Yên Mỹ là huyện có các điều kiện thuận lợi vềđất đai màu mỡ, khí hậu thích hợp cho việc phát triển ngành sản xuất nông nghiệp, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi. Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 25/11/2011 của Ban chấp hành Đảng bộ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 74 tỉnh Hưng Yên, giai đoạn 2011-2015, định hướng đến 2020. Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Hưng Yên được phê duyệt tại Quyết định sso 1854/QĐ-UBND về
việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Hưng Yên theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Yên Mỹ là huyện có khả năng phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa.
Căn cứđề xuất định hướng sử dụng đất theo hướng hàng hóa trên địa bàn huyện - Tiềm năng của huyện: đất đai, khí hậu, cơ sở hạ tầng....
- Định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện, tỉnh đến năm 2020 - Điều kiện, khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp
- Khả năng vốn, thị trường và khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa.
- Những cây trồng, loại hình sử dụng đất có hiệu quả cao trên địa bàn huyện Trong giai đoạn quy hoạch tập trung phát triển ngành trồng trọt.
Trong giai đoạn quy hoạch, trên cơ sở quy hoạch xây dựng NTM bố trí cơ
cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành vùng sản xuất chuyên canh cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện của từng xã. Hình thành các vùng thâm canh, chuyên canh sản xuất sản phẩm nông nghiệp hàng hoá chất lương cao, an toàn, hiệu quả và có sức cạnh tranh cao.
* Theo quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Mỹ, đến năm 2020 diện tích đất nông nghiệp của huyện được phân bố theo bảng 3.22 sau.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 75
Bảng 3.22. Quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Mỹđến năm 2020
STT Mục đích sử dụng Mã Diện tích 2010 (ha) Định hướng 2020 (ha) Biến động (tăng giảm) 1 Tổng diện tích đất nông nghiệp NNP 5767,19 4.048,57 -1.718,62 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 5400,93 3.829,06 -1.571,87 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 5114,22 3.572,92 -1.541,30 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUC 4556,37 3.202,40 -1.353,97 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 557,85 370,52 -187,33 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 286,71 256,14 -30,57 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 0 - 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản TSN 365,73 219,11 -146,62 1.4 Đất làm muối LMU 0 - 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 0,53 0,40 -0,13
(Nguồn: UBND huyện Yên Mỹ, 2014)
Theo quy hoạch được phê duyện của huyện Yên Mỹ, diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị giảm đi là 1.718,62 ha, và giảm ở tất cả các loại đất, đất nuôi trồng thủy sản giảm 146,62 ha do huyện thực hiện mục tiêu phấn đấu trở thành huyện công nghiệp do vậy trong định hướng sử dụng đất của huyện sẽ chuyển một phần diện tích đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp để xây dựng các công trình công cộng…. Như vậy khả năng mở rộng đất nông nghiệp không những không có mà còn bị giảm đi đáng kể, định hướng chung để phát triển nông nghiệp của huyện theo hướng hàng hóa là tập chung thâm canh tăng vụ, đưa những giống cây trồng vật nuôi có năng suất cao vào sản xuất.
Căn cứ vào diện tích nông nghiệp được phê duyệt theo quy hoạch, dựa vào các sản phẩm hàng hóa tiềm năng của vùng, chúng tôi đưa ra đề xuất định hướng sử
dụng đất nông nghiệp huyện Yên Mỹ như sau:
Tiểu vùng 1: Tại vùng này đã có truyền thống trồng cây rau màu, đất đai màu mỡ tơi xốp rất thích hợp cho trồng các loại cây rau màu. Thực tế cũng cho thấy
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 76 LUT chuyên rau của vùng này cũng đem lại giá trị cao và đây cũng được xác định là cây trồng chủ lực của địa phương. Để phát triển mạnh, bền vững các sản phẩm hàng hóa này cần bố trí và phát triển các vùng trồng rau chuyên canh, rau an toàn, rau sạch phục vụ thị trường nội huyện và các vùng lân cận.
Ngoài ra sẽ phát triển các loại cây ăn quả, và một số hoa cây cảnh tại tiểu vùng này. Đối với sản xuất lúa sẽ bố trí các vùng sản xuất lúa năng suất cao tại các xã Yên Phú, Yên Hòa, Việt Cường.
