Phân tích các chỉ số tài chính phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng aci (Trang 80)

kinh doanh

a) Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản

Tài sản của một công ty được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Cả hai nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của công ty. Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA. ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn.

Qua bảng 4.9 ta thấy, tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản biến động lên xuống qua các năm.

70

Bảng 4.9: Các tỷ số về khả năng sinh lời của Công ty giai đoạn 2010 – 2012

Nguồn : Bảng báo cáo tài chính của Công ty ACI, 2010 – 2012

Năm 2011 tỷ suất này là 20,25% có nghĩa là cứ bình quân 100 đồng tài sản tạo ra 20,25 đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 3,26 đồng so với năm 2010, cao nhất trong ba năm. Do cả tổng tài sản bình quân và lợi nhuận sau thuế đều tăng, trong đó lợi nhuận ròng có tốc độ tăng nhanh hơn với 23,55%, còn tổng tài sản bình quân tăng 3,65% so với năm 2010. Qua đó, ta thấy năm 2011 Công ty sắp xếp, quản lý và phân bổ tài sản là hiệu quả mang lại thuận lợi cho hoạt động kinh doanh.

Đến năm 2012 tỷ số này là 19,28%, có nghĩa là bình quân 100 đồng tài sản thì tạo ra 19,28 đồng lợi nhuận sau thuế giảm 0,97 đồng so với năm 2011. Lợi nhuận sau thuế và tổng tài sản bình quân đều giảm, lợi nhuận sau thuế giảm 5,77%, tổng tài sản bình quân giảm 1,03%. Điều này cho thấy việc sử dụng tài sản không hiệu quả bằng năm 2011. Tỷ số này nếu so với ngành khác là cao nhưng là Công ty dịch vụ tư vấn nên như vậy là hợp lý vì không giống như ngành sản xuất, vận tải,… phải đầu tư nhiều vào dây chuyền sản xuất, máy móc, công nghệ,… Ngành dịch vụ tư vấn không cần đầu tư nhiều vào tài sản và hơn hết không có lượng hàng tồn kho nhiều như các ngành khác.

b) Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu

Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô.

Dựa vào bảng trên đây ta thấy, tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu tăng giảm không đều qua các năm.

Cụ thể năm 2010, tỷ suất này là 57,04% có nghĩa là bình quân 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 57,04 đồng lợi nhuận sau thuế. Đến năm 2011 là

Chỉ tiêu Đơn vị tính

Năm

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Lợi nhuận ròng (1) Đồng 1.717.570 2.122.107 1.999.701 Doanh thu thuần (2) Đồng 8.533.672 10.127.830 10.249.084 Tổng tài sản bình quân (3) Đồng 10.108.965 10.478.105 10.369.863 Vốn chủ sở hữu bình quân (4) 3.011.373 3.637.407 4.179.394 ROA = (1) / (3) % 16,99 20,25 19,28 ROE = (1) / (4) % 57,04 58,34 47,85 ROS = (1) / (2) % 20,13 20,95 19,51

71

58,34% bình quân 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 58,34 đồng lợi nhuận ròng, tăng 1,3 đồng so với năm 2010. Tốc độ tăng của lợi nhuận ròng cao hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu, năm 2011 kinh doanh đạt lợi nhuận cao nhất trong ba năm. Qua đó có thể kết luận thấy Công ty sử dụng vốn có hiệu quả.

Sang năm 2012 tỷ suất này giảm còn 47,85%, có nghĩa là bình quân 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 47,85 đồng lợi nhuận ròng, giảm 10,49 đồng so với năm 2011. Mặc dù năm 2012 Công ty tăng nguồn vốn chủ sở hữu nhưng kinh doanh không đạt hiệu quả như mong muốn nên lợi nhuận sau thuế giảm so với năm 2011. Điều đó cho thấy Công ty sử dụng vốn chưa hiệu quả, vì thế Công ty nên xây dựng cho mình chiến lược kinh doanh hợp lý, tiết kiệm chi phí để sử dụng vốn tốt hơn, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh. Nhìn chung tỷ suất này nhiều khi đạt hơn 50%, do vốn chủ sở hữu của Công ty thấp hơn nhiều so với nợ phải trả.

c) Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu

Qua bảng 4.9, ta thấy tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu thuần tăng giảm không đều qua ba năm, cao nhất năm 2011 và thấp nhất năm 2012.

