Nông nghiệp trên thế giới đã có những bước tiến vượt bậc, với sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học công nghệ đã tạo ra những đột phá trong sản xuất nông nghiệp, thay đổi, hiện đại hóa về công cụ sản xuất, sử dụng cơ giới hóa để thay thế sức người, gia súc..., ứng dụng rộng rãi khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển từ sản xuất cá lẻ sang sản xuất quy mô lớn có tính chuyên môn hóa cao...
Các nhà khoa học trên thế giới đã tập trung cho việc tìm ra những giống cây trồng mới, những công thức luân canh mới, kỹ thuật canh tác mới trong sản xuất nông nghiệp. Viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI đã tạo ra các loại giống lúa có năng suất và chất lượng cao đã giúp nhiều quốc gia như Philippin, Ấn Độ... có
đủ lương thực và dư thừa để xuất khẩu được. Ngoài ra các giống lúa, các kỹ thuật canh tác trên các loại đất, chống chịu trong điều kiện thời tiết khắc nhiệt cũng
được IRRI nghiên cứu và đưa ra sản xuất ở khắp các châu lục.
Công nghệ sinh học đã góp phần đẩy nhanh sự phát triển về mặt năng suất và chất lượng cây trồng. Trong lĩnh vực giống cây trồng là việc tạo ra các giống cây trồng biến đổi gene với các đặc tính kháng được thuốc trừ cỏ, kháng sâu bệnh....Diện tích cây trồng biến đổi gene (GMC) trên thế giới liên tục tăng hàng năm, một số quốc gia đi đầu trong lĩnh vực này là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước châu Âu.
Hiện nay, vấn đề sử dụng đất nông nghiệp để sản xuất hàng hóa luôn được các quốc gia quan tâm đầu tư phát triển, cũng như sự quan tâm, nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới làm thế nào để nghiên cứu ra các giống cây trồng mới, những công nghệ sản xuất và chế biến,.... Như vậy xu hướng chung trên thế
giới là tập trung mọi nỗ lực nghiên cứu cải tiến hệ thống cây trồng trên những vùng đất bằng cách đưa thêm một số loại cây trồng vào hệ thống canh tác nhằm tăng sản lượng lương thực, thực phẩm trên một đơn vị diện tích trong một năm (Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, 2006).
1.4.2 Nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở Việt Nam Việt Nam
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20 Ðất tự nhiên ở Việt Nam có diện tích 33 triệu hecta trong đó đất có khả
năng sản xuất nông nghiệp chỉ có 6,9 triệu hecta (chiếm 21 % diện tích đất tự
nhiên) và phân bố không đồng đều ở các vùng sinh thái khác nhau. Bên cạnh đó
đặc điểm của đất nông nghiệp ở nước ta là tình trạng manh mún, không tập trung, diện tích đất bình quân trên đầu người thấp và có xu hướng giảm dần. Theo số
liệu của Tổng cục Quản lý đất, Bộ Tài nguyên Môi trường, bình quân mỗi năm
đất nông nghiệp giảm gần 100 nghìn hécta, đặc biệt năm 2007 giảm 120 nghìn hécta. Cùng với đó là sự gia tăng dân số ở Việt Nam trong những năm vừa qua nhất là dân số ở vùng nông thôn làm cho bình quân đất sản xuất trên đầu người ngày càng giảm mạnh. Năm 2000 trung bình diện tích đất nông nghiệp tính trên
đầu người là 680m2, năm 2005: 630m2, năm 2011: 437m2. Thực trạng này đã đặt ra cho ngành nông nghiệp nước ta phải tìm ra các giải pháp để nâng cao năng suất, chất lượng nông sản đảm bảo an ninh lương thực quốc gia cũng như góp phần vào phát triển nền kinh tế quốc dân.
Tại Việt Nam đã có rất nhiều công trình, dự án nghiên cứu về đất nông nghiệp trên các vùng đất khác nhau, trong những điều kiện khác nhau, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu khoa học như: Lương Xuân Quỳ (1996), Những biện pháp tổ chức và quản lý để phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa và đổi mới kinh tế nông nghiệp, nông thôn Bắc Bộ. Hà Thị Thanh Bình, Đào Đức Mẫn (2005) – Bước đầu tìm hiểu hiệu quả sử dụng đất canh tác theo hướng nông nghiệp hàng hóa huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Nguyễn Khắc Thời, Bùi Thị
Phúc (2010) - Nghiên cứu ảnh hưởng của dồn đổi ruộng đất đến hiệu quả sử dụng
đất của hộ nông dân huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội..., Các nghiên cứu cho thấy phát triển nông nghiệp là hướng đi đúng đắn và phù hợp với điều kiện và yêu cầu phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam.
