Hiệu quả về môi trường ··········································································

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 79 - 83)

Để đánh giá hiệu quả về môi trường của các loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Yên Mỹ trong phạm vi đề tài chúng tôi đề cập đến ảnh hưởng của các kiểu sử dụng đất đến môi trường thông qua các chỉ tiêu: mức độ thích hợp của hệ

thống cây trồng đối với đất và mức sử dụng phân bón... - Mức độ thích hợp của hệ thống cây trồng đối với đất

Theo kết quả điều tra nông hộ kết hợp tìm hiểu các loại cây trồng được người dân trồng trong một số năm gần đây, những cây trồng được người dân lựa chọn để

canh tác phổ biến bao gồm các cây lúa, đỗ tương, lạc, các loại rau màu có kỹ thuật canh tác đơn giản, cho năng suất ổn định và phù hợp với điều kiện canh tác của hộ

gia đình và đất đai tại địa phương. -Mức đầu tư phân bón:

Mức sử dụng phân bón cho các cây trồng trên địa bàn huyện có sự mất cân

đối. Phân hữu cơ, phân chuồng hiện nay không được người dân sử dụng mà thay vào đó là các loại phân hóa học là chủ yếu. Dạng phân đạm được bón chủ yếu là

đạm ure, lân chủ yếu là supe lân, kali chủ yếu là kaliclorua. Các hộ dân đã biết sử

dụng kết hợp đủ cả 3 loại phân bón là đạm, lân, kali.

Hầu hết các loại cây trồng đều được bón lượng phân bón hóa học ở mức độ

phù hợp hay cao hơn so với tiêu chuẩn không nhiều. Tuy nhiên ở một số loại cây không được bón cân đối giữa các yếu tốđạm, lân, kali trong đó chủ yếu là thừa đạm và kali ở các cây trồng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 69 Kết quảđiều tra các hộ nông dân về nức độ đầu tư phân bón cho các loại cây trồng của huyện được so sánh với tiêu chuẩn bón phân cân đối và hợp lý cho các cây trồng của phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện chúng tôi thu được kết quả trong bảng 3.19.

-Mức độđầu tư phân bón các loại cây trồng trong huyện là khác nhau cụ thể: + Số cây trồng sử dụng lượng đạm trong tiêu chuẩn cho phép là rất ít như lúa xuân, lạc, cà chua, dưa chuột, còn lại đều sử dụng lượng đạm vượt tiêu chuẩn.

+ Hầu hết các cây trồng dùng hàm lượng lân đều trong tiêu chuẩn cho phép chỉ có lúa mùa, lạc, chuối sử dụng vượt mức cho phép.

+ Nhiều cây trồng sử dụng lượng Kali vượt tiêu chuẩn cho phép như: lúa mùa, bắp cải, chuối. Các cây trồng khác lượng kali dùng trong tiêu chuẩn cho phép

Đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện, điều đáng quan tâm và lưu ý là việc người dân sử dụng lượng phân chuồng rất ít thậm chí là không sử

dụng. Đây là nguyên nhân làm suy thoái đất do suy kiệt chất hữu cơ và lượng mùn trong đất. Lượng phân bón chủ yếu là phân vô cơđây là nguyên nhân làm chua đất, làm ô nhiễm NO3-, giảm độ tơi xốp đất…lượng phân chuồng được bón chủ yếu thấp hơn tiêu chuẩn trong khi đó khu vực trồng cây lâu năm như cam, ổi, chuối…là những cây trồng có mức độ làm suy giảm đất nhanh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 70

Bảng 3.19. So sánh mức đầu tư phân bón với tiêu chuẩn cân đối và hợp lý

Loại cây trồng N (kg/ha) Theo điều tra nông hộ

Theo tiêu chuẩn (Trạm khuyên nông Yên Mỹ)

P205 (kg/ha) K2O (kg/ha) Phân chuồng (tấn/ha) N (kg/ha) P205 (kg/ha) K20 (kg/ha) Phân chuồng (tấn/ha) 1. Lúa xuân 125,80 85,5 80,24 0 120-130 80-90 30-50 8-10 2. Lúa mùa 123,70 66,5 60,30 0 80-100 50-60 20-40 6-8 3. Khoai lang 61,60 40,2 40,15 0 50-60 40-50 50-70 6-8 4. Đậu tương 35,70 64,4 53,70 0 30-40 40-60 40-60 8-10 5. Lạc 119,84 60,84 75,70 0 70-80 40-60 70-80 8-10 6. Bắp cải 160,41 66,09 100,56 0 160-180 80-90 110-120 25-30 7. Su hào 129,61 65,79 70,89 0 8. Ngô 65,70 46,6 0 9. Bầu 65,70 46,6 0 10. Bí xanh 130,50 75,10 83,83 0 120-150 90-180 130-200 20-30 11. Cà chua 132,40 70,78 60,45 0 120-150 50-60 120-150 15-20 12. Dưa chuột 118,32 60,25 100-120 40-50 100-120 15-20 13. Cam canh 100,50 70,00 50,00 13-18 14. Ổi 90,10 62 76,00 13-18 15. Chuối 124,30 80,84 150,5 0 150-180 40-60 180-240 16. Quất cảnh ^ A .9 212,45 170 100 2,7-3

