Đánh giá về tình hình tổ chức quản lý kênh phân phối tại Công ty.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của Công TNHH Quang Dũng (Trang 28 - 31)

3.1. Những thành tựu đạt được.

Tuy có nhiều bến động trong môi trường kinh doanh của nền kinh tế và nội bộ công ty có những biến đổi, nhưng do sự cố gắng, nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp đạt được những năm gần đây Công ty luôn hoàn thành và một số chỉ tiêu đó hoàn thành vựơt mức kế hoạch đặt ra (số lượng sản phẩm cung ứng, doanh thu, nộp ngân sách, …) đều tăng theo từng năm, nộp ngân sách đầy đủ cho nhà nước, mức thu nhập của cán bộ công nhân viên không ngừng được tăng lên.

Doanh thu hàng năm của doanh nghiệp tại các thị trường quen thuộc như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Tp. Hồ Chí Minh… luôn tăng. Mạng lưới cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp ngày càng được mở rộng từ Miền Bắc tới Miền Nam.

Xúc tiến các hoạt động mở rộng mạng lưới cung ứng dịch vụ bằng nhiều hình thức và các phương thức thanh toán linh hoạt để thu hút khách hàng:

Kênh cung ứng trực tiếp:

Loại hình kênh phân phối này thường được sử dụng trong các công trình dự án, thị trường dân dụng sử dụng rất ít. Vì vậy khả năng tiêu thụ sản phẩm với khối lượng lớn, đóng góp vào tổng doanh thu cao (14% - 15%) đạt mức bình ổn trong doanh thu.

Theo cách tổ chức này kênh phân phối trực tiếp có thể đáp ứng một cách tốt nhu cầu khách hàng về đầu tư và dịch vụ sau bán hàng. Cơ chế định giá cũng linh hoạt thể hiện tính công khai trong việc xác định giá bán - điều được khách hàng

hết sức quan tâm. Ngoài ra, kênh phân phối này đảm bảo tính linh hoạt cao, đáp ứng nhanh chóng đảm bảo phù hợp với những biến động trên thị trường.

Kênh cung ứng gián tiếp:

Ưu điểm của loại kênh này là tính ổn định, Công ty có thể qua đây để thực thi các chính sách giá, điều tiết thị trường, kênh này cũng phát huy tính năng động của các bộ phận thuộc kênh do chế độ khoán sản phẩm đối với mỗi đại lý cấp I. Đối với khách hàng lớn kênh đã nâng tính chủ động của các nhân viên bán hàng trong việc tiếp cận khách hàng, nhờ đó đă phát huy được ưu thế của kênh phân phối gián tiếp.

Với những nỗ lực của bản thân, Công ty TNHH Quang Dũng đã dần dần khẳng định được vị trí của mình trên thị trường và làm hài lòng khách nhờ vào chất lượng sản phẩm và thái độ làm việc nghiêm túc và phục vụ ân cần, chu đáo của đội ngũ nhân viên, do đó số lượng hợp đồng ký kết của doanh nghiệp với các tổ chức và cơ quan luôn tăng. Khách hàng và thị trường truyền thống của doanh nghiệp đó được khằng định. Doanh nghiệp đã xây dựng được mối quan hệ kinh doanh tốt đẹp với nhiều tỉnh thành trong nước.

Với uy tín sản phẩm thép Hòa Phát “Bền mãi với thời gian”, Công ty TNHH Quang Dũng ngày càng thu hút được sự tin tưởng của các đối tác, mang về những hợp đồng lớn cho Công ty. Tuy nhiên, trong hoạt động kinh doanh cũng như tình hình thị trường của doanh nghiệp vẫn còn một số mặt tồn tại.

3.2. Những tồn tại và hạn chế trong việc quản lý kênh phân phối

Kênh cung ứng trực tiếp

Bên cạnh những ưu điểm kể trên, kênh phân phối này cũng thể hiện một số nhược điểm nhất định. Tuy kênh bán hàng trực tiếp cho người sử dụng cuối cùng này rất hấp dẫn vì nó đem lại lợi nhuận cao, thu được phản hồi trực tiếp từ khách

hàng và có kiến thức về thị trường nhưng hạn chế là chi phí marketing của cách thức này rất cao và Công ty sẽ phải quan tâm đến tất cả các điều kiện hậu cần có liên quan đến việc đưa sản phẩm đến tay khách hàng.

Bên canh đó Công ty vẫn chưa thực sự chú trọng phân phối trực tiếp tại miền Trung và miền Nam, miền Bắc tuy doanh số không ngừng tăng nhưng thị tực trường vẫn chưa thực sự trải rộng mà mới chỉ tập trung tại một số các khu công nghiệp, các thành phố trọng điểm như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên….

Kênh cung ứng gián tiếp

Hoạt động tiêu thụ của Công ty mới chỉ chú trọng thực hiện qua kênh tiêu thụ trực tiếp chứ chưa thực sự phát huy ưu điểm của kênh tiêu thụ gián tiếp. Điều này phần nào hạn chế doanh thu tiêu thụ. Việc Công ty duy trì kênh phân phối thông qua trung gian là các nhà bán buôn gây ra những mâu thuẫn với các thành viên là đại lý. Kết quả là các đại lý tìm cách cạnh tranh với những người bán buôn này để đảm bảo cho trung gian của mình hoạt động tốt. Mặt khác việc sử dụng nhà bán buôn này có thể dẫn tới việc chồng chéo trong việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm, như việc các nhà bán buôn này lôi kéo những trung gian hoạt động cho họ.

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI TẠI THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ CỦA CÔNG TY TNHH KÊNH PHÂN PHỐI TẠI THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ CỦA CÔNG TY TNHH

QUANG DŨNG.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của Công TNHH Quang Dũng (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w