ĐBSCL [22]
Theo Viện Cây ăn quả miền nam, ÐBSCL có tổng diện tích cây ăn trái gần 300 nghìn ha, cho tổng sản lƣợng hơn ba triệu tấn/năm. Trong đó có nhiều loại trái cây đặc sản đã từng làm nên thƣơng hiệu nhƣ: Bƣởi năm roi, cam sành Tam Bình, chôm chôm Tích Khánh (tỉnh Vĩnh Long), xoài cát Hòa Lộc (Cao Lãnh, tỉnh Ðồng Tháp), thanh long chợ gạo (tỉnh Tiền Giang), chuối... Với lợi thế về điều kiện tự nhiên thuận lợi, khí hậu, thổ nhƣỡng thích hợp cùng với phù sa hai con sông Tiền và sông Hậu bồi đắp quanh năm, ÐBSCL trở thành "vựa trái cây" của cả nƣớc.
Theo thống kê, nơi đây cung cấp hơn 70% sản lƣợng trái cây cho cả nƣớc và xuất khẩu. Nhiều mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP/GlobalGAP trên thanh long, xoài cát, khóm, vú sữa, bƣởi, nhãn,
34
chôm chôm đã đƣợc chứng nhận GAP trong các năm qua. Tất cả góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của trái cây Việt Nam trong những năm gần đây, góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu liên tục trong 5 năm qua. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 471 triệu đô la, tăng 7,4% so với năm 2009, và vẫn duy trì đƣợc mức xuất siêu trên 50 triệu đô la nhƣ năm 2009. Tuy nhiên, việc sản xuất và tiêu thụ trái cây trong vùng thời gian qua không ổn định. Nhà vƣờn thƣờng xuyên gặp cảnh "trúng mùa, rớt giá", trong khi các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây thì kêu thiếu nguyên liệu. Mặc dù có nhiều tiềm năng và lợi thế nhƣng trái cây Việt Nam nói chung và ÐBSCL nói riêng chỉ tiêu thụ ở thị trƣờng trong nƣớc, hoặc bám víu vào thị trƣờng xuất khẩu dễ tính nhƣ Trung Quốc, nhƣng cũng rất bấp bênh.
Mặc dù sản lƣợng trái cây của ÐBSCL rất dồi dào nhƣng hầu hết là hàng "sô", còn hàng đạt chất lƣợng xuất khẩu chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Con số 10% tổng diện tích cây ăn trái, tức 300 ha đạt tiêu chuẩn Global GAP trên nhiều loại nhƣ bƣởi năm roi, chôm chôm, thanh long, cam sành... thì diện tích tƣơng ứng từng loại sẽ rất nhỏ. Mà để xuất khẩu thì đòi hỏi vùng nguyên liệu phải dồi dào, sản lƣợng lớn và ổn định. Theo đánh giá của Viện Cây ăn quả miền nam, 90% lƣợng trái cây của ÐBSCL đƣợc tiêu thụ trong nƣớc, chỉ có 10% xuất khẩu, mà chủ yếu là bán sang Trung Quốc. Thị trƣờng này rất lớn, tuy dễ tính nhƣng cũng không ít rủi ro. Hiện nay, các thị trƣờng lớn nhƣ Mỹ và châu Âu, Nhật Bản cũng đã chấp nhận cho các loại trái cây Việt Nam đƣợc nhập khẩu nhƣ thanh long, bƣởi, chuối... Ðây là những thị trƣờng vô cùng lớn, họ chấp nhận trả giá cao, sẽ thu về một lƣợng ngoại tệ đáng kể, nhƣng đòi hỏi về tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm của họ cũng hết sức gắt gao.
Dự báo đến năm 2015, tổng nhu cầu nhập khẩu trái cây của thế giới sẽ vào khoảng 3,6 triệu tấn/năm, trong đó khoảng 2,6 triệu tấn là trái cây khu vực các nƣớc nhiệt đới. Xuất khẩu trái cây tƣơi trên thế giới có xu hƣớng tăng, tốc độ tăng bình quân 5,4%/năm. Trong đó, trái cây sản xuất tại ÐBSCL tham gia thị trƣờng xuất khẩu đến các thị trƣờng chính là Trung Quốc, Xin-ga-po, Ðài Loan (Trung Quốc), Hồng Công (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Mỹ, Cam-pu-chia, Lào và các nƣớc thuộc EU. Có thể nói, thị trƣờng xuất khẩu các loại quả tƣơi có nguồn gốc nhiệt đới khá lớn song phải cạnh tranh quyết liệt với trái cây sản xuất tại Thái-lan và Ấn Ðộ, đặc biệt phải có giấy chứng nhận về chất lƣợng và đăng ký nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Ðối với thị trƣờng trong nƣớc trái cây ở ÐBSCL hiện đƣợc thu mua, phân phối và tiêu thụ rộng khắp trong cả nƣớc, từ siêu thị, cửa hàng, chợ đầu mối, chợ địa phƣơng. Ðặc biệt các tỉnh, thành phố lớn nhƣ: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Ðà Nẵng là những nơi tiêu thụ trái cây lớn nhất.
