Thực trạng các loại hình sử dụng đất của huyện Yên Mỹ ······················

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 61 - 65)

Yên Mỹ là huyện thuần nông đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, người dân đã tiếp cận với những khoa học kỹ thuật tiên tiến, các giống cây trồng mới. Trong những năm qua trên địa bàn huyện đã hình thành một số vùng chuyên canh cây rau màu. Các loại hình sử dụng đất đã có sự thay đổi đáng kể để phù hợp với nhu cầu thị trường và cho hiệu quả kinh tế hơn. Thực trạng các loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Yên Mỹ thể hiện trong bảng 3.8.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51

Bảng 3.8. Thực trạng các loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Yên Mỹ năm 2014

TT Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất chính Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

LUT1 2 Lúa - 1 màu

578,21 5,49

1. Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông 351,91 60,86

2. Lúa xuân - Lúa mùa - Đậu tương 55,95 9,68 3. Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai lang 24,27 4,20

4. Lúa xuân - Lúa mùa - Cà chua 78,85 13,64

5. Lúa xuân - Lúa mùa - Dưa chuột đông 67,23 11,63

LUT2 2 Lúa 6. Lúa xuân - Lúa mùa 7.650,55 72,66 LUT3 1 Lúa – 2 màu

59,94 0,57

7. Lạc xuân - Lúa mùa- Ngô đông 39,19 65,38 8. Ngô xuân- Lúa mùa- Dưa chuột 11,20 18,69

9. Ngô xuân- Lúa mùa- Su hào 9,55 15,93

LUT4 Chuyên rau màu

1.245,83 11,83

10. Cải đông dư-bầu- mướp-rau cải ngọt 242,50 19,46 11. Rau cải ngọt - Bầu - Mướp - Cải bắp 370,60 29,75 12. Cà chua- Đậu đũa - Cần tây -Súp lơ xanh 127,76 10,26 13. Dưa chuột - Cải ngọt - Đậu đũa - Su hào 298,70 23,98 14. Bí xanh – Cải ngọt – Đậu cô ve 128,35 10,30 15. Bí xanh - Cà chua - Su hào 77,92 6,25

LUT5 Cây ăn quả 566,00 5,38 16. Cam canh 234,00 41,34 17. Ổi 170,00 30,04 18. Chuối 162,00 28,62 LUT6 Cây cảnh 19. Quất cảnh 86,50 0,82 LUT7 Nuôi trồng thủy sản 20. Nuôi cá nước ngọt (mè trắm...) 342,00 3,25

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra nông hộ và phòng NN&PTNT huyện Yên Mỹ)

Kết quả tổng hợp bảng 3.8 cho thấy: Toàn huyện có 07 loại hình sử dụng

đất với 20 kiểu sử dụng đất chính. Loại hình sử dụng đất 2 lúa có diện tích lớn nhất 7.650,55 ha, chiếm 72,66% trong tổng diện tích các loại hình sử dụng đất. Loại hình sử dụng đất có diện tích nhỏ nhất là LUT 6 (cây cảnh) với kiểu sử

dụng đất trồng quất cảnh, diện tích là 86,50 ha, chiếm 0,82% tổng diện tích các loại hình sử dụng đất.

LUT1 (2 lúa – 1 màu) với diện tích là 578,21 ha, chiếm tỷ lệ 5,49% tổng diện tích các loại hình sử dụng đất, trong loại hình sử dụng đất này thì kiểu sử dụng đất Lúa xuân – Lúa mùa – Ngô đông chiếm tỷ lệ cao nhất là 60,86%, kiểu sử dụng đất chiếm tỷ lệ thấp nhất là 4,20% .

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52 LUT 4 (chuyên rau màu) với diện tích gieo trồng là 1.412,66 ha đứng thứ 2 trong các loại hình sử dụng đất và chiếm tỷ lệ là 11,83% tổng diện tích các loại hình sử dụng đất. Trong các kiểu sử dụng đất của LUT4 thì các kiểu sử

dụng đất có tỷ lệ khá tương tự, cao nhất là kiểu sử dụng đất Rau cải ngọt - Bầu - Mướp - Cải bắp chiếm tỷ lệ 29,75%, kiểu sử dụng đất Bí xanh - Cà chua - Su hào với diện tích 77,92 chiếm 6,25%.

Qua điều tra thấy trên thực tế LUT 4 chủ yếu tập trung tại tiểu vùng 1 với lợi thế về đất đai màu mỡ và kinh nghiệm của bà con trong xã về sản xuất rau màu nông dân các xã Yên Phú, Hoàn Long, Việt Cường sản xuất đa dạng các loại cây rau màu và cây ăn quả bằng các biện pháp luân canh, xen canh, gối vụ hoặc trồng trái vụ các loại cây rau màu, đem lại giá trị thu nhập cao hơn trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Khoảng 10 năm gần đây phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng rau màu, cây ăn quả phát triển mạnh thực sự đổi thay cuộc sống nhân dân trong vùng và đây cũng được coi là thế mạnh của vùng và có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tếđịa phương. Cây rau màu các loại được gieo trồng hàng năm duy trì ổn định, sản lượng rau trung bình đạt 30 nghìn tấn/năm. Do có lợi thế gần với thủ đô Hà Nội và một số đô thị lớn khác, cây rau màu đã và đang trở thành sản phẩm mũi nhọn của vùng và có giá trị hàng hóa cao.

