Phuơng pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp ·········································

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 37)

Thu thập thông qua điều tra nông hộ bằng mẫu phiếu hỏi chuẩn bị sẵn. Tại 03 xã được chọn, mỗi xã điều tra ít nhất 30 hộ, tổng số phiếu điều tra là 90 phiếu. Nội dung phiếu điều tra gồm 5 phần: phần 1 thông tin chung về hộ gia đình; phần 2 tình hình sản xuất nông nghiệp của hộ như tình hình sử dụng đất nông nghiệp, hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp; phần 3 tình hình tiêu thụ sản phẩm; phần 4 bao gồm các vấn đề môi trường; phần 5 gồm các vấn đề về xã hội.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27

2.3.3 Phuơng pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập các số liệu thứ cấp liên quan đến nội dung nghiên cứu gồm: điều kiện tự nhiên, kiện kinh tế - xã hội; hiện trạng, biến động đất đai, tình hình sản xuất các cây trồng trên địa bàn huyện...từ các cơ quan nhà nước như: phòng Tài nguyên - Môi trường, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, phòng Thống kê huyện, số liệu của các ban, ngành ở xã.

2.3.4 Phương pháp điều tra thực địa

Trên cơ sở phiếu điều tra chuẩn bị sẵn, tiến hành đi thực địa để điều tra xem tại các tiểu vùng trồng những giống cây trồng nào và xác định những cây trồng hàng hóa tại các tiểu vùng.

2.3.5 Phương pháp thống kê, xử lý số liệu

Số liệu, tài liệu được thu thập qua các năm và được tiến hành tổng hợp, phân tích để thấy được quy luật của các yếu tố liên quan trong quá trình sử dụng

đất làm cơ sởđưa ra những giải pháp sử dụng đất hiệu quả hơn. Số liệu được xử

lý bằng phần mềm Excel.

2.3.6 Phương pháp tính hiệu quả

- Phân tích hiệu quả kinh tế

Các chỉ tiêu kinh tế sử dụng cho đánh giá bao gồm:

- Giá trị sản xuất (GTSX): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất, dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định.

- Chi phí trung gian (CPTG): là toàn bộ chi phí vật chất được sử dụng trong quá trình sản xuất bao gồm các khoản chi phí nguyên vật liệu, giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...

- Thu nhập hỗn hợp (TNHH): là phần thu nhập thuần túy của người sản xuất bao gồm cả công lao động của một gia đình và lợi nhuận có thể nhận được trong năm

TNHH = GTSX – CPGT

- Hiệu quảđồng vốn (HQĐV): HQĐV = TNHH/CPTG (lần)

Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng (giá trị tuyệt đối) bằng tiền theo thời giá hiện hành, định tính (giá trị tương đối) được tính bằng mức độ

cao, thấp. Các chỉ tiêu đạt được mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn (Nguyễn Đình Hợi, 1993)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28

- Phân tích hiệu quả xã hội

Các chỉ tiêu xã hội gồm: + Giá trị ngày công lao động

+ Khả năng thu hút lao động và giải quyết việc làm cho người dân địa phương + Khả năng tiêu thụ sản phẩm (Quyền Đình Hà, 1993)

- Phân tích hiệu quả môi trường

Thông qua các chỉ tiêu:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến sử dụng

đất và sản xuất nông nghiệp huyện Yên Mỹ

3.1.1 Điều kiện tự nhiên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Huyện Yên Mỹ nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Hưng Yên trong vùng kinh tế

trọng điểm Bắc Bộ ( Hà Nội – Hưng Yên – Hải Dương – Hải Phòng – Quảng Ninh). Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 92.50 km2, mật độ dân số trung bình 1508 người/km2. Huyện có 17 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 16 xã và 01 thị

trấn. Tọa độđịa lý : 20o50’ – 20o57’ vĩđộ Bắc ; 105o57’ – 106o05’ kinh độĐông. Phía Bắc giáp huyện Văn Lâm và huyện Mỹ Hào,

Phía Nam giáp huyện Khoái Châu và huyện Ân Thi, Phía Đông giáp huyện Mỹ Hào và huyện Ân Thi Phía Tây giáp huyện Văn Giang và huyện Khoái Châu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30 Trên địa bàn huyện có hệ thống các tuyến đường giao thông quan trọng gồm: Quốc lộ 5A, 5B, 39A; tỉnh lộ 199, 200, 206, 06B, 207,209; huyện lộ 206B, 207A, 199B, 180, 204, đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, đường Hà Nội – Hưng Yên cùng hệ thống đường giao thông liên thôn, liên xã, đường nội đồng. Với mạng lưới giao thông chạy qua địa bàn huyện có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của huyện.