Tiểu vùng 2: Loại hình sử dụng đất chính là 2 lúa. Do vậy để sẽ bố trí các vùng trồng lúa chất lượng cao tập trung tại tiểu vùng này. Một số diện tích đất thấp trũng sẽ chuyển sang mô hình trang trại hoặc lúa cá.
Tiểu vùng 3: Bố trí chuyển đổi một phần diện tích đất lúa vùng úng trũng sang mô hình canh tác lúa - cá với diện tích trên 10 ha. Đối với diện tích nuôi trồng thủy sản thực hiện thâm canh theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung tại các xã: Thanh Long, Đồng Than.
Trên cơ sở xác định các cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện, chúng tôi đề xuất diện tích các loại hình sử dụng đất giai đoạn quy hoạch đến năm 2020 như sau: Số liệu được thể hiện trong bảng 3.23.
Bảng 3.23. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Yên Mỹđến năm 2020
TT Loại hình sử dụng đất Hi2014 (ha) ện trạng hĐịướnh ng 2020 (ha)
Biến động (ha)
LUT1 2 Lúa - 1 màu 578,21 678,21 + 100,00
LUT2 2 Lúa 7.650,55 6505,50 - 1145,05
LUT3 1 Lúa – 2 màu 59,94 75,50 +15,56
LUT4 Chuyên rau màu 1.245,83 1245,83 0
LUT5 Cây ăn quả 566,00 578,30 + 12,30
LUT6 Cây cảnh 86,50 + 86,50 0
LUT7 Nuôi trồng thủy sản 342,00 215,38 - 126,62
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 77 Qua bảng 3.23 thấy: Trong giai đoạn quy hoạch diện tích các loại hình sử
dụng đất có thay đổi đáng kể, đặc biệt là diện tích đất trồng lúa giảm 1145,05 ha chủ yếu là do chuyển sang mục đích phi nông nghiệp, trong đó loại hình sử dụng
đất 2 lúa – 1 màu có khả năng mở rộng diện tích nhiều nhất so với các loại hình sử
dụng đất khác do tập trung tăng thêm 1 vụđông. Thực tế cho thấy có thể mở rộng ở
tiểu vùng 3, tại vùng này diện tích chân vàn có thể trồng cây vụ đông, tuy nhiên người dân lại bỏ đất trống, cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ khuyến khích người nông dân tham gia sản xuất
Đối với loại hình sử dụng đất LUT4 (chuyên rau màu) sẽ giữ nguyên diện tích và tập trung hình thành các vùng chuyên sản xuất rau an toàn, chất lượng cao,
LUT 5 (cây ăn quả), dự kiến tăng 12,30 ha, chủ yếu là lấy từ đất trồng lúa. Qua điều tra thực tế cho thấy nhu cầu của người nông dân muốn chuyển sang trồng cây ăn quả là rất lớn, chiếm 60% số hộ điều tra. Và đây cũng là loại hình sử dụng
đất mang lại hiệu quả sản xuất hàng hóa cao so với các cây trồng khác.
LUT 6 (cây cảnh), với loại hình sử dụng đất này chủ yếu tại tiểu vùng 1, người dân đã có kinh nghiệm sản xuất và khả năng tiêu thu được dễ dàng hơn. Trong tương lai sẽ giữ nguyên diện tích hiện tại.
Loại hình sử dụng đất LUT7 nuôi trồng thủy sản trong giai đoạn tới sẽ
giảm còn 215,38 ha, loại hình sử dụng đất này tăng 20ha do chuyển từ các vùng lúa thấp trũng hiệu quả kinh tế thấp sang mô hình lúa cá, và bị giảm 146,62 ha do chuyển sang mục đích phi nông nghiệp. Để phát triển được theo hướng hàng hóa cần áp dụng các kỹ thuật thâm canh, đưa con giống có năng suất cao vào sản xuất.
Nhìn chung hướng sản xuất nông nghiệp của huyện sẽ đưa những cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Cơ cấu ngành trồng trọt chuyển dịch theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế.
* Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện Yên Mỹ theo hướng sản xuất hàng hóa.
- Giải pháp về tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
Xét về vị trí địa lý huyện Yên Mỹ có nhiều lợi thế tiếp giáp với thủđô Hà Nội, và các tỉnh lân cận, mặt khác giao thông của huyện tương đối thuận lợi đi các tỉnh thủđô Hà Nội. Để mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hướng tổ chức sẽ là:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 78 Hình thành phương thức liên kết, phối hợp tổ chức “Sản xuất-Tiêu thụ sản phẩm” trong trồng trọt, chăn nuôi giữa các hộ sản xuất với các hộ kinh doanh theo nguyên tắc tự nguyện.
Trên địa bàn huyện đã hình thành các tiểu thương thu mua các sản phẩm nông sản, đặc biệt là tại tiểu vùng 1, do vậy cần có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương như xã Yên Phú, Hoàn Long, Việt Cường tạo điều kiện để các tiểu thương
đẩy mạnh hoạt động thu mua thông qua việc kiểm tra, giám sát các điểm thu mua, cung cấp thị trường tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân.
Xây dựng thương hiệu:hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm rau sạch thông qua việc thực hiện Dự án sản xuất rau an toàn tại xã Yên Phú; hàng năm tỉnh, huyện hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia giới thiệu sản phẩm tại các Hội chợ
triển lãm trên địa bàn tỉnh và thành phố Hà Nội.
- Giải pháp khoa học, kỹ thuật
Trên địa bàn huyện đã hình thành các vùng sản xuất chuyên rau màu, người nông dân đã từng bước ứng dụng khoa học vào sản xuất, tuy nhiên chưa thực sự
mang lại hiệu quả cao mà cần có sựđịnh hướng, hướng dẫn của các cơ quan chức năng. Do vậy Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cần có những lớp tập huấn cho người nông dân ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất như, trồng rau trong nhà lưới, các ứng dụng để chủđộng trong sản xuất, sản xuất các loại rau màu trái vụ sẽ cho giá bán cao hơn, kỹ thuật sử dụng phân bón, đưa các giống cây trồng có khả năng chống chịu sâu bệnh, thời tiết, phù hợp với điều kiện địa phương vào sản xuất góp phần nâng cao sản lượng, tăng lượng hàng hóa của vùng.
Tại xã Lý Thường Kiệt sẽ hình thành 01 vùng sản xuất giống luát với quy mô 20 ha mỗi năm, trong đó tăng cường sản xuất các giống lúa thuần, lúa lai có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất, chất lượng cao, kháng sâu bệnh như: Syn 6, GS 9, Thục Hưng 6, TH3-3, GS9, sản xuất trồng ngô chủ yếu trồng các giống có chất lượng cao như: ngô nếp Milky 36, HN 88, Wax 48, ngô ngọt Suger 75;
- Giải pháp về vốn
Qua nghiên cứu trên thị trường cho thấy, người nông dân đa số là thiếu vốn sản xuất vì thế họ khó mở rộng sản xuất, lượng sản phẩm hàng hóa tạo ra không nhiều, do vậy cần có cơ chế hỗ trợ về vốn cho người sản xuất cụ thể:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 79 Cần đơn giản hoá các thủ tục cho vay, đa dạng hoá các thủ tục cho vay. Tập trung tối đa và hiệu quả các hiệp hội các đoàn thể tránh sử dụng vốn một cách lãng phí.
Huyện có các chính sách hỗ trợ nông dân vay vốn với lãi suất thấp.
Ưu tiên nguồn vốn phát triển cơ sở hạ tầng trước hết đầu tư tập trung vào những vùng sản xuất hàng hóa, những trương trình phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản trọng điểm. Vốn đầu tư cần tập trung vào khâu giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy hải sản.
- Giải pháp chính sách đất đai
Trên địa bàn huyện diện tích bình quân đầu người thấp, trong khi đó các thửa ruộng lại manh mún không tập trung, điều này khó khăn cho việc đầu tư máy moc, cơ giới hóa về sản xuất. Do vậy cần có cơ chế hỗ trợ nông dân trong việc tích tụ
ruộng đất, tích tụ vốn phát triển sản xuất với quy mô lớn. Huyện cần đẩy nhanh tiến
độ thực hiện chủ trương dồn điền đổi thửa tại các xã theo chủ trương của tỉnh Hưng Yên. Ưu tiên cho những hộ có nhu cầu sản xuất lớn, sản xuất hàng hóa để họ yên tâm
đầu tư sản xuất.