35
CHƢƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐÁP VIÊN
Qua kết quả điều tra thực tế ngƣời tiêu dùng thành thị đã từng mua và sử dụng trái cây có nguồn gốc nhập khẩu khu vực ĐBSCL cho thấy, có 40,4% là khách hàng đại diện cho thành phố Cần Thơ - là trung tâm của ĐBSCL, ở thành phố Sóc Trăng là 25,2%, thành phố Mỹ Tho 19,5% và thành phố Long Xuyên là 14,9%. Theo kết quả phân tích thì có 35,5% là đáp viên nam và 64,8% là đáp viên nữ, nguyên nhân dẫn đến sự chệnh lệch này là do phụ nữ thƣờng là ngƣời nội trợ trong gia đình và việc mua trái cây cũng thƣờng do nữ thực hiện.
Nghề nghiệp đáp viên, đa số đáp viên có nghề nghiệp là làm thuê (bao gồm công nhân, nhân viên các công ty, làm công ăn lƣơng, làm thuê kiếm sống,…) chiếm tỉ lệ là 25,8%; đáp viên là sinh viên 22,6%; đáp viên làm trong lĩnh vực kinh doanh, mua bán chiếm tỉ lệ cũng khá cao 22,3%. Bên cạnh đó, có 14,8% khách hàng là công nhân viên chức, nội trợ chiếm tỷ lệ thấp 9,9% trên tổng số trả lời. Ngoài ra, có 4,6% đáp viên tiêu dùng trái cây có nguồn gốc nhập khẩu có nghề nghiệp là cán bộ hƣu, bộ đội, xe ôm, chƣa có việc làm,…
Khách hàng thành thị mua và tiêu dùng trái cây có nguồn gốc nhập khẩu thuộc độ tuổi từ 18 đến 24 chiếm 35,5%, khách hàng có độ tuổi từ 25 đến 34 chiếm 30,1% và độ tuổi từ 35 đến 54 chiếm 29,0%. Ngoài ra, khách hàng có độ tuổi lớn hơn 54 chiếm tỉ lệ thấp là 7,4%.
Về trình độ học vấn, đa phần đáp viên có trình độ Cao đẳng, Đại học chiếm tỉ trọng cao nhất 50,4% (nam chiếm 20,0%, nữ chiếm 30,4%); trình độ tiểu học và trung học chiếm 38,4% trong đó nam chiếm 12,2%, nữ chiếm 27,2%. Còn lại trình độ sau đại học và trung cấp chiếm tỉ lệ rất thấp lần lƣợt là 3,7% và 7,5%.
Tình trạng hôn nhân, có 55,9% đáp viên có mua và tiêu dùng trái cây ngoại đã lập gia đình (trong đó nam chiếm 18,3%, nữ chiếm 37,6%), đáp viên chƣa có gia đình chiếm 44,1% (nam chiếm 16,9% và nữ chiếm 27,2%).
