh nghiệp, đối với ngành và đối với nền kinh tế; xem xét sự phù hợp của dự án với quy hoạch phát triển ngành, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn.

- Thẩm định quy mô của dự án: Thẩm định mức độ phù hợp giữa quy mô dự án, công suất sử dụng với khả năng chấp nhận sản phẩm của thị trƣờng, với khả năng đáp ứng vốn, khả năng cung ứng nguyên vật liệu, máy móc thiết bị cũng nhƣ khả năng quản lý dự án của các nhà quản lý.

21

- Thẩm định công nghệ và trang thiết bị: Xác định rõ căn cứ lựa chọn công nghệ, máy móc thiết bị, mức độ đảm bảo về chuyển giao công nghệ, lắp đặt, bảo hành chạy thử, phụ tùng thay thế; đặc biệt lƣu ý kiểm soát giá trang thiết bị, chƣơng trình đào tạo và quản lý con ngƣời phù hợp với công nghệ, thiết bị lựa chọn.

- Thẩm định nguồn nguyên liệu và các tố đầu vào khác: Theo các năm dự kiến hoạt động của dự án: Kiểm tra việc tính toán nhu cầu nguyên vật liệu chủ yếu, điện nƣớc, vật liệu phụ trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật phù hợp với công nghệ, máy móc thiết bị. Đối với nguyên liệu nhập khẩu hay nguyên liệu có tính thời vụ, cần xem lại mức dự trữ đủ cho dự án vận hành. Đối với dự án khai thác tài nguyên, khoảng sản, phải thẩm định các số liệu điều tra, khảo sát về trữ lƣợng.

- Thẩm định phƣơng án địa điểm xây dựng: Kiểm tra mức độ thuận tiện về nguồn nguyên liệu hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng, diện tích đất sử dụng; mức độ đảm bảo vệ sinh môi trƣờng sinh thái, phƣơng án xử lý chất thải, phòng chống cháy nổ, an toàn lao động, mức độ đền bù giải phóng mặt bằng, kế hoạch tái định cƣ.

- Thẩm định phƣơng án kiến trúc: Mức độ đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật, độ bền vững, việc áp dụng quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng.

Ngoài những nội dung trên, cần thẩm định phƣơng diện tổ chức quản lý dự án, tƣ cách pháp nhân của chủ đầu tƣ.

1.2.2.2. Thẩm định kinh tế của dự án

Thẩm định kinh tế là một nội dung quan trọng của thẩm định dự án nhằm đánh giá lại hiểu quả của dự án trên giác độ toàn bộ nền kinh tế. Nội dung này thƣờng đặc biệt chú trọng đối với các dự án đƣợc tài trợ bằng vốn của Nhà nƣớc. Mặc dù vậy, thẩm định lợi ích và chi phí hay thẩm định tài chính của dự án vẫn đƣợc đề cập.

22

Thẩm định kinh tế nhằm rà soát lại mục tiêu của dự án, tác động của dự án tới môi trƣờng và tới các nhóm đối tƣợng khác nhau trong xã hội, tính hợp lý và tối ƣu của dự án, mức độ ảnh hƣởng ngân sách của dự án.

Trong thẩm định kinh tế của dự án, cần thẩm định việc xác định giá kinh tế của hàng hóa và dịch vụ mà dự án đêm lại thông qua điều chỉnh giá thị trƣờng, tức là giá phản ánh đƣợc giá trị thực sự của hàng hóa và dịch vụ (chi phí và lợi ích của chúng đối với nền kinh tế); trên cơ sở đó, đánh giá những đóng góp của dự án đối với nền kinh tế quốc dân.

Thông thƣờng, một đóng góp quan trọng của dự án cho nên kinh tế đƣợc xem xét thông qua sự gia tăng thu nhập quốc dân (đóng góp vào mục tiêu tăng trƣởng kinh tế). Đánh giá tác động của dự án tới sự gia tăng thu nhập quốc dân đƣợc dựa trên các tiêu chuẩn hiệu quả nhƣ: Giá trị hiện tại ròng, tỷ lệ nội hoàn, tỷ lệ lợi ích/chi phí. Tuy nhiên, trong phân tích cũng nhƣ trong thẩm định kinh tế của dự án theo các tiêu chuẩn hiệu quả, đặc trƣng quan trọng là phải xác định đƣợc lợi ích và chi phí kinh tế cũng nhƣ chi phí cơ hội kinh tế. Ngoài việc đánh giá tác động trên, cần thiết đánh giá những tắc động khác của dự án về kinh tế xã hội nhƣ giải quyết việc làm, cải thiện cán cân thanh toán, cải thiện môi trƣờng sinh thái, cải thiện đời sống, sức khỏe nhân dân.

Nhìn chung, thẩm định kinh tế dự án là một công việc khó khăn và rất phức tạp nhƣng nó rất cần đƣợc tiến hành cùng với thẩm định tài chính dự án trƣớc khi quyết định thực hiện dự án.

