2008 4 Công ty TNHH Trường Vinh 11.753.000.000

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của Công TNHH Quang Dũng (Trang 26 - 28)

4 Công ty TNHH Trường Vinh 11.753.000.000 2009

(Nguồn: Phòng kinh doanh)

Đối thủ cạnh tranh

Các đối thủ cạnh tranh của Công ty TNHH Quang Dũng về việc kinh doanh ngành hàng thép chủ yếu là: Thép Thái Nguyên, Việt-Ý, Việt – úc, Việt- Hàn, Việt – Nhật,…

+ Thép Thái Nguyên (TISCO): Tiêu thụ khoảng 30% toàn bộ thị trường phía Bắc và miền Trung.

Là đối thủ cạnh tranh chính của nhãn hàng thép Hòa Phát trên thị trường dân dụng ở các tỉnh: Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Phú Thọ,…Sản lượng thép tiêu thụ năm 2007: ước tính khoảng 370.000 tấn. Đối với thị trường các tỉnh, thép Thái Nguyên hiện nay tiêu thụ với sản lượng rất tốt (trung bình sản lượng 31.000 tấn/tháng) do thương hiệu đã ăn sâu vào tiềm thức người tiêu dùng, phù hợp với thu nhập và yêu cầu không quá cao về chất lượng. Trong thời gian qua, thép Thái Nguyên luôn duy trì thấp hơn mặt bằng giá chung từ 300-400đ/kg, đặc biệt trong những tháng cuối năm, thép Thái Nguyên thực hiện nhiều biện pháp ưu đãi cho NPP như tăng mức chiết khấu, gia hạn thêm thời hạn thanh toán nhằm đẩy sản lượng hoàn thành kế hoạch

năm. Bên cạnh đó, thép Thái Nguyên đă mở rộng quy mô sản xuất với việc đưa nhà máy mới công suất 300.000 tấn/năm vào vận hành, sản xuất thêm chủng loại thép mác cao ( có in kích thước và tiêu chuẩn trên từng thanh thép), giá cực kỳ cạnh tranh và được các nhà thậu quan tâm. Nhưng đối với thị trường dân dụng như các tỉnh, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Phú Thọ, Hà Nam trong năm 2007và đầu năm 2008, với thương hiệu thép Hòa Phát, Công ty TNHH Quang Dũng đã dần xâm nhập thị trường từng bước gây dựng thương hiệu nhưng hiện tại tốc độ tiêu thụ thép Hòa Phát có xu hướng chững lại và mất dần thị phần do thép Thái Nguyên để mức giá bán quá thấp: thường chênh lệch với thép Hòa Phát từ 400-500 đ/kg. Thép Thái Nguyên có đặc điểm rẻ hơn do có nguồn phôi tự nấu luyện.

+ Thép Việt – Hàn (VPS): Có đặc điểm tiêu thụ chủ yếu ở thị trường dự án. Đã chiếm phần lớn ở cac dự án do ra đời từ lâu, về giá cả tương đương với thép Hòa Phát. Nhưng thép Việt – Hàn có lợi thế là Công ty liên doanh giữa Việt nam và tập đoàn thép POSCO của Hàn Quốc là tập đoàn thép lớn. Toàn bộ nguồn phôi để sản xuất do phía POSCO cung cấp do vậy tương đối ổn định về giá và chủng loại của phôi đầu vào. Trước kia chiếm khoảng 30% thị trường hiện nay chiếm khoảng 13%, với sản lượng thép:130.000 tấn

+ Thép Việt – úc: Chiếm khoảng 15% thị trường với sản lượng thép là 150.000tấn. Hiện tại thương hiệu này đứng đầu do đã chiếm lĩnh được thị trường khi các công ty thép khác chưa ra đời. Về mặt giá cả đang đắt hơn các loại thép khác từ 150-300 đ/kg.

Trong những năm vừa qua thép Việt – úc chủ yếu tiêu thụ ở thị trường dân dụng, do chất lượng thép sản xuất chủ yếu đạt mác thép thông thường nhưng từ đầu năm 2008 đã đưa vào một dây chuyền mới có công suất tương đương với thép Hòa Phát, do vậy đây là đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của thép Hòa Phát.

+ Các thép khác: Chiếm khoảng 29% còn lại có đặc điểm là chất lượng thấp, nhưng giá rẻ nên bán ở các thị trường vùng sâu vùng xa và các công trình không có kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của Công TNHH Quang Dũng (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w