36
Bảng 4.1 Thông tin đáp viên
Chỉ tiêu Chi tiết Tần Nam Nữ Tổng
số Tỷ lệ (%)
Tần
số Tỷ lệ (%)
Địa chỉ Cần Thơ Sóc Trăng 48 34 13,7 9,7 93 54 26,7 15,5 40,4 25,2
Mỹ Tho 25 7,2 43 12,3 19,5 Long Xuyên 16 4,6 36 10,3 14,9 Tổng 123 35,2 226 64,8 100,0 Tuổi Từ 18 đến 24 Từ 25 đến 34 44 38 12,6 10,9 73 67 20,9 19,2 33,5 30,1 Từ 34 đến 54 35 10,0 66 19,0 29,0 Trên 54 6 1,7 20 5,7 7,4 Tổng 123 35,2 226 64,8 100,0
Trình độ Dƣới Trung học Trung cấp 39 10 11,2 2,9 95 16 27,2 4,6 38,4 7,5
Cao đẳng, Đại học 70 20,0 106 30,4 50,4
Sau đại học 4 1,1 9 2,6 3,7
Tổng 123 35,2 226 64,8 100,0
Nghề nghiệp
Công nhân viên chức 24 7,0 27 7,8 14,8
Nội trợ 0 0,0 34 9,9 9,9
Kinh doanh, mua bán 15 4,3 62 18,0 22,3
Làm thuê 44 12,8 45 13,0 25,8 Sinh viên 26 7,5 52 15,1 22,6 Khác 12 3,5 4 1,1 4,6 Tổng 121 35,1 224 64,9 100,0 Tình trạng hôn nhân Có gia đình 64 18,3 131 37,6 55,9 Chƣa có gia đình 59 16,9 95 27,2 44,1 Tổng 123 35,2 226 64,8 100,0
Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, 2013
Kết quả điều tra cho thấy (bảng 4.2), thống kê về thu nhập bình quân hằng tháng, đáp viên có thu nhập từ 4.000.000 đến 8.000.000 đồng chiếm tỉ trọng cao nhất 47,6%; đáp viên có mức thu nhập dƣới 4.000.000 chiếm tỉ lệ khá cao 35,8%. Bên cạnh đó, số đáp viên có thu nhập từ 8.000.000 đến 12.000.000 đồng chiểm tỉ lệ là 13,2% và 3,4% đáp viên có thu nhập trên 12.000.000 đồng.
Đa phần khách hàng đến mua trái cây có nguồn gốc nhập khẩu là khách hàng có thu nhập trung bình vì phần lớn các đáp viên là làm thuê, kinh doanh nhỏ lẻ, buôn bán tại nhà, sinh viên cho nên thu nhập chƣa cao.
37
Bảng 4.2 Thu nhập của đáp viên
Thu nhập Tần số Tỷ lệ (%) Dƣới 4.000.000 125 35,8 Từ 4.000.000 đến 8.000.000 166 47,6 Từ 8.000.000 đến 12.000.000 46 13,2 Trên 12.000.000 12 3,4 Tổng 349 100,0
Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, 2013
4.2 THỰC TRẠNG TIÊU THỤ TRÁI CÂY CÓ NGUỒN GỐC NHẬP KHẨU CỦA NGƢỜI DÂN THÀNH THỊ KHU VỰC ĐBSCL KHẨU CỦA NGƢỜI DÂN THÀNH THỊ KHU VỰC ĐBSCL
4.2.1 Trái cây có nguồn gốc nhập khẩu đƣợc ƣa chuộng hiện nay
Dựa vào bảng 4.3, có thể thấy các loại trái cây có nguồn gốc nhập khẩu thƣờng đƣợc ngƣời dân thành thị tiêu dùng là Nho, Táo chiếm trên 60% tổng số đáp viên trả lời. Cụ thể, Nho chiếm tỷ lệ cao nhất là 39,1%, Bom và Táo chiếm 25,5%. Còn loại trái cây nhƣ Lê (7,0%), Xoài (5,3%), Me (5,0%), Cam (4,9%), Chôm Chôm Thái (3,0%), Bòn Bon (2,4%), Kiwi (2,0%), Quýt Thái (1,8%), Sầu Riêng Thái (1,2%), Cherry (0,7%),.. ngoài ra, 2,2% là tỷ lệ của các loại trái cây nhập khẩu khác nhƣ: Dâu tây, Hồng giòn, Lựu, Măng cụt, Mít Thái, ổi xá lị Thái, Mận Öc,… đƣợc rất ít ngƣời tiêu dùng quan tâm sử dụng. Bảng 4.3 Trái cây có nguồn gốc nhập khẩu đƣợc ƣa chuộng hiện nay
Các loại trái cây Tần số Tỷ lệ (%)
Nho 290 39,1 Bom, Táo 189 25,5 Lê 52 7,0 Cam 36 4,9 Kiwi 15 2,0 Xoài 39 5,3 Me 37 5,0 Chôm Chôm 22 3,0 Bòn Bon 18 2,4 Cherry 5 0,7 Quýt 13 1,8 Sầu Riêng 9 1,2
Khác: Dâu tây, Hồng giòn, Lựu, Măng cụt, Mít Thái, ổi xá lị Thái, Mận Öc,…
16
2,2
38
4.2.2 Nguồn gốc các loại trái cây nhập khẩu
Theo thống kê về nguồn gốc của các loại trái cây có nguồn gốc nhập khẩu (bảng 4.4), cho thấy phần lớn ngƣời tiêu dùng thành thị thích sử dụng và quan tâm đến các loại trái cây có nguồn gốc từ Mỹ và Thái Lan, cụ thể Mỹ chiếm trên 50% số đáp viên trả lời (cụ thể là 61,4%) và từ Thái chiếm 18,7%. Các loại trái cây có nguồn gốc nhập khẩu từ Trung Quốc, Öc, New Zealand, Pháp chiếm tỷ lệ lần lƣợt là 7,7%; 2,7%; 0,8%; 0,8%. Ngoài ra, còn các loại trái cây nhập khẩu có nguồn gốc nhập khẩu từ Đài Loan, Nhật , Hàn Quốc,… cũng đƣợc một số khách hàng lựa chọn chiếm tỷ lệ rất thấp 2,2%.