LUT 5 (cây ăn quả) chiếm tỷ lệ tương tự 5,38% với diện tích là 566 ha. Trong LUT 5 thì kiểu sử dụng đất có diện tích lớn nhất là cam canh, chiếm tỷ lệ lớn nhất là 41,34%.

LUT 7 (nuôi trồng thủy sản) với tổng diện tích nuôi trồng thủy sản toàn huyện là 342 ha, chiếm 3,25% . Diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện chủ yếu là các ao hồ

trong hoặc ngoài khu dân cư và phân bố manh mún tại các xã trên địa bàn huyện.

3.3.4 Các cây trồng hàng hóa chính của huyện

Qua điều tra và cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp tại các tiểu vùng trên địa bàn huyện thấy trong tương lai nông nghiệp của huyện có thể phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, tuy nhiên tập trung ở một số cây trồng như lúa, ngô, rau các loại và một số loại cây ăn quả, quất cảnh và tập trung chủ yếu tại tiểu vùng 1. Giá trị sản xuất hàng hóa của một số loại cây trồng chính được thể hiện trong bảng 3.9.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53

Bảng 3.9. Tình hình sản xuất một số cây trồng hàng hóa của huyện Yên Mỹ năm 2014

STT Cây trồng Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Sản phẩm hàng hóa (tấn) Giá trị sản xuất hàng hóa (triệu đồng) Cơ cấu giá trị hàng hóa (%) 1 Lúa 8.288,70 53.047,68 13.261,92 92.833,44 8,95 2 Ngô 411,85 2.268,47 2.041,62 16.332,98 1,57 3 Khoai lang 24,27 322,31 257,84 1.547,07 0,15 4 Đậu tương 55,95 109,72 98,75 1.481,19 0,14 5 Lạc 39,19 123,37 111,03 333,10 0,03 6 Rau các loại 1.412,66 30.862,38 30.245,14 136.103,11 13,12 7 Cam canh 234,00 4.797,00 4.797,00 191.880,00 18,49 8 Ổi 170,00 47.090,00 47.090,00 447.355,00 43,11 9 Chuối tiêu hồng 162,00 3.159,00 3.159,00 50.544,00 4,87

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Yên Mỹ, 2014) Ghi chú: Giá trị sản xuất tính theo giá hiện hành

Qua số liệu bảng 3.9 ta thấy: Nhóm cây ăn quả: Trong các loại cây trồng, ổi là cây có cơ cấy giá trị hàng hóa cao nhất 43,11% do sản lượng đạt nhiều, 1 năm thu hoạch 2 vụ. Với diện tích cam canh lớn hơn so với một số cây trồng khác, năng suất đạt trung bình từ 130- 200 tạ/ha và giá bán khá cao, nên giá trị sản phẩm hàng hóa đạt khá cao, cơ cấu giá trị hàng hóa chiếm 18,49% giá trị sản xuất hàng hóa. Chuối tiêu hồng là cây trồng dễ trồng, thích hợp với điều kiện của vùng, tuy nhiên diện tích trồng còn ít do vậy cơ cấu giá trị hàng hóa đạt 4,87%. Nhóm cây ăn quả được xác định là có giá trị

hàng hóa trên địa bàn huyện.

Rau màu các loại với cơ cấu giá trị hàng hóa chiếm 13,12% giá trị sản phẩm hàng hóa các cây trồng của huyện và chỉ thấp hơn nhóm cây ăn quả nhưng cao hơn hẳn các cây trồng còn lại trên địa bàn huyện. Trên địa bàn một số xã như Yên Phú, Việt Cường đã hình thành một số cánh đồng chuyên trồng rau an toàn để cung cấp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54 cho các siêu thị, các khu vực lân cận, đây cũng được xác định là hướng sản xuất cây trồng chính tại một sốđịa phương, chủ yếu là tiểu vùng 1.

Diện tích trồng lúa năm 2014 của huyện là 8.288,70 ha, năng suất lúa hàng năm của huyện đạt khá cao trung bình 64 tạ/ha do vậy sản lượng lúa đạt trung bình 53.047,6 tấn trong khi đó dân số của huyện là 139.560 người bình quân 380 kg thóc/người/năm. So với mức tiêu thụ bình 166kg/gạo/người/năm thì cây lúa sẽ là cây hàng hóa của huyện. Trên thực tế, trên địa bàn huyện đã đưa vào sản xuất và phát triển các loại lúa có năng suất chất lượng cao như GS9, SYN6, Nếp thơm RVT, BiO404… năm 2014 diện tích lúa chất lượng cao chiếm 60% diện tích lúa gieo trồng trong toàn huyện, năng suất bình quân đạt 66 tạ/ha. Nếu đầu tư phát triển các giống lúa có năng suất, chất lượng cao, áp dụng các biện pháp khoa kỹ thuật vào sản xuất thì lúa gạo của huyện sẽ có khả năng phát triển thành cây hàng hóa trên địa bàn huyện. Cơ cấu giá trị hàng hóa của cây lúa chiếm 8,95%.

Các cây trồng còn lại như lạc, đậu tương, khoai lang sản phẩm hàng hóa chưa nhiều, muốn phát triển hơn thì cần mở rộng diện tích các loại cây trồng này.

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)