Những nghiên cứu về các giống cây trồng vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao để phục vụ cho phát triển nông nghiệp hàng hóa. Có thể kểđến như:
- Giai đoạn 1963 - 1978 Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam đã đưa ra hàng chục giống mới: lúa, ngô, đậu đỗ, khoai tây, khoai lang,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21 mía, chè, cam, quýt, vải,... Giai đoạn 1990 - 2004, có khoảng 105 giống trong
đó 55 giống thuộc 14 loại cây trồng đạt tiêu chuẩn Quốc gia: lúa, đậu tương, lạc, khoai lang, khoai tây, khoai sọ, sắn,… có năng suất cao có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt đã được đưa vào sản xuất rộng rãi ở những vùng sinh thái góp phần thay đổi cơ cấu mùa vụ, thâm canh nâng cao hiệu quả sử dụng
đất. Trong giai đoạn 2006 - 2012, Viện đã được công nhận 391 giống cây trồng mới; 19 kỹ thuật tiến bộ và 27 biện pháp kỹ thuật khác được công nhận thử nghiệm trong hầu hết các lĩnh vực.
- Những thành tựu của Học viện Nông nghiệp Việt nam trong nghiên cứu chuyển giao khoa học công nghệ. Các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt được nghiên cứu, triển khai vào sản xuất như: giống lúa lai VL20, VL24, TH3-3; TH3-5; TH7-2.., Giống lúa thuần T65, Bắc Thơm 7 kháng bạc lá, Giống lúa lai hai dòng TH7-2, giống lúa lai ba dòng TH 17, giống lúa thuần Hương Cốm 3, giống lúa nếp cẩm ĐH6) các giống cà chua thương hiệu HT.., công nghệ sản xuất khoai tây sạch bệnh bằng công nghệ khí canh, phân viên nén nhả chậm cho các loại cây trồng.
Vùng đồi núi Việt Nam chiếm 3/4 diện tích tự nhiên của cả nước, phân bổ
từ Bắc vào Nam. Quá trình canh tác con người đã tác động xấu đến đất đai như khai thác rừng bừa bãi, phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy, không thực hiện tốt các biện pháp chống xói mòn... dẫn đến hậu quả là nhiều diện tích đất bị thoái hoá nghiêm trọng. Tình trạng đất đất trống đồi núi trọc diễn ra ở nhiều nơi. Để
khắc phục tình trạng trên đã có nhiều công trình được nghiên cứu và triển khai
đưa vào sử dụng tại vùng đất đồi núi ở nước ta:
Miền bắc chủ yếu trồng sắn trên các vùng đất dốc, và kỹ thuật canh tác còn
đơn giản nên năng suất sắn đạt rất thấp. Viện KHKT nông nghiệp Việt Nam đã tiến hành chọn tạo và nghiên cứu ra nhiều giống sắn mới phù hợp với điều kiện đất
đai này như KM94, KM98-7, KM21-10 và KM21-12. Năng suất củ tươi đạt 30-40 tấn/ha, tỷ lệ chất khô trong sắn cao 39-40%, hàm lượng tinh bột 29-30%.