Bảng 4.4 Nguồn gốc xuất xứ loại trái cây nhập khẩu chủ yếu
Nguồn gốc loại trái cây nhập khẩu Tần số Tỷ lệ (%)
Mĩ 455 61,4 Pháp 6 0,8 Trung Quốc 57 7,7 Thái 139 18,7 New Zealand 6 0,8 Úc 20 2,7
Khác: Đài Loan, Nhật, Hàn Quốc,… 16 2,2
Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, 2013
Bên cạnh đó, thực tế điều tra cho thấy, ngƣời dân thành thị mua và tiêu dùng các loại trái cây có nguồn gốc nhập khẩu nhƣng lại không biết rõ chúng có nguồn gốc, xuất xứ từ đâu chiếm 5,7 % trên tỷ lệ trả lời.
4.2.3 Dịp mua và địa điểm mua trái cây có nguồn gốc nhập khẩu
Bảng thống kê về những dịp mua và thời gian mua trái cây nhập khẩu của ngƣời dân thành thị khu vực ĐBSCL (bảng 4.5) cho thấy, mức thỉnh thoảng mới mua trái cây nhập khẩu (từ 1 hoặc 2 lần/ tuần) chiếm tỷ lệ là 38,3%, mức độ mua trái cây nhập khẩu thƣờng xuyên là 9,6%, nguyên nhân là do ngƣời dân thành thị khu vực ĐBSCL luôn bận rộn với công việc nên họ không có nhiều thời gian để thƣờng xuyên đi mua sắm. Hơn thế nữa, trái cây có nguồn gốc nhập khẩu còn là một món quà, lễ vật,.. vì hình dáng màu sắc bên ngoài của chúng rất bắt mắt, đồng thời trái cây nhập khẩu còn mang lại cho ngƣời tiêu dùng sự sang trọng, vì thế khách hàng có thể mua trái cây nhập khẩu trong những dịp nhƣ đám tiệc (chiếm tỷ lệ là 30,6%), ngày lễ (17,2%), hay mua nhằm mục đích nhƣ: cho, tặng, biếu, thăm bệnh, tiêu dùng,… (chiếm tỷ lệ rất thấp 4,3%).
