Đặc điểm chung của nông hộ

Một phần của tài liệu so sánh hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn với nông hộ ngoài mô hình cánh đồng mẫu lớn ở huyện vĩnh thạnh tp cần thơ (Trang 48 - 51)

Thông qua số liệu thu thập thực tế từ 80 nông hộ trồng lúa ở huyện Vĩnh Thạnh thành phố Cần Thơ ta có được đặc điểm của nông hộ được tổng hợp trong bảng 4.2

37

Bảng 4.2: Mô tả đặc điểm chung của 80 nông hộ trong mẫu phỏng vấn ở huyện Vĩnh Thạnh năm 2013

Khoản mục ĐVT nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị Trung bình

Độ lệch chuẩn

Số nhân khẩu Người/hộ 1 11 4,90 1,88

Số lao động tham gia sản

xuất Người/hộ 1 5 2,09 0,73

Tuổi của chủ hộ Tuổi 21 65 45,92 10,89

Số năm kinh nghiệm Năm 5 50 22,71 10,33

Trình độ học vấn Lớp 2 16 8,29 3,11

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 80 hộ nông dân huyện Vĩnh Thạnh thành phố Cần Thơ năm 2013

4.1.2.1 Nhân khẩu

Sản xuất nông nghiệp ở nước ta là lĩnh vực cần nhiều lao động và đa số là lao động chân tay, trong sản xuất lúa từ khâu làm đất, gieo sạ, làm cỏ, .., đến khâu thu hoạch đều phải cần lao động. Trong đó lực lượng lao động trong gia đình là nguồn lao động chủ yếu đáp ứng nhu cầu sản xuất góp phần làm giảm đáng kể chi phắ thuê mướn lao động và làm tăng thu nhập cho gia đình. Qua bảng 4.2 ta thấy mỗi hộ gia đình có trung bình là 5 người đối với những hộ có nhân khẩu ắt nhất là 1 người (có 1 hộ) và nhiều nhất là 11 người (có 2 hộ). Nhìn chung thì các nông hộ trong mẫu phỏng vấn đều có nhiều nguồn lực có thể tham gia vào hoạt động sản xuất của gia đình tuy nhiên số lao động trực tiếp tham gia sản xuất lúa tương đối thấp trung bình là 2 người và chiếm tỷ lệ cao nhất là 67,5%, cao nhất là 5 người chiếm 1,2% và thấp nhất là 1 người tham gia sản xuất lúa chiếm 15% trong tổng mẫu điều tra.Điều đó là do đa số những người trong độ tuổi lao động trẻ ở địa bàn nghiên cứu đi tìm việc làm ở những khu công nghiệp lớn đặc biệt là ở TPHCM ngoài ra do nhu cầu của xã hội nên một bộ phận người trong độ tuổi lao động tham gia học tập và làm việc xa nhà không tham gia vào hoạt động sản xuất, nguồn lao động trực tiếp tham gia sản xuất lúa đa số là người trung niên và người già như bố mẹ có tuổi trung bình là 46 tuổi, trong đó người có tuổi thấp nhất là 21 tuổi, người có tuổi cao nhất là 65 tuổi. Nhìn chung phần lớn tuổi của chủ hộ thuộc khoảng 30- 48 tuổi đây là những người đã có kinh nghiệm trong sản xuất lúa và họ còn có khả năng học hỏi kỹ thuật sản xuất tiếp thu những cái mới và mạnh dạng áp dụng vào trong sản xuất.

38

Nếu có nguồn lao động dồi dào nhưng lao động lại không có kinh nghiệm thì việc sản xuất lúa khó đạt hiệu quả. Do đó kinh nghiệm cũng là một yếu tố rất quan trọng. Kinh nghiệm có được là do tắch lũy sự hiểu biết qua nhiều năm được tắnh từ khi nông hộ tham gia sản xuất lúa đến thời điểm hiện tại hoặc được truyền từ người này sang người khác, việc tắch lũy kinh nghiệm không chỉ phụ thuộc vào thời gian mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như năng lực cá nhân, trình độ và khả năng tư duy, nông hộ có kinh nghiệm hạn chế được những tổn thất do thiên tai, lũ lụt và cũng như biết cách bón phân, phun thuốc hay cách phòng trừ dịch bệnh hiệu quả hơn sẽ làm giảm được chi phắ đầu vào từ đó việc sản xuất sẽ mang lại hiệu quả hơn. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một vấn đề cần quan tâm và cần được khắc phục là đối với những nông hộ có thời gian tham gia sản xuất ngắn, chưa có nhiều kinh nghiệm họ rất linh hoạt trong hoạt động sản xuất nên có nhiều phương hướng sản xuất mới, cũng như dễ dàng tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới. Những hộ có kinh nghiệm càng lâu năm trong sản xuất lúa, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất và giúp cho việc sử dụng đất có hiệu quả hơn, nhưng họ cũng khá bảo thủ nên việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đối với họ là tương đối khó, hay chủ quan, ắt chịu học hỏi tập huấn kỹ thuật nên đây cũng là một vấn đề hạn chế rất lớn làm giảm hiệu quả trong sản xuất. Theo kết quả điều tra phần lớn người dân ở địa bàn nghiên cứu đều canh tác lúa theo kinh nghiệm của ông bà truyền lại và kinh nghiệm do bản thân tắch lũy được trung bình là 23 năm trong đó hộ có số năm trồng lúa cao nhất là 50 năm chiếm 1,2%, hộ có số năm trồng lúa thấp nhất là 5 năm chiếm 1,2% trong tổng hộ điều tra.

4.1.2.3 Trình độ

Trình độ học vấn là số năm mà người trực tiếp tham gia sản xuất đi học trừ đi số năm ở lại lớp. Yếu tố này ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật thông qua sách, báo, tivi, internet.... khả năng nhận xét và ứng dụng vào trong sản xuất nhằm tăng năng suất chất lượng hạt lúa, nâng cao hiệu quả sản xuất, đồng thời trình độ có thể giúp tiếp cận nắm bắt được thông tin thị trường về giá cả đầu ra cũng như nhu cầu của thị trường, ngược lại nông hộ có trình độ học vấn thấp sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình học hỏi kỹ thuật mới. Trình độ học vấn của nông hộ trong mẫu phỏng vấn được trình bày ở hình 4.1

39

Qua số liệu phỏng vấn80 hộ nông dân ta thấy chủ hộ tham gia sản xuất lúa có trình độ cao nhất là đại học chiếm 2,5% trong tổng mẫu điều tra và trình độ thấp nhất là lớp 2 chiếm tỷ trọng 2,5% và nhìn chung thì trình độ học vấn trung bình của nông hộ là lớp 8. Nông hộ ở địa bàn nghiên cứu có trình độ học vấn ở mức trung bình khá, đặc biệt là không có hộ nào bị mù chữ điều đó cho thấy hầu hết người dân ở đây có thể nâng cao kiến thức của mình về kỹ thuật canh tác lúa cũng như áp dụng nó vào trong sản xuất thông qua sách, báo, phương tiện truyền thông, tham gia các buổi tập huấn góp phần nâng cao hiệu quả kỹ thuật trong canh tác.

Một phần của tài liệu so sánh hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn với nông hộ ngoài mô hình cánh đồng mẫu lớn ở huyện vĩnh thạnh tp cần thơ (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)