1.2.2.3. Thẩm định tài chính của dự án

Thẩm định tài chính dự án là rà soát, đánh giá một cách khoa học và toàn diện mọi khía cạnh tài chính của dự án trên giác độ của nhà đầu tƣ: Doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế khác, các cá nhân. Nếu nhƣ Chính phủ, các cơ quan quản lý vĩ mô quan tâm nhiều hơn tới hiệu quả kinh tế xã hội của dự án thì các nhà đầu tƣ này lại quan tâm nhiều hơn tới khả năng sinh lãi của dự

23

án. Thẩm định tài chính dự án là nội dung rất quan trọng trong thẩm định dự án. Cùng với thẩm định kinh tế, thẩm định tài chính giúp các nhà đầu tƣ có những thông tin cần thiết để đƣa ra quyết định đầu tƣ đúng đắn.

Thẩm định tài chính dự án bao gồm nhiều nội dung liên quan chặt chẽ với nhau. Những nội dung chủ yếu đƣợc các nhà thẩm định chú trọng:

- Xác định tổng dự toán vốn đầu tƣ và các nguồn tài trợ cũng nhƣ các phƣơng thức tài trợ dự án. Cụ thể: Xác định vốn đầu tƣ vào tài sản cố định, vốn đầu tƣ vào tài sản lƣu động, cách thức huy động vốn (vốn chủ sở hữu, vay nợ, thuê tài sản) từ các nguồn khác nhau; lựa chọn phƣơng thức tài trợ dự án có lợi nhất.

- Xác định chi phí và lợi ích của dự án, từ đó, xác định dòng tiền của dự án. Những chi phí trực tiếp liên quan đến dự án thƣờng bao gồm: Chi phí nguyên nhiên vật liệu, chi phí thuê máy móc thiết bị, chi phí lao đông, …. Lợi ích của dự án, tùy theo từng trƣờng hợp cụ thể, có thể là mức gia tăng doanh thu, cải tiến chất lƣợng sản phẩm, giảm chi phí, giảm mức thua lỗ …

- Dự tính lãi suất chiết khấu: Tùy theo các quan điểm khác nhau, cách dự tính lãi suất này có thể khác nhau. Song, thực chất, đó là dự tính lãi suất mong đợi của nhà đầu tƣ;

- Xác định các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả tài chính dự án nhƣ Giá trị hiện tại ròng (NPV), tỷ lệ nội hoàn (IRR), tỷ lệ nội hoàn có điều chỉnh (MIRR), chỉ số doanh lợi (PI), thời gian hoàn vốn (PP).

- Đánh giá rủi ro trong dự án: Đánh giá khả năng xảy ra của một biến cố không chắc chắn trong các giai đonạ của dự án. Rủi ro tiềm ẩn trong mọi giai đoạn của dự án. Do vậy, thẩm định đúng rủi ro sẽ tạo điều kiện thực hiện dự án đúng nhƣ đã định.

24

Thẩm định tài chính phụ thuộc vào nhiều nhân tố. Để có đƣợc kết quả tốt nhất về thẩm định tài chính dự án – cở sở tin cậy để ra quyết định đầu tƣ đúng đắn, cần nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng.

- Đội ngũ cán bộ: Kể cả ngƣời quản lý và cán bộ thẩm định là nhân tố quyết định trực tiếp đến chất lƣợng thẩm định tài chính dự án. Nếu nhà quản lý nhận thức đúng ý nghĩa của thẩm định tài chính dự án thì họ mới tạo những điều kiện thuận lợi cho cán bộ thẩm định. Nếu cán bộ thẩm định có năng lực chuyên môn tốt, thực hiện tốt quy trình thẩm định thì kết quả thẩm định tài chính dự án thƣờng đáng đƣợc tin cậy. Do tính chất phức tạp và phạm vi liên quan của dự án, cán bộ thẩm định nói chung và cán bộ thẩm định tài chính nói riêng không những phải có kiến thức chuyên sâu mà còn phải hiểu biết rộng, có phẩm chất đạo đức tốt.

- Trang thiết bị, công nghệ: Đây là nhân tố ảnh hƣởng tới thời gian và độ chính xác của kết quả thẩm định tài chính dự án. Với trang thiết bị hiện đại, việc thu thập và xử lý các thông tin sẽ đƣợc tính hành một cách nhanh chóng và chính xác, các cơ hội đầu tƣ sẽ đƣợc nắm bắt kịp thời.

- Thông tin: Thẩm định tài chính dự án đƣợc tiến hành trên cơ sở phân tích các thông tin trực tiếp và gián tiếp liên quan đến dự án. Đó là các thông tin về thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế; thông tin về kỹ thuật, quy hoạch phát triển kinh tế của Nhà nƣớc …. Nếu những thông tin này không đƣợc thu thập một cách chính xác và đầy đủ thì kết quả thẩm định tài chính dự án sẽ bị hạn chế, quyết định đầu tƣ sai.

- Tổ chức công tác thẩm định tài chính dự án: Do thẩm định tài chính dự án đƣợc tiến hành theo nhiều giai đoạn nên tổ chức công tác thẩm định có ảnh hƣởng không nhỏ tới thẩm định tài chính dự án. Nếu công tác này đƣợc tổ chức một cách khoa học, hợp lý trên cơ sở phân công trách nhiệm cụ thể cho

25

từng cá nhân, có kiểm tra giám sát chặt chẽ, kết quả thẩm định tài chính dự án sẽ cao.

Ngoài ra, môi trƣờng kinh tế xã hội, môi trƣờng pháp lý, môi trƣờng tự nhiên cũng ảnh hƣởng đáng kể tới thẩm định tài chính của dự án.

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án đầu tư phần mềm tại công ty thông tin di động VMS mobifone (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)