39
Bảng 4.5 Dịp mua và địa điểm mua trái cây nhập khẩu
Chỉ tiêu Chi tiết Tần số Tỷ lệ (%)
Dịp mua
Đám tiệc 163 30,6
Ngày lễ 92 17,2
Mua thƣờng xuyên 51 9,6
Thỉnh thoảng (1 hoặc 2 lần/ tuần) 204 38,3 Khác: tặng, cho, biếu, thăm bệnh,
tiêu dùng,… 23 4,3 Địa điểm Chợ truyền thống 493 66,5 Siêu thị 212 28,6 Lề đƣờng 3 0,4
Khác: shop, cửa hàng trái cây, vựa trái cây,…
33 4,5
Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, 2013
Về địa điểm mua trái cây có nguồn gốc nhập khẩu, có 66,5% đáp viên trả lời thƣờng mua trái cây nhập khẩu tại chợ truyền thống. Tỉ lệ này cao gấp hơn 3 lần tỉ lệ đáp viên thƣờng mua trái cây tại các siêu thị (28,6%), do ngƣời tiêu dùng Việt thƣờng có thói quen mua hàng hóa ở chợ truyền thống hơn là ở các siêu thị, nguyên nhân là do giá cả trái cây nhập khẩu trong các siêu thị thƣờng cao hơn các mặt hàng tại chợ. Bên cạnh đó, trong thực tế ta thƣờng thấy trên các tuyến đƣờng quốc lộ có rất nhiều loại trái cây đƣợc bán rất phổ biến trong đó có trái cây nhập khẩu, cụ thể có 0,4% đáp viên trả lời địa điểm mua trái cây có nguồn gốc nhập khẩu là ở lề đƣờng. Ngoài ra, các loại trái cây nhập khẩu còn đƣợc ngƣời tiêu dùng tìm đến mua tại các shop trái cây, cửa hàng trái cây, vựa trái cây,…
4.2.4 Các kênh thông tin về trái cây nhập khẩu
Qua kết quả thống kê trên ta thấy, kênh thông tin mà ngƣời tiêu dùng thành thị khu vực ĐBSCL thƣờng chú ý quan tâm và tìm hiểu về các loại trái cây có nguồn gốc nhập khẩu thông qua báo chí, tivi, radio chiếm tỷ lệ cao nhất 29,7% - đây là kênh thông tin rất phổ biến và quen thuộc với tất cả mọi ngƣời. Bên cạnh đó, ngƣời tiêu dùng còn tìm hiểu thông tin từ những ngƣời thân trong gia đình chiếm 25,5%, từ bạn bè, đồng nghiệp là 20,9% - là các kênh thông tin rất để tìm kiếm vì ngƣời thân, bạn bè, đồng nghiệp luôn tiếp xúc và trao đổi với chúng ta hằng ngày. Ngoài ra, kênh thông tin từ ngƣời bán cũng đƣợc khá nhiều ngƣời tiêu dùng tìm hiểu chiếm 19,0% số đáp viên trả lời. Theo kết quả điều tra thống kê bảng 4.6, ngƣời tiêu dùng mua theo kinh nghiệm chiếm 4,6%, điều này cho thấy, một số ít ngƣời tiêu dùng thích tự tìm hiểu về trái cây hơn là chịu tác động từ những nguồn thông tin bên ngoài. So với thực tiễn cũng có thể thấy, trong giai đoạn công nghệ thông tin, việc tiếp
40
cận với các luồng thông tin từ Internet rất dễ dàng đặc biệt đối với ngƣời dân thành thị.
Bảng 4.6 Kênh thông tin về trái cây nhập khẩu
Kênh thông tin
Kênh thông tin thƣờng quan tâm
Kênh thông tin quan trọng nhất Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%)
Ngƣời thân trong gia đình 209 25,5 88 25,2
Bạn bè, đồng nghiệp 172 20,9 30 8,6
Ngƣời bán 156 19,0 44 12,6
Báo chí, tivi, radio 244 29,7 170 48,7
Khác: tự bản thân, tự tìm hiểu, không tin hiểu,…
40 4,9 17
4,9
Tổng 349 100,0
Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, 2013
Theo kết quả thống kê thì có 48,7% tỷ lệ ngƣời tiêu dùng cho rằng kênh thông tin quan trọng nhất là báo chí, tivi, radio vì cho rằng các nguồn thông tin trên kênh này đã đƣợc kiểm tra trƣớc khi đăng tải, có độ tin cậy cao, mặt khác, đối với ngƣời tiêu dùng thành thị thì các kênh thông tin trên dễ tiếp cận và thích hợp với điều kiện sống tại khu vực này. Kế tiếp, có 25,2% ngƣời tiêu dùng cho rằng thông tin quan trọng nhất là từ ngƣời thân trong gia đình, thực tế cho thấy, việc tƣ vấn từ gia đình thƣờng sẽ có ảnh hƣởng rất lớn trong xu hƣớng mua hàng của ngƣời tiêu dùng, đây cũng nhƣ một nguồn thông tin tại chổ ít tốn kém chi phí nhất và nhanh chóng; 12,6% ngƣời tiêu dùng cho rằng kênh thông tin từ ngƣời bán là quan trọng nhất, vì cho rằng ngƣời bán là những ngƣời am hiểu đặc điểm của trái cây của họ, đồng thời có nhiều kinh nghiệm để truyền đạt cho ngƣời tiêu dùng; cuối cùng là một số rất ít ngƣời tiêu dùng cho rằng kênh thông tin quan trọng nhất là từ bạn bè đồng nghiệp (8,6%) và từ kinh nghiệm bản thân (4,6%).
Nhìn chung, trái cây có nguồn gốc nhập khẩu hiện rất đa dạng về