Chính sách tiền tệ tài chính tín dụng

Một phần của tài liệu các giải pháp cơ bản để đổi mới và tăng cường vai trò kinh tế của nhà nước (Trang 29 - 31)

IV- Các giải pháp cơ bản để đổi mới và tăng cờng vai trò kinh tế của Nhà nớc

3. Chính sách tiền tệ tài chính tín dụng

a. Vai trò: Trong nền kinh tế thị trờng, chính sách tài chính - tiền tệ có tác dụng điều tiết mạnh. Chuyển sang kinh tế thị trờng, tài chính - tiền tệ trở thành bảng điều khiển nền kinh tế quốc dân vì nó chính là nhân tố ổn định nền tài chính - tiền tệ quốc gia, là biện pháp hữu hiệu nhất để khống chế lạm phát, điều chỉnh mức cân bằng giữa cung và cầu tiền tệ trong nền kinh tế, đảm bảo cho lu thông diễn ra thông suốt, ổn định tỷ giá, giữ cho nền kinh tế phát triển một cách bền vững. Nh vậy trong cơ chế thị trờng, chính sách tài chính - tiền tệ là công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nớc cực kỳ quan trọng để điều tiết và ổn định nền kinh tế.

b. Thực trạng của chính sách tài chính - tiền tệ ở nớc ta hiện nay.

Trớc đây, cơ chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp đã đẩy nền kinh tế nớc ta vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, sản xuất không có hiệu quả, Nhà nớc bao cấp tràn lan, tài chính - tiền tệ cứng nhắc, không phù hợp đã đẩy cho lạm phát tăng vọt lên mức 3 con số. Từ sau Đại hội VI của Đảng cộng sản Việt Nam chuyển nền kinh tế nớc ta sang cơ chế thị trờng, các chính sách tài chính - tiền tệ đã đợc đổi mới, phát huy tác dụng, giữ ổn định kinh tế và mức tăng trởng kinh tế cao. Tuy nhiên những đánh giá từ trong và ngoài nớc đều nhất trí cho rằng tài chính - tiền tệ hiện vẫn còn là một trong những khâu yếu nhất trong hệ thống kinh tế của nớc ta. Về cơ bản, tài chính - tiền tệ vẫn còn mang đậm dấu ấn của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, không những cha thích hợp mà còn là một vật cản đối với quá trình chuyển đổi sang cơ chế kinh tế thị trờng.

Do vai trò quan trọng của chính sách tài chính - tiền tệ và thực trạng hiện nay ở nớc ta, việc đổi mới và phát triển chính sách tài chính - tiền tệ là điều kiện cơ bản quyết định sự ổn định, tăng trởng và phát triển kinh tế đất nớc.

c. Phơng cách đổi mới chính sách tài chính - tiền tệ hiện nay ở Việt Nam.

ở Việt Nam hiện nay, việc cải cách cơ bản hệ thống này gắn liền với việc hình thành thị trờng tiền tệ, thị trờng vốn vớiôns tỷ giá thị trờng có điều tiết của Nhà nớc. Mục tiêu của chính sách tài chính - tiền tệ là ổn định và làm lành mạnh nền tài chính - tiền tệ, xử lý đợc lạm phát, giữ đợc giá đồng tiền vì lạm phát làm đảo lộn kinh tế -xã hội, triệt tiêu mọi nổ lực đầu t, mọi dự báo, tính toán về kinh tế bị bóp méo, đe doạ sự ổn định kinh tế - chính trị. Để thực hiện điều đó Nhà nớc cần thực hiện.

* Về chính sách tiền tệ, tín dụng cho nền kinh tế.

Nhà nớc khống chế lợng tiền cung ứng ở mức hợp lý so với tốc độ tăng của tổng sản phẩm trong nớc. Việc cần làm hiện nay là: tăng cờng điều hoà khối lợng tiền tệ thích ứng với quan hệ tiền - hàng trong từng thời kỳ, sao cho vừa đảm bảo đáp ứng đủ tiền mặt cho sản xuất kinh doanh, vừa ổn định đợc chỉ số giá cả hàng tháng ở mức dới 1%/tháng. Trong điều kiện hiện nay ở nớc ta, khi thị trờng tiền tệ ngắn hạn cha phát triển thì việc thực hiện các công cụ dự trữ bắt buộc và tái chiết khấu có ý nghĩa hết sức quan trọng. Cần tập trung hoàn thiện hỡn nữa cơ chế điều hoà tiền tệ bằng dự trữ bắt buộc và từng bớc thực hiện tái chiết khấu, nhằm tạo ra khả năng sử dụng rộng rãi thơng phiếu trong nền kinh tế. Cần phân biệt rõ chức

năng kinh doanh tiền tệ của ngân hàng thơng mại với chức năng của ngân hàng Nhà nớc, đồng thời nâng cao chất lợng thanh toán.

Xác định hợp lý và linh hoạt lãi suất tiền gửi và lãi suất tiền vay cũng nh mức chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và tiền vay. Không nên quá thấp và cứng nhắc nh hiện nay, làm sao bảo đảm cho các ngân hàng thơng mại có thể tự lựa chọn quy mô huy động vốn và quy mô cho vay theo nguyên tắc kinh doanh.

* Về chính sách tỷ giá hối đoái. Theo tỷ giá của các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu thì hiện nay tỷ giá hối đoái của ta là thấp, bất lợi cho xuất khẩu. Việc hỗ trợ cho xuất khẩu nói chung trong giai đoạn này rất khó thực hiện và có nhiều nhợc điểm hơn so với việc thực thi chính sách cân bằng ngân sách, chính sách vay và trả nợ nớc ngoài. Do đó nên chọn phơng án xử lý tỷ giá là chủ yếu. Việc xử lý tỷ giá cần đợc thực hiện bằng cách dùng tiền Việt Nam để mua ngoại tệ và sử dụng ngoại tệ này để thanh toán quốc tế, nhập khẩu t liệu sản xuất và hàng tiêu dùng có khả năng cân bằng tiền - hàng trong nớc để ổn định mặt bằng giá cả.

* Về lãi suất. Do giá cả tơng đối ổn định, lạm phát giảm, việc sử dụng công cụ lãi suất chống lạm phát đã có tác dụng tốt trong thời gian qua. Tuy nhiên, khi giá cả ổn định, vai trò của công cụ này không nên chỉ định hớng vào việc chống lạm phát. Đã đến lúc cần sử dụng cơ chế lãi suất thị trờng để thực sự đổi mới hoạt động của các ngân hàng thơng mại. Trớc hết, ngân hàng Nhà nớc cần qui định khung lãi suất và mức chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và tiền cho vay để ngân hàng thơng mại qui định cụ thể theo cung cầu thị trờng tín dụng. Làm nh vậy sẽ cho phép đối phó nhanh chóng với sự vận động của cung - cầu trên thị trờng, tránh đợc tình trạng hành chính cứng nhắc hiện nay.

Tiếp tục hoàn chỉnh và hoàn thiện cơ chế, chính sách về ngân hàng để có hệ thống ngân hàng hoạt động hữu hiệu, phù hợp với kinh tế. Chuẩn bị các mặt để hoàn thành thị trờng chứng khoán, dần dần đi đến kiểm soát vững chắc lạm phát trong nền kinh tế thị trờng ở nớc ta.

Đó là một số giải pháp cơ bản để hoàn thiện và phát huy triệt để vai trò của chính sách tài chính- tiền tệ ở nớc ta hiện nay.

Một phần của tài liệu các giải pháp cơ bản để đổi mới và tăng cường vai trò kinh tế của nhà nước (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w