Với vị trí địa lý thuận lợi trên đã đem lại cho Yên Mỹ lợi thế về thị trường tiêu thụ rộng rãi, có khả năng trao đổi nông sản, hàng hóa với các tỉnh vùng

Đồng bằng châu thổ sông Hồng (Ủy ban nhân dân huyện Yên Mỹ, 2010)

3.1.1.2 Địa hình, địa mạo

Huyện Yên Mỹ nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, địa hình

đồng ruộng tương đối bằng phẳng và có xu thế thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Độ cao trung bình từ 2,5 – 3,5m. Cao nhất là +4 m tập trung ở các xã Hoàn Long, Yên Phú, Yên Hòa, thấp nhất +1,5 đến +2m tập trung ở các xã Trung Hòa, Tân Việt, Lý Thường Kiệt, Trung Hưng.(Ủy ban nhân dân huyện Yên Mỹ, 2010)

3.1.1.3 Khí hậu, thủy văn * Khí hậu:

Huyện Yên Mỹ nói riêng và tỉnh Hưng Yên nói chung nằm trong vùng

đồng bằng Bắc Bộ và chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết trong năm được phân làm 2 mùa rõ rệt:

Mùa hè: Nóng ẩm, mưa nhiều được kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10. Mùa đông: Lạnh, khô hanh thường kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau.

- Nhiệt độ trung bình năm khoảng 24,1oC; tổng tích ôn hàng năm trung bình là 8503oC nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất là 39oC và tháng lạnh nhất là 10oC.

- Tổng lượng mưa trung bình năm là 1.074 mm; lượng mưa không đồng

đều trong năm, thường tập trung theo mùa, mùa hè thường có mưa to, bão lớn gây úng lụt, mùa đông thời tiết hanh khô kéo dài, lượng mưa ít, nước ở các ao hồ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31 - Độ ẩm không khí trung bình năm từ 84-86%, cao nhất 87-89% (tháng 4), thấp nhất 79 - 80% (tháng 2).

- Gió có 2 hướng chủ yếu là gió Đông - Nam thổi vào mùa nóng, vào các tháng 6, tháng 7 có xuất hiện đọt gió khô nóng; gió Đông Bắc thổi vào mùa lạnh, từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau kéo theo không khí lạnh và sương muối gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp vụ đông xuân.(Ủy ban nhân dân huyện Yên Mỹ, 2010)

* Thủy văn

Nhìn chung huyện Yên Mỹ có chếđộ thủy văn tương đối thuận lợi để thiết lập hệ thống thủy lợi.

Chếđộ thuỷ văn của huyện chịu ảnh hưởng trực tiếp chếđộ nước của sông Bắc Hưng Hải

Bắc Hưng Hải là con sông đào chạy qua địa bàn huyện là nguồn cung cấp nước tưới chủ yếu cho huyện thông qua các trạm bơm đồng thời là hệ thống tiêu thoát nước quan trọng cho sản xuất nông nghiệp.

Ngoài ra với hệ thống sông ngòi dày đặc như: sông Từ Hồ, sông Trung, sông Kim Ngưu các kênh dẫn nước chính như: Tam Bá Hiển, Trung Thủy Nông T11, T3... đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tưới tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp (Ủy ban nhân dân huyện Yên Mỹ, 2010)

3.1.1.4 Các nguồn tài nguyên * Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 9250,14 ha. Đất đai của huyện chủ yếu được phát triển trên nền đất phù sa không được bồi hàng năm của hệ

thống sông Hồng. Theo số liệu bản đồ đất tỷ lệ 1/50.000 của tỉnh Hưng Yên do Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp chỉnh lý, bổ sung năm 2004 , đất sản xuất nông nghiệp của huyện được chia thành 5 nhóm đất chính sau:

- Đất phù sa được bồi trung tính ít chua (Pbe): Với diện tích 2875,30 ha, chiếm 55,59%

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32 - Đất phù sa không được bồi trung tính ít chua (Pe): diện tích là 1183,89 ha, chiếm 22,89% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đất phù sa không được bồi chua (Pc): Có 601,82 ha, chiếm 11,64% - Đất phù sa glây (Pg): Có 167, 35 ha, chiếm 3,24%

- Đất phù sa có tầng loang lổđỏ vàng (Pf), có 344,13ha, chiếm tỷ lệ 6,65%

* Tài nguyên nước

Nguồn nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện

được lấy từ hai nguồn chính là nước mặt và nước ngầm.