Những nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp bền vững, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo điều kiện phát triển cây trồng hàng hóa.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22 nâng cao hiệu quả sản xuất ngô và đậu tương hàng hóa tại một số tỉnh miền núi phía Bắc” tại 3 tỉnh Yên Bái, Sơn La và Cao Bằng với các phương pháp nghiên cứu: Che phủ đất bằng vật liệu hữu cơ (tàn dư thực vật), tạo tiểu bậc thang và trồng xen các loại cây trồng họ đậu, họ cỏ trên diện tích đất có độ dốc lớn (> 200), kết hợp với bón phân cân đối, hợp lý. Kỹ thuật che phủ đất bằng vật liệu hữu cơ (tàn dư thực vật) là việc sử dụng chính thân cây trồng đã thu hoạch: Rơm rạ, thân cây ngô hoặc cỏ rác, xác thực vật khô... Việc che phủ không chỉ ngăn chặn xói mòn của đất mà còn giúp duy trì độẩm, khống chế cỏ dại... Khi lớp che phủ phân huỷ sẽ tạo ra độ mùn và tăng cường hoạt tính sinh học cho đất. Kết quả
sau 3 năm triển khai cho thấy: năng suất ngô trên diện tích đất sử dụng biện pháp che phủ tăng 30 - 60% so với diện tích đất không che phủ. Kỹ thuật trồng xen những loại cây họ đậu, như: Đậu tương, lạc, đậu mèo, cỏ Stylo, cỏ Ruzi, lạc lưu niên, muồng lá tròn kép... đã giảm xói mòn của đất từ 71 - 86,9%, năng suất tăng từ 59 - 125% so với không trồng xen. Kỹ thuật tạo tiểu bậc kết hợp che phủđã giúp hạn chế
xói mòn rửa trôi từ 100% xuống còn 6,3%, năng suất tăng từ 27,3 - 57,3%, thuận lợi trong quá trình canh tác (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (2011)
Anh Phương (2014), "Dự án nghiên cứu hệ thống nông nghiệp vùng núi phía Bắc Việt Nam - " do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (VASI), tiếp đó là Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc (NOMAFSI) và Trung tâm hợp tác quốc tế về nghiên cứu nông nghiệp vì sự phát triển của Cộng hoà Pháp (CIRAD) cùng Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) hợp tác thực hiện. Chương trình đã nghiên cứu và áp dụng thành công nhiều biện pháp kỹ thuật đa dạng,hiệu quả và dễđược nông dân chập nhận có thể kểđến:
+ Cải tạo đất đã bị thoái hoá ở những vùng đất trồng đồi trọc bằng các loài cây che phủ có bộ rễ khoẻ và cây họđậu cốđịnh đạm
. + Hạn chế xói mòn trên đất dốc bằng cây phủđất
+ Thay thế cày bừa làm đất cơ giới bằng các biện pháp sinh học
+ Xen canh và luân canh (Luân canh đậu mèo xuân và cây trồng vụ hè, xen canh ngô xuân với đậu mèo, mùa ngô xen đậu mèo, ngô hoặc lúa trồng xen cây lạc lưu niên, trồng sắn xen lạc, kết hợp chăn nuôi với trồng trọt, trồng rừng)…
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23 Ở nước ta cũng đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh cây trồng phù hợp với điều kiện của từng địa phương và phát huy được lợi thế sẵn có: Vùng chuyên canh chè Thái nguyên, chuyên canh cây lúa, chuyên canh cây rau màu...
Một số vùng sản xuất rau an toàn tập trung tại xã Văn Ðức, huyện Gia Lâm với diện tích 250 ha, sản lượng đạt 12.500 tấn/năm; tại xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì với diện tích 57 ha, sản lượng đạt 2.850 tấn/năm; tại xã Thanh Ða, huyện Phúc Thọ với diện tích 50 ha, sản lượng rau đạt 2.500 tấn/năm. Giá trị sản xuất tại các vùng trồng rau an toàn tập trung đạt từ 400 đến 500 triệu
đồng/ha/năm, nơi cao đạt 700 đến 800 triệu đồng/ha/năm. Toàn thành phố hiện nay đã xây dựng được hơn 30 vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao, tập trung tại 11 huyện, diện tích gần 11 nghìn ha với hơn 71 nghìn hộ tham gia sản xuất, năng suất bình quân đạt 5,4 tấn/ha/vụ. Giá trị sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao đã đạt hơn 518 tỷđồng, tăng 195 tỷđồng so với giống lúa thường. Bên cạnh đó đã hình thành một số vùng sản xuất hoa tập trung như vùng hoa hồng tại xã Văn Khê, huyện Mê Linh, quy mô 41,3 ha; cho thu nhập từ 400 đến 500 triệu
đồng/ha, tạo việc làm cho hơn 1.300 lao động. Mô hình sản xuất hoa ly, hoa loa kèn chịu nhiệt tại Sóc Sơn, Phúc Thọ, Gia Lâm... cho thu nhập từ 500 đến 700 triệu đồng/ha. Vùng chè giá trị kinh tế cao như vùng bưởi Quế Dương, bưởi Diễn
ở Hoài Ðức, Ðan Phượng, Chương Mỹ cho thu nhập từ 500 đến 700 triệu
đồng/ha/năm; Vùng trồng cam Canh tại các xã Kim An, Cao Viên, huyện Thanh Oai cho thu nhập một tỷ đồng/ha/năm; vùng nhãn chín muộn ở xã Ðại Thành, huyện Quốc Oai và xã An Thượng, huyện Hoài Ðức; vùng trồng chuối tiêu hồng tại xã Văn Khê, huyện Mê Linh và xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm; Vùng chè chất lượng cao tại xã Ba Trại, huyện Ba Vì, diện tích 75 ha.