Cụ thể, năm 2011 tỷ số này là 20,95% có nghĩa là trong 100 dồng doanh thu thuần tạo ra được 20,95 đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 0,82 đồng so với năm 2010. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của lợi nhuận ròng cao hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần.

Năm 2012, tỷ số này là 19,51%, nghĩa là sẽ có được 19,51 đồng lợi nhuận ròng nếu thu được 100 đồng doanh thu thuần, giảm 1,44 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu là do doanh thu thuần tăng nhưng chi phí tăng nhanh hơn đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp và giá vốn hàng bán, vì vậy đã làm cho lợi nhuận sau thuế giảm so với năm 2011. Chính vì thế cho nên Công ty cần có những biện pháp thích hợp để giảm chi phí trong những năm tới.

4.4.7 Đánh giá ảnh hƣởng của môi trƣờng kinh doanh đến kết quả kinh doanh

4.4.7.1 Môi trường bên ngoài

a) Môi trường vĩ mô

 Môi trường kinh tế

Năm 2010, Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng 6,78%, lạm phát 11,75%. Lạm phát ở mức hai con số khiến doanh nghiệp và người dân gặp nhiều khó khăn.

72

Năm 2011, kinh tế Việt Nam trải qua nhiều khó khăn do những tác động tiêu cực từ kinh tế thế giới và những vấn đề nội tại. Tăng trưởng kinh tế năm 2011 đạt 5,89%, thấp hơn so với kế hoạch, tuy nhiên đây là mức tăng trưởng tương đối khá với các nước trong khu vực. Lạm phát năm 2011 cao cả năm trung bình ở mức 18,13%, thâm hụt ngân sách cao ở mức 4,9% GDP. Tăng trưởng tín dụng năm 2011 sụt giảm sau một thời gian dài tăng trưởng mạnh gần 40%/năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2012, GDP đạt 5,03% thấp nhất trong vòng 13 năm trở lại đây do

hệ quả của chính sách thắt chặt tiền tệ kiềm chế lạm phát của Chính phủ. Mức tăng trưởng tuy thấp hơn mức tăng 5,89% của năm 2011, nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp khó khăn thì đây là mức tăng trưởng hợp lý. Nhờ vào chính sách kiềm chế lạm phát của chính phủ phát huy tác dụng mà năm 2012 lạm phát giảm còn 6,81%. Tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế thế giới vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơn từ những cuộc suy thoái kinh tế, nền kinh tế Việt Nam vẫn phải trải qua nhiều khó khăn, thách thức nói chung và thị trường bất động sản nói riêng.

 Khoa học – kỹ thuật và công nghệ

Đặc điểm của ngành tư vấn thiết kế xây dựng là sử dụng phần mềm đồ họa để thiết kế, máy móc để kiểm định công trình, vì thế Công ty đầu tư phần mềm cũng như máy móc tiên tiến hỗ trợ như phần mềm AutoCard thực hiện đồ họa, máy định vị GPS S65, máy thủy bình D2S2 trong việc kiểm định công trình nhờ vậy công việc tiến hành hiệu quả hơn. Ngoài ra, phần mềm kế toán cũng được doanh nghiệp sử dụng để giảm bớt công việc cho bộ phận kế toán.

 Chính trị và pháp luật: Nhà nước ban hành nhiều chính sách khuyến khích đầu tư, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp… tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.

Ngày 20/04/2010, Ban Chấp hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đưa ra bản dự thảo Chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội 2011-2020, qua đó thì Nhà nước chủ trương duy trì sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần, có chính sách đầu tư thông thoáng, có khả năng thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Chính phủ đã ban hành “Chương trình hành động về triển khai thực hiện nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 06/04/2010 của Chính phủ” (Ban hành kèm theo Quyết định số 472/QĐ-BXD ngày 22 tháng 04 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng). Một số mục tiêu của chương trình là các bộ đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, đảm bảo tốc độ tăng trưởng cao trong năm 2013, nâng cao năng lực quản lý xây dựng, chiến lược phát triển nhà đến năm 2020 và tầm nhìn đến

73

năm 2030, đầu tư xây dựng nhà ở sinh viên giai đoạn 2011 – 2015, xây dựng chương trình nâng cấp đô thị và phân khai nguồn vốn theo Quyết định số 758/QĐ-TTg ngày 08/06/2009 của Thủ tướng Chính phủ, chủ trương thực hiện “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Qua đó, vừa thực hiện các chương trình phúc lợi cho nhân dân, vừa tạo thêm nhiều việc làm, đồng thời tạo cơ hội nâng cao khả năng cạnh tranh cho các công ty tư vấn thiết kế trong nước nói riêng và ngành xây dựng nói chung. Quyết định 131/2007/QĐ- TTg của Thủ tướng chinh phủ (ngày 09/08/2007) về việc ban hành quy chế tư vấn nước ngoài trong hoạt động xây dựng Việt Nam đã đưa ra những quy định khá chặt chẽ.

Riêng đối với Cần Thơ, Hội đồng nhân dân đã ban hành Nghị quyết số 11/2010/NQ-HĐND Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 – 2015. Theo đó, phát triển kết cấu hạ tầng kiến thiết đô thị, xây dựng nông thôn mới: cải tạo, nâng cấp hạ tầng đô thị, nâng cấp mở rộng hệ thống giao thông… Ngoài ra, Công ty được giảm 30% thuế TNDN phải nộp theo Thông tư số 140/2012/TT-BTC ngày 21/8/2012 của Bộ Tài Chính.

Tuy nhiên, Công ty chịu ảnh hưởng của các văn bản pháp luật về Luật Doanh nghiệp, Luật Xây dựng, Luật Đất đai… Hệ thống pháp luật của nước ta đang trong quá trình hoàn thiện, trong tương lai còn nhiều sự bổ sung, sửa đổi hay ban hành mới điều này gây trở ngại không ít đến hoạt động kinh doanh của Công ty.

 Văn hóa – xã hội

Trong bối cảnh toàn cầu hóa thì yếu tố văn hóa xã hội ngày càng ảnh hưởng sâu sắc tới các doanh nghiệp. Lối sống thay đổi, nhu cầu và chất lượng sống ngày càng được nâng cao. Những thay đổi đó vừa là cơ hội vừa là thách thức cho các doanh nghiệp. Đòi hỏi doanh nghiệp phải linh hoạt phải theo dõi sự thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng để có những điều chỉnh hợp lý. Mỗi địa phương có phong tục, tập quán khác nhau nên doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải quan tâm đến vấn đề đó nhiều hơn. Đặc biệt là trong lĩnh vực thiết kế, yếu tố phong tục, văn hóa luôn đặt lên hàng đầu nhằm thỏa mãn yêu cầu khách hàng.

b) Môi trường vi mô

 Đối thủ cạnh tranh

Ngành thiết kế và xây dựng là một ngành có nhiều tiềm năng phát triển. Theo thống kê của Bộ Xây dựng, tổng giá trị sản xuất kinh doanh 4 tháng đầu năm 2012 ước đạt 47.450,2 tỷ đồng, bằng 27,7% so với kế hoạch năm, giảm

74

1,6% so với cùng kỳ năm 2011. Tốc độ tăng trưởng của khối ngành tư vấn khá cao, trung bình 29,7%/năm.

Hiện nay các công ty trong ngành có quy mô khác nhau. Sự cạnh tranh trong ngành không quá gay gắt ở tốc độ tăng trưởng ngành cao và các công ty không cùng quy mô, nhưng có xu hướng tăng lên trong những năm tiếp theo vì có sự cạnh tranh của những công ty nước ngoài.

Cần Thơ là trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long, đóng vai trò là động lực thúc đẩy sự phát triển của toàn vùng vì vậy mà Cần Thơ có được chính sách ưu đãi của Nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng: xây dựng các khu đô thị, các khu quy hoạch. Do đó, Cần Thơ nhiều Công ty mọc lên.

Công ty Cổ phần tƣ vấn và xây dựng Trung Nam

Địa chỉ: C13-C15, khu dân cư lô số 08A, khu đô thị mới Nam Sông Cần Thơ, phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu là tư vấn quản lý, hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan.

Công ty Cổ phần tƣ vấn đầu tƣ xây dựng Tây Đô

Địa chỉ: 52 Nguyễn Thị Minh Khai – Q.Ninh Kiều – Tp.Cần Thơ. Vốn điều lệ: 1.998.000.000 đồng. Lĩnh vực hoạt động: tư vấn thiêt kế, giám sát, kiểm định công trình, thi công.

 Khách hàng

Khách hàng của Công ty chủ yếu là các công trình, dự án đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước và thị trường chỉ tập trung chủ yếu ở Cần Thơ và Hậu Giang.

 Đối thủ mới tiềm ẩn

Với nhu cầu tư vấn thiết kế xây dựng công tình công cộng, khách sạn, khu dân cư,.. ngày càng tăng cao, cùng với các chính sách hỗ trợ của chính phủ cho lĩnh vực này nên ngày càng có nhiều công ty thành lập hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế xây dựng.

4.4.7.2 Môi trường bên trong

75 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sản phẩm, dịch vụ của Công ty đạt chất lượng tốt, phù hợp với tiêu chuẩn chung được công nhận được bởi khách hàng và cơ quan uy tín như:

- Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2008 với 11 phạm vi: thí nghiệm vật liệu xây dựng – kiểm định chất lượng công trình (LASXD); tư vấn xây dựng; các hoạt động hành chính – kế toán do VinaCert cấp: VCB 0570.1.

- Quyết định công nhận Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng LAS_XD 424 số 55/QĐ –BXD.

- Giấy chứng nhận Nhà cung cấp Tư vấn Xây Dựng Đáng Tin Cậy tại Việt Nam 2010 “Top 100 Tư vấn xây dựng_Building Consultant”.

b) Nguồn nhân lực

Công ty có đội ngũ nhân viên giàu năng lực và tâm huyết với công việc với 2 thạc sĩ kỹ thuật, 2 kiến trúc sư, 14 kỹ sư kỹ thuật, 3 cử nhân kinh tế, 8 chuyên gia cộng tác…Riêng đội ngũ nhân viên kế toán của Công ty có trách nhiệm và trình độ chuyên môn vững vàng, thực hiện theo đúng pháp luật và phản ánh trung thực tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty.

Đội ngũ quản lý có chứng chỉ hành nghề tư vấn 100% do Bộ Xây Dựng cấp. Toàn thể nhân viên ACI đã qua đào tạo và được chứng nhận đạt được ISO 9001:2008.

c) Hoạt động marketing

Công ty chưa chú trọng lắm vào hoạt động marketing, chưa có phòng chuyên về xây dựng chiến lược, nghiên cứu thị trường tư vấn xây dựng.

d) Văn hóa Công ty

Công ty xây dựng được một môi trường làm việc nghiêm túc, kỉ luật, cũng như tạo môi trường làm việc thân thiện, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc. Đề cao tính phân quyền, chịu trách nhiệm về hoạt động của mình. Vào dịp nghỉ lễ tết Công ty thường tổ chức các tour du lịch cho toàn thể nhân viên để nghỉ ngơi, vui chơi tạo tinh thần vui vẻ, thoải mái.

76

CHƢƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY

CỔ PHẦN TƢ VẤN XÂY DỰNG ACI 5.1 NHỮNG ƢU ĐIỂM ĐẠT ĐƢỢC

Về bộ máy kế toán: Công tác kế toán trong công ty được tổ chức có kế hoạch sắp xếp các cán bộ nhân viên kế toán một cách phù hợp với năng lực, trình độ của từng người. Do vậy mọi công việc đều hoàn thành kịp thời theo đúng sự chỉ đạo hướng dẫn của kế toán trưởng.

Về TK sử dụng: Công ty đã vận dụng TK kế toán đúng theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam và quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.

Về hình thức sổ kế toán, chứng từ kế toán: Công ty áp dụng hình thức Nhật ký chung là khá hợp lý, phù hợp với quy mô và tình hình kinh doanh của Công ty, thực hiện tốt việc tổ chức chứng từ hạch toán ban đầu theo quy định của Chế độ kế toán do Nhà nước ban hành. Báo cáo tài chính được thực hiện một cách kịp thời đáp ứng yêu cầu của quản lý của Nhà nước và của ban lãnh

Một phần của tài liệu kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng aci (Trang 80)