- Nước mặt

Nguồn nước mặt trên địa bàn huyện chủ yếu là nước mưa được lưu trữ tại ác ao hồ, kênh mương nội đồng và nước từ các sông lớn chảy về được điều tiết qua hệ thống thủy nông sông Bắc Hưng Hải qua các trạm bơm và hệ thống kênh mương nội đồng để cung cấp nước tưới cho cây trồng.

- Nước ngầm

Theo đánh giá của Cục Địa chất khí tượng thủy văn và kiểm nghiệm ở một số giếng khoan UNICEP, nguồn nước ngầm của Yên Mỹ khá dồi dào. Về mùa khô nước ngầm ở độ sâu 8 – 15m, mùa mưa ở độ sâu từ 6 -8m. Nước không bị ô nhiễm, hàm lượng sắt (Fe2+) trong nước cao.

Nước sinh hoạt của người dân chủ yếu được lấy từ nước giếng khoan tại các địa phương. Trên địa bàn huyện có 01 nhà máy nước sạch chủ yếu phục vụ

tại thị trấn Yên Mỹ và một số vùng lân cận.(Ủy ban nhân dân huyện Yên Mỹ, 2010)

* Tài nguyên nhân văn

Là huyện nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng với truyền thống văn minh, văn hiến lâu đời hầu hết các làng xã đều có đình chùa, đền miếu. Các di sản văn hóa được bảo vệ và tôn tạo, toàn huyện có 162 di tích đình, đền, chùa (trong đó 18 di tích được xếp hạng Quốc gia, 20 di tích xếp hạng cấp tỉnh),

xây mới và đưa vào sử dụng nhà tưởng niệm Cố tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, nhà tưởng niệm danh y Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33

3.1.1.5 Thực trạng môi trường

Yên Mỹ đang trong quá trình phát triển kinh tế theo hướng CNH – HĐH, các ngành kinh tế - xã hội đang phát triển mạnh, các trung tâm kinh tế, các thị trấn, khu công nghiệp Phố Nối A, Phố Nối B đã và đang phát triển nên mức độ ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất đai đã có sự ô nhiễm nhẹ và cần được sự quan tâm của các cấp, các ngành.

Công tác vệ sinh, thu gom rác thải trên địa bàn đã được UBND huyện Yên Mỹ chú trọng, đã đầu tư xe gom rác và các xe thu gom rác tại các điểm dân cư. Môi trường sống trên địa bàn huyện Yên Mỹ nhìn chung còn tương

đối tốt.

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế

a. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

* Tăng trưởng kinh tế

- Từ năm 2010 đến năm 2014 kinh tế của huyện luôn duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định. Tính theo giá hiện hành, năm 2014 tổng giá trị sản xuất của huyện đạt 12.676,08 tỷ đồng, trong đó: ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng đạt 5.744,80 tỷ đồng; khối ngành thương mại, dịch vụ đạt 4.960,15 tỷ đồng và khối ngành nông nghiệp, đạt 1.971,13 tỷ đồng.(Ủy ban nhân dân huyện Yên Mỹ, 2010)

* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Giai đoạn 2010 - 2014 ngành công nghiệp, xây dựng có sự tăng trưởng cao và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất cũng như giá trị gia tăng của huyện. Cơ cấu các ngành kinh tế của huyện năm 2014 tính theo giá trị

sản xuất (theo giá hiện hành) như sau:

- Khối ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng chiếm 45,32% - Khối ngành thương mại, dịch vụ chiếm 39,13%

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34

15,55% 45,32% 39,13% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nông nghiệp Công nghiệp Thương mại, dịch vụ Hình 3.2. Cơ cấu kinh tế huyện Yên Mỹ năm 2014

Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp Tỷ

trọng ngành công nghiệp, xây dựng tăng từ 42,01% năm 2010 lên 45,32% năm 2014, trung bình mỗi năm tăng lên 0,78%/năm; Tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ

không tăng, lên xuống thất thường, ổn định ở mức 36-39% cho cả giai đoạn. Tỷ

trọng ngành nông nghiệp giảm từ 20,29% năm 2010 xuống 15,55% năm 2014.