Vùng chuyên canh tại Hưng Yên: Cánh đồng chuyên canh trồng bí đỏ với tổng diện tích 350 ha ở các xã Nhân La, Vĩnh Xá (Kim Động); Hồ Tùng Mậu (Ân Thi), Quang Hưng, Nhật Quang, Phan Sào Nam (Phù Cừ), giá trị thu được 2 triệu
đồng/sào, tương đương 56 triệu đồng/ha. Cánh đồng trồng dưa chuột có diện tích 20 ha trên địa bàn xã Phú Thịnh (Kim Động) cho thu nhập 5,5 - 7 triệu đồng/sào. Cánh đồng trồng đậu tương với diện tích 30 ha ở các xã Phú Thịnh (Kim Động),
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24 Phùng Hưng (Khoái Châu); cánh đồng trồng ngô nếp với diện tích 140 ha, tập trung ở các xã Văn Nhuệ, Đặng Lễ (Ân Thi), Thuần Hưng, Việt Hòa (Khoái Châu), trung bình mỗi mô hình có diện tích 20 ha. Những mô hình này cho thu nhập trung bình khoảng 3,5 - 4 triệu đồng/sào, tương đương với 84 triệu đồng/ha Phạm Hà (2015)
Trên địa bàn tỉnh Hưng Yên cũng đã hình thành nhiều vùng chuyên canh cây ăn quả cho hiệu quả cao, khẳng định được thương hiệu như: Nhãn, vải, cam, quýt, chuối… Vùng chuyên canh nhãn được phát triển tập trung ở các địa phương như: Thành phố Hưng Yên, các huyện Tiên Lữ, Khoái Châu, Kim Động. Đến nay diện tích nhãn có khoảng trên 3 nghìn ha, thu nhập bình quân đạt hơn 200 triệu
đồng/ha/năm. Cây có múi như cam, quýt, bưởi có 2 nghìn ha, thu nhập trung bình 300 triệu đồng/ha/năm. Vùng chuyên canh trồng cam, quýt, bưởi được phát triển ở
các xã như: Đông Tảo, Dạ Trạch (Khoái Châu); Tân Tiến, Liên Nghĩa, Mễ Sở
(Văn Giang); Yên Phú, Việt Cường (Yên Mỹ)… Cây chuối tăng nhanh về diện tích, năng suất, sản lượng. Đến nay diện tích chuối có trên 1,47 nghìn ha, tập trung
ở các huyện như: Yên Mỹ, Kim Động, Khoái Châu và thành phố Hưng Yên. Ở các cánh đồng chuyên canh trồng chuối, nông dân đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật mới vào sản xuất, sử dụng nhiều giống chuối nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô cho năng suất cao, giảm sâu bệnh, ra quảđều, Đào Ban (2014).
Vùng Tây Bắc: Hiện nay Tây Bắc đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung như: Cây chè đạt diện tích 74 nghìn ha; cây ăn quả 180 nghìn ha; cà-phê hơn 15 nghìn ha. Dự án trồng cây cao-su tiếp tục được triển khai, mở
rộng ở những vùng có điều kiện sinh thái phù hợp, sử dụng giống chịu lạnh, cải tiến quy trình canh tác, đưa diện tích toàn vùng đạt hơn 62 nghìn ha. Các vùng chuyên canh tập trung gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm tiếp tục phát triển và mang lại hiệu quả khá cao. Nông - lâm - ngư nghiệp của toàn vùng đã phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25
Chương 2
NỘI DUNG VÀ PHUƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU