2.2.2.1. Thực hiện quan sát thực tế
Tác giả là cán bộ làm việc tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone trong nhiều năm, phụ trách mảng công tác thẩm định nên có điều kiện vừa làm việc, vừa quan sát, đúc kết. Việc thu thập tài liệu, số liệu chủ yếu theo phƣơng pháp tổng hợp tại bàn. Do có kinh nghiệm trong triển khai công tác đầu tƣ, đặc biệt là thẩm định dự án nên bản thân cũng đã có những quan điểm, ý kiến nhằm mục tiêu nâng cao công tác mình đảm trách.
2.2.2.2. Thực hiện thảo luận
- Đối tƣợng thảo luận: Là các chuyên gia đang trực tiếp thực hiện công tác thẩm định tại MobiFone (bao gồm 01 Lãnh đạo Ban Đầu tƣ, 03 chuyên viên của Ban Đầu tƣ – MobiFone, 02 chuyên viên của Ban Tài chính - MobiFone, 02 chuyên viên phòng Kế hoạch-Đầu tƣ – Trung tâm Tính cƣớc và Thanh khoản MobiFone, 02 chuyên viên phòng Tổng hợp – Trung tâm Dịch vụ đa phƣơng tiện và Giá trị gia tăng MobiFone).
- Cách thức thực hiện: Gửi giấy mời hội thảo cùng tài liệu phục vụ hội thảo và các câu hỏi để thảo luận tại hội thảo cho thành phần tham dự hội thảo trƣớc một tuần. Tổ chức họp nhóm, tác giả trình bày lại các vấn đề đã có trong tài liệu về công tác thẩm định DAĐT phần mềm tại MobiFone để mọi ngƣời cùng thảo luận đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu và từ đó tác giả đƣa ra các đề xuất của mình để nâng cao hiệu quả công tác thẩm định DAĐT
35
phần mềm trong những năm tới để mọi ngƣời tiếp tục thảo luận và đóng góp thêm các ý kiến.
- Nội dung hội thảo: Nội dung hội thảo đƣợc xây dựng xoay quanh công tác thẩm định DAĐT phần mềm của MobiFone. Gồm chủ yếu ba nhóm nội dung sau:
+ Một là, hiện trạng công tác thẩm định, đánh giá hồ sơ trình phê duyệt các DAĐT phần mềm tại MobiFone.
+ Hai là, đánh giá những điểm đạt đƣợc, những điểm còn hạn chế trong công tác thẩm định DAĐT phần mềm tại MobiFone.
+ Ba là, tác giả trình bày một số đề xuất để nâng cao hiệu quả công tác thẩm định DAĐT tại MobiFone để nhóm bổ sung, đóng góp ý kiến.
- Cách lập và sử dụng câu hỏi thảo luận: Tác giả sử dụng kết hợp giữa câu hỏi mở (không có đáp án trƣớc nhƣng theo định hƣớng liên quan đến phạm vi nghiên cứu của luận văn) và dạng câu hỏi đánh giá theo thang điểm. Thanh điểm đánh giá đƣợc sử dụng là 1 – kém, 2 – trung bình, 3 – khá, 4 – tốt và 5 – rất tốt. Câu hỏi thảo luận đã đƣợc tác giả xây dựng bám sát vào cơ sở lý luận về công tác thẩm định DAĐT phần mềm đã nêu tại Bảng 1.2 với các chỉ tiêu thuộc giai đoạn Nghiên cứu khả thi. Nội dung câu hỏi hội thảo đƣợc tác giả tổng hợp tại phụ lục 01 kèm theo.
Câu hỏi thảo luận với các chuyên gia giúp tác giả tổng hợp đƣợc hiện trạng công tác thẩm định dự án đầu tƣ phần mềm tại MobiFone. Việc thiết kế câu hỏi thảo luận bỏ qua một số tiêu chí trong thẩm định tài chính nhƣ thẩm định về phƣơng thức huy động vốn, thẩm định hiệu quả đầu tƣ về kinh tế - xã hội của dự án; hay thẩm định về đảm bảo tính khả thi nhƣ thẩm định về khả năng thu hồi vốn với một số lý do đặc thù tại MobiFone nhƣ sau:
36
+ Việc bố trí nguồn và phƣơng thức huy động vốn là công việc đã đƣợc thực hiện tại bƣớc giao kế hoạch đầu tƣ nên khi lập và thẩm định dự án đầu tƣ thì không cần thẩm định lại nội dung này.
+ Các dự án đầu tƣ phần mềm tại MobiFone chủ yếu để phục vụ sản xuất kinh doanh của TCT, mang tính chất phục vụ nhu cầu nội bộ của đơn vị. Do đó, việc triển khai dự án có những tác động đến kinh tế - xã hội là rất nhỏ và việc đánh giá khả năng hoàn trả vốn đầu tƣ là không cần thiết.