Chính sách phân phối thu nhập

Một phần của tài liệu các giải pháp cơ bản để đổi mới và tăng cường vai trò kinh tế của nhà nước (Trang 31 - 33)

IV- Các giải pháp cơ bản để đổi mới và tăng cờng vai trò kinh tế của Nhà nớc

4.Chính sách phân phối thu nhập

a. Vai trò. Để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững, toàn diện thì phân phối thu nhập là một yếu tố đóng vai trò rất quan trọng. Trong nền kinh tế thị trờng,

thị trờng càng mở rộng sự hoạt động của qui luật càng dẫn đến sự phân hoá thu nhập giữa các tầng lớp dân c, chia rẽ dân c thành các tầng lớp khác nhau trong quan hệ của họ đối với quyền lực kinh tế và quyền lực chính trị. Tình trạng bất bình đẳng khi vợt quá khuôn khổ cho phép sẽ dẫn đến sự phản ứng của dân c trong lĩnh vực chính trị - xã hội, mâu thuẫn gay gắt về lợi ích giữa các giai cấp cá thể dẫn tới sự đe doạ ổn định về mặt chính trị. Hơn thế nữa việc đảm bảo cho mọi ngời làm theo năng lực, hởng theo lao động, hạn chế rồi đi đến xoá bỏ bóc lột và bất công xã hội còn động viên họ phát huy hết năng lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ đợc giao. Một khi ngời lao động đã làm việc với hết khả năng thì họ phải đợc hởng thành quả của họ một cách xứng đáng. Sức lao động của họ phải đợc đánh giá đúng đắn và đầy đủ, vì đây là loại hàng hoá đặc biệt, không giống bất cứ hàng hoá nào. Sức lao động không những tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, mà còn là yếu tố thực hiện sự kết hợp với các yếu tố khác; vốn... sự kết hợp này càng chặt chẽ, càng hợp lý thì chi phí càng thấp, lợi nhuận càng cao, hiệu quả kinh tế càng lớn. Do đó, chính sách phân phối phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động, tạo động lực kinh tế mạnh mẽ để tăng trởng và phát triển kinh tế.

b. Thực trạng phân phối thu nhập ở Việt Nam hiện nay: Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trờng, sự phát triển của lao động, sản xuất, đời sống của toàn nhân dân ta đã đợc nâng cao hơn trớc rất nhiều, mọi ngời có nhiều điều kiện để phát triển toàn diện hơn. Tuy nhiên cùng với sự tăng lên của mặt bằng đời sống dân c đó thì khoảng cách giữa các tầng lớp dân c ngày một tăng lên, có sự chênh lệch quá lớn về khoảng cách giữa ngời giàu và ngời nghèo, giữa thu nhập và mức sống của nhân dân thành thị với nhân dân các vùng nông thôn. Trong xã hội đã bắt đầu xuất hiện các biểu hiện tiêu cực, phân chia tầng lớp do việc thu nhập chênh lệch gây ra, còn có nhiều hiện tợng thu nhập lao động thu đợc không xứng đáng với lao động bỏ ra. Do đó vai trò của Nhà nớc để phân phối lại thu nhập là cần thiết để tạo cân bằng cho xã hội, tạo động lực cho sản xuất.

c. Phơng hớng đổi mới: Để giải quyết tình trạng bất bình đẳng trong thu nhập cần thiết phải xây dựng lại hệ thống thuế để điều tiết một phần thu nhập của lớp ng- ời giàu có. Đồng thời cần giúp đỡ những ngời nghèo có cơ hội trở thành giàu có. Nhà nớc cần phải giúp đỡ họ tạo công ăn việc làm, bồi dỡng nâng cao trình độ học vấn, trình độ nghiệp vụ, cho vay vốn ban đầu với chế độ u đãi thích đáng.

Đồng thời cần phải hình thành các quĩ trợ cấp bảo hiểm từ nguồn ngân sách và từ nguồn vốn huy động của dân để giúp đỡ cho những ngời tạm thời thất nghiệp, những ngời già yếu....

Phân phối lại thu nhập, hình thành các quĩ trợ cấp là một trong những công cụ có hiệu lực nhất để định hớng xã hội chủ nghĩa của một nền kinh tế, thể hiện tính cộng đồng dân tộc trong các chơng trình phát triển kinh tế-xã hội.

Một phần của tài liệu các giải pháp cơ bản để đổi mới và tăng cường vai trò kinh tế của nhà nước (Trang 31 - 33)