Bảng 3.1. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện thời kỳ 2010 - 2014

Năm

Nông nghiệp Công nghiệp Thương mại, dịch vụ

GTSX (tỷđồng) Tỷ trọng (%) GTSX (tỷđồng) Tỷ trọng (%) GTSX (tỷđồng) Tỷ trọng (%) 2010 1.401,86 20,29 2.466,55 42,01 2.116,50 37,70 2011 1.795,41 20,66 3.246,88 43,07 2.543,07 36,27 2012 1.925,41 19,43 3.706,91 44,08 3.023,14 36,49 2013 1.163,00 16,88 7.432,34 44,77 2.760,27 38,35 2014 1.971,13 15,55 5.744,80 45,32 4.960,15 39,13

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35

b. Một số ngành chủ lực * Ngành Nông nghiệp

Tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện giảm dần qua các năm. Giá trị sản xuất năm 2014 đạt 1.971,13 tỷđồng.

Cơ cấu phân ngành cũng có sự thay đổi, song chủ yếu vẫn là chăn nuôi phát triển; năm 2010 chăn nuôi chiếm 52,27% thì năm 2014 chiếm 59,20%; trồng trọt giảm từ 47,73% năm 2010 xuống còn 40,8% năm 2014; dịch vụ nông nghiệp thay đổi ít.

+ Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng năm 2014 là 10.302,8ha, giảm 303,5 ha so với năm 2013; trong đó diện tích gieo cấy lúa cả năm 8.288,7ha (lúa chất lượng cao 62,75%).

Năng suất lúa bình quân một vụđạt 62,3tạ/ha, sản lượng lương thực có hạt

đạt 54.254 tấn (sản lượng thóc đạt 51.587tấn). Diện tích cây vụ đông 961,7 ha giảm 11,4% so với năm 2013. Sản xuất lúa giống 19ha, giá trị sản xuất/1ha canh tác đạt 138 triệu đồng/năm.

Ngoài diện tích trồng lúa là chính (chiếm 70% diện tích), trong sản xuất nông nghiệp còn trồng các loại cây ngô, khoai lang, đỗ tương, lạc, bầu bí, rau các loại với diện tích gieo trồng khoảng 2014,6 ha. Nhiều diện tích cây trồng được áp dụng khoa học kỹ thuật mới nên năng suất đều cao.

+ Chăn nuôi: Ngành chăn nuôi của huyện phát triển theo hướng tăng năng suất, chất lượng, chăn nuôi tập trung theo mô hình kinh tế trang trại, công nghệ từng bước được cải tiến. Tuy nhiên, trong những năm gần đây do tác động nền kinh tế

trong nước, giá cả sản phẩm chăn nuôi giảm nên quy mô chăn nuôi theo tổng đàn cũng giảm. Năm 2014 tổng đàn Trâu, Bò ước đạt 1.057 con, tổng đàn lợn ước đạt 40.000 con, đàn gia cầm ước đạt 630.000con, đàn bò sữa của huyện là 53 con.

+ Nuôi trồng thủy sản: Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 342ha. Công tác chăn nuôi thủy sản trên địa bàn vẫn còn nhiều hạn chế. Diện tích nuôi trồng thủy sản manh mún, không tập trung, khó khăn cho việc áp dụng các tiến bộ kỹ

thuật vào sản xuất. Nông dân chưa chú trọng và đầu tư cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Năm 2014, tổng sản lượng thuỷ sản ước đạt 2.367 tấn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36

* Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng

+ Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Thực hiện Đề án phát triển tiểu thủ

công nghiệp, làng nghề huyện giai đoạn 2011-2015,Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng năm 2014 ước đạt 5.744,8 tỷđồng (giá hiện hành), trong đó, khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 14,5%, khu vực hộ kinh doanh cá thể tăng 12,3% so cùng kỳ. (Ủy ban nhân dân huyện Yên Mỹ, 2014)

+ Xây dựng: Trong những năm gần đây, UBND huyện đã đầu tư xây dựng,

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 37)