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 71 Bên cạnh yếu tố sử dụng phân bón thì vấn đề sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

đang được quan tâm hiện nay đối với bà con nông dân. Trong những năm gần đây tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, sâu bệnh gia tăng. Việc sử dụng thuốc trừ sâu của nhân dân tràn lan không kiểm soát được về liều lượng cũng như chất lượng chủng loại thuốc. Sau khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thì người dân không xử lý vỏ mà vứt bừa bãi trên đường, mương nước dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường

đất, nước, không khí và chất lượng nông sản.

Bảng 3.20. Mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên một số loại cây trồng Cây trồng Tên thuốc Trị bệnh Hướng dẫn Thực tế dụng

Lúa

Bassa 50EC Rầy nâu 0,2 lit/ha 0,3 lit/ha Danitol 550 EC Trị nhện 0,2 lit/ha 0,25 lit/ha Regent 800WG Sâu cuốn lá nhỏ 0 , 8 - 1 , 0 lit/ha 1,2 lit/ha Diboxylin 2SL Đạo ôn, khô vằn lúa 0,14 lit/ha 0,16lit/ha Ningnastar 30SL Vàng lá, đạo ôn, khô vằn 0,08 lit/ha 0,1 lit/ha Padan 95SP Sâu cuốn lá, rầy nâu, đục thân 0,08kg/ha 0,85kg/ha Fenrim 18.5 WG Thuốc trừ cỏ 0,38 kg/ha 0,5 kg/ha Bầu, bí

Bian 40EC Bọ xít, rệp 1,0 - 2,0 lit/ha 2,2 lit/ha Actara Rệp sáp 1-1,5 lit/ha 1,8 lit/ha Padan 95SP Sâu cuốn lá, sâu đục thân 0,08kg/ha 0,09kg/ha Bắp cải

Diboxylin 2SL Thỗi nhũn bắp cải 0,141it/ha 0,171it/ha Southsher 10EC Sâu đục thân bắp cải 0,2 - 0,4 lit/ha 0,35 lit/ha Dibaroten 5SL Sâu xanh, sâu tơ 1-2 lit/ha 2 lit/ha Diboxylin 2SL Thỗi nhũn cà chua 0,14 lit/ha 0,16 lit/ha Dưa chuột,

Cà chua

Match 50 EC Sâu đục hoa, quả 0,4 - 0,8 lit/ha 0,7 lit/ha Southsher 10EC Sâu xanh, sâu ăn tạp 0,2 - 0,4 lit/ha 0,5 lit/ha Su hào Match 50 EC Sâu tơ 0,5- l,01it/ha 1,4 lit/ha Padan 95SP Sâu ăn lá 0,08kg/ha 0,09kg/ha Cải bắp

Mancozeb Trị bệnh nấm 0,7 lit/ha 0,8 lit/ha Damycine 3SL Thối gốc, thối rễ, lở cổ rễ 1 , 5 - 2 lit/ha 2 lit/ha Dibaroten 5SL Rầy chổng cánh, nhện đỏ 1 -2 lit/ha 8-

10ml/bình 8

4 lit/ha 15 mự

bình 8 Cây ăn quả

Thalonil 75WP Phấn trắng, ghẻ, rụng hoa, quả 16 - 20gr/81it 20 gr/8 lít Goliath 10 SP Kích thích ra hoa, đậu quả 0,2-0,5gr/8 lit 0,6 gr/ 8 lit Asitrin 50EC Sâu vẽ bùa, sâu đục quả 0,2-0,4 lit/ha 0,5 lit/ha Cây cảnh Dibaroten 5SL Sâu ăn lá, rệp muội, nhện đỏ 1-2 lit/ha 3 lit/ha

Asitrin 50EC Rệp, nhện đỏ, sâu vẽ bùa 0,2-0,4 lit/ha 0,4 lit/ha

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 72 Qua bảng trên ta thấy người dân sử dụng các loại thuốc đều vượt quá quy

định của nhà sản xuất, hầu hết là vượt mức cho phép. Môi trường đã có sự ô nhiễm

ở một số vùng nhất là tại vùng chuyên canh cây rau màu. Tuy sự ô nhiễm này chưa lớn nhưng đã bắt đầu thấy những dấu hiệu xảy ra cục bộ như tình trạng ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí…Để hạn chế được những tác động của việc sử

dụng thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường cần có sự quan tâm đúng mức của các cơ quan chức năng.

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 79 - 83)