Ngoài ra huyện cần đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng tập trung vào việc đầu tư hạ
tầng cho sản xuất nhất là giao thông, thuỷ lợi để tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng cơ giới hoá và sản xuất quy mô lớn, giúp giảm chi phí sản xuất, dễ dàng sử dụng cơ giới hoá trong nông nghiệp, thuận lợi khi tiêu thụ sản phẩm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Yên Mỹ là địa phương có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong vùng kinh tế
trọng điểm của tỉnh và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, gần thủ đô Hà Nội. Với điều kiện đất đai màu mỡ khí hậu tương đối thuận lợi là điều kiện để huyện phát triển nông nghiệp, đa dạng hóa hệ thống cây trồng để phục vụ cho nhu cầu
địa phương và tạo điều kiện cho phát triển các sản phẩm nông sản hàng hóa của huyện. Diện tích đất nông nghiệp của huyện năm 2014 là 5667,19 ha chiếm 62,35% tổng diện tích đất tự nhiên. Yên Mỹ đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ cấu kinh tế của huyện dần chuyển dịch sang công nghiệp và dịch vụ. Trong cơ cấu kinh tế năm 2014, nông nghiệp chiếm 15,55%, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chiếm 45,32%, thương mại dịch vụ chiếm 39,13%.
Toàn huyện chia ra làm 3 tiểu vùng sản xuất chính là vùng cao, vùng vàn, và vùng trũng với tổng số 20 kiểu sử dụng đất chính.Tiểu vùng 01 có 07 loại hình sử dụng đất với 18 loại hình sử dụng đất chính; tiểu vùng 2 có 03 loại hình sử dụng đất với 05 kiểu sử dụng đất chính; tiểu vùng 3 có 06 loại hình sử
dụng đất chính với 12 kiểu sử dụng đất.
Hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp của huyện thay đổi theo từng loại hình và kiểu sử dụng đất. Tại tiểu vùng 1 (các xã: Hoàn Long, Yên Phú, Yên Hòa, Việt Cường): Loại hình có giá trị sản xuất cao nhất là LUT 5 (cây ăn quả) bình quân GTSX đạt 339,90 triệu đồng/năm và LUT4 (chuyên rau màu) bình quân đạt 550,40 triệu đồng/năm và thấp nhất là LUT2 đạt 81,58 triệu đồng/năm. Hiệu quả đồng vốn cao nhất là LUT5 và kiểu sử đất trồng chuối đạt 6,26 lần.. Tiểu vùng 2 Loại hình sử dụng đất có GTSX cao nhất là LUT1 (2 lúa-1 màu), GTSX trung bình
đạt 128,57 triệu đồng/ha/năm. Tiểu vùng 3, loại hình sử dụng đất cho GTSX cao nhất là LUT4 (chuyên rau màu) GTSX bình quân đạt 458,02 triệu đồng/ha/năm và thấp nhất là LUT7 (nuôi trồng thủy sản) đạt 0,85 lần ở cả 3 tiểu vùng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 81 Trong 3 tiểu vùng trên thì tiểu vùng 1 có khả năng sản phẩm hàng hóa cao nhất đặc biệt là loại hình sử dụng đất chuyên rau màu. Do điều kiện của địa phương đã có truyền thống canh tác từ lâu, người dân đã có kinh nghiệm, áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, đưa các giống cây trồng mới có năng suất cao chất lượng tốt vào sản xuất và có sự thuật lợi về tiêu thụ các sản phẩm nông sản.
Sản xuất hàng hóa đã hình thành và phát triển nhưng vẫn đang trong tình trạng sản xuất hàng hóa nhỏ, tự phát, manh mún. Một số nông sản hàng hóa chủđạo như, lúa cam canh, chuối tiêu hồng, quất cảnh, các loại rau đã góp phần quan trọng nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn huyện