Phƣơng pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu nghiên cứu các nhân tố tác động đến xu hướng tiêu dùng trái cây có nguồn gốc nhập khẩu của người dân thành thị khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 32)

- Mục tiêu 1: Tác giả sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả để phân tích thực trạng tình hình tiêu dùng trái cây có nguồn gốc nhập khẩu của ngƣời dân thành thị ở khu vực ĐBSCL.

- Mục tiêu 2: Tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích nhân tố kết hợp với phân tích hồi quy tuyến tính nhằm xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến xu hƣớng tiêu dùng trái cây có nguồn gốc nhập khẩu của ngƣời dân thành thị ở khu vực ĐBSCL.

25

- Mục tiêu 3: Phƣơng pháp phân tích nhân tố và hồi quy tobit đƣợc sử dụng nhằm phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến mức sẵn lòng chi trả cho trái cây có nguồn gốc nhập khẩu của ngƣời dân thành thị khu vực ĐBSCL.

- Mục tiêu 4: Từ thực tiễn nghiên cứu và các mục tiêu 1, 2, 3, tác giả đề xuất giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho mặt hàng trái cây nội.

Phương pháp thống kê mô tả (Descriptive statistic): với các chỉ tiêu nhƣ tần suất, trung bình, tỉ lệ,… phƣơng pháp thống kê mô tả đƣợc sử dụng để trình bày một cách tổng quát về thực trạng tiêu dùng trái cây có nguồn gốc nhập khẩu của ngƣời dân thành thị khu vực ĐBSCL.

Thống kê mô tả là phƣơng pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trƣng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tƣợng nghiên cứu.

Các đại lƣợng thống kê mô tả đƣợc sử dụng trong đề tài là:

- Trung bình cộng (mean): bằng tổng tất cả các giá trị biến quan sát chia cho số quan sát.

- Số trung vị (Me): là giá trị của biến đứng ở vị trí giữa của một dãy số đã đƣợc sắp xếp theo thứ tự tăng hoặc giảm dần.

- Số Mode (Mo): là giá trị có tần số xuất hiện cao nhất trong tổng số hay trong một dãy số phân phối.

- Phƣơng sai (Variance): là số bình quân số học của bình phƣơng các độ lệch giữa các lƣợng biến với số bình quân số học giữa các lƣợng biến đó.

- Độ lệch chuẩn (Standard Deviaion): thể hiện sự khác biệt về đánh giá mẫu điều tra của từng biến (là căn bậc hai của phƣơng sai).

- Sum: tổng cộng các giá trị trong tập dữ liệu quan sát.

- Tần số là số lần xuất hiện của một quan sát, tần số của một tổ là số quan sát rơi vào giới hạn của tổ đó. Phân tích tần số cho ta thấy mức độ tập trung của các giá trị giúp ta có cái nhìn tổng quan về các quan sát. Để lập một bảng phân phối tần số trƣớc hết ta phải sắp xếp dữ liệu theo một thứ tự nào đó tăng dần hoặc giảm dần. Sau đó thực hiện các bƣớc sau:

Bƣớc 1: Xác định số tổ của dãy phân phối

Số tổ = [(2)* Số tổ quan sát (n)]3 1

(2.1)

Bƣớc 2: Xác định khoảng cách tổ (k)

26

Xmax: Lƣợng biến lớn nhất của dãy phân phối

Xmin: Lƣợng biến nhỏ nhất của dãy phân phối

Bƣớc 3: Xác định giới hạn trên và giới hạn dƣới của mỗi tổ: Một cách tổng quát, giới hạn dƣới của mỗi tổ đầu tiên sẽ là lƣợng biến nhỏ nhất của dãy phân phối, sau đó lấy giới hạn dƣới cộng khoảng cách tổ (k) sẽ đƣợc giá trị của giới hạn trên, lần lƣợt cho đến tổ cuối cùng. Giới hạn trên của tổ cuối cùng thƣờng là lƣợng biến lớn nhất của dãy số phân phối.

Bƣớc 4: Xác định tần số của mỗi tổ bằng cách đếm số quan sát rơi vào giới hạn của tổ đó. Cuối cùng trình bày trên biểu bảng và biểu đồ.

Trong đề tài, tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ (1: Rất không đồng ý – 5: Rất đồng ý) để đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến xu hƣớng tiêu dùng trái cây có nguồn gốc nhập khẩu của ngƣời tiêu dùng, cũng nhƣ mức độ tác động của các nhân tố đến mức sẵn lòng chi trả cho trái cây có nguồn gốc nhập khẩu của ngƣời dân thành thị khu vực ĐBSCL.

Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng: Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/n = (5 - 1)/5 = 0,8

Giá trị trung bình Ý nghĩa

1,00 - 1,80 Rất không đồng ý/rất không hài lòng/rất không quan trọng 1,81 - 2,60 Không đồng ý/không hài lòng /không quan trọng 2,61 - 3,40 Không ý kiến/Trung bình

3,41 - 4,20 Đồng ý/Hài lòng/Quan trọng 4,21 - 5,00 Rất đồng ý/Rất hài lòng /Rất quan trọng

Phương pháp kiểm định đo tin cậy của thang đo (giả thuyết Cronbach’s Alpha)

Phƣơng pháp Cronbach’s Alpha dùng để loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Những số có hệ số tƣơng quan biến tổng (item – total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại. Thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng trong trƣờng hợp khái niệm đang nghiên cứu mới (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995). Tuy nhiên, cũng cần lƣu ý rằng nếu Cronbach’s Alpha quá cao (> 0,95) thì có khả năng xuất hiện biến quan sát thừa (Redunmant items) ở trong thang đo. Biến quan sát thừa là biến đo lƣờng một khái niệm hầu nhƣ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

27

trùng với biến đo lƣờng khác, tƣơng tự nhƣ trƣờng hợp cộng tuyến (collinearity) trong hồi quy, khi đó biến thừa nên đƣợc bác bỏ.

ệ số tin cậy Cron ach lpha: kiểm định mức độ chặt chẽ mà các mục

hỏi trong thang đo tƣơng quan với nhau.

Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA):

Phân tích nhân tố khám phá là một phƣơng pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn một tập hợp nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến (gọi là các nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhƣng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu (Hair & ctg,1998).

Dữ liệu tƣơng thích: dữ liệu đƣợc thu thập thông qua thang do Likert, sau khi đã đánh giá độ tin cậy của thang đo (Cronbach Alpha).

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích nhân tố để xác định các nhân tố tác động đến xu hƣớng tiêu dùng trái cây có nguồn gốc nhập khẩu (mô hình 1.1) và các nhân tố ảnh hƣởng đến mức sẵn lòng chi trả cho trái cây có nguồn gốc nhập khẩu của ngƣới dân thành thị khu vực ĐBSCL. Với hàm số nhƣ sau:

Fi =Wi1X1 + Wi2X2 +…+ WikXk (2.3) Fi: ƣớc lƣợng nhân tố thứ i

Wi: trọng số hay hệ số điểm nhân tố K: số biến

Trong phân tích nhân tố, ta cũng quan tâm đến chỉ số KMO (Kaiser - Meyer - Olkin), Sig. để xem xét sự thích hợp của mô hình phân tích nhân tố và tổng phƣơng sai trích cho thấy khả năng giải thích của các nhân tố thay cho các biến ban đầu. Nếu chỉ số KMO nằm trong khoảng 0,5 đến 1 và Sig. nhỏ hơn hoặc bằng 0,05 thì việc sử dụng phƣơng pháp phân tích nhân tố là thích hợp với dữ liệu nghiên cứu. Và thang đo chỉ đƣợc chấp nhận khi tổng phƣơng sai trích lớn hơn 50%.

Phương pháp phân tích hồi quy

- Hồi quy tuyến tính (mô hình 1.1): là nghiên cứu sự phụ thuộc của một biến (biến phụ thuộc) vào một hay nhiều biến khác (biến độc lập hay còn gọi là biến giải thích) với ý tƣợng cơ bản là ƣớc lƣợng (hay dự đoán) giá trị trung bình của biến phụ thuộc trên cơ sở các giá trị đã biết của biến độc lập.

Sau khi phân tích nhân tố (EFA) để xác định các nhân tố tác động đến xu hƣớng tiêu dùng trái cây có nguồn gốc nhập khẩu, tác giả sử dụng phƣơng

28

pháp phân tích hồi quy tuyến tính đa biến để xác định mức độ tác động của các nhân tố đến xu hƣớng tiêu dùng trái cây có nguồn gốc nhập khẩu của ngƣời dân thành thị khu vực ĐBSCL.

Phƣơng trình hồi quy:

01122...kk (2.4) Y: là xu hƣớng tiêu dùng trái cây có nguồn gốc nhập khẩu là biến phụ thuộc đƣợc định lƣợng bằng cách tính điểm trung bình của các biến quan sát thuộc nhân tố này.

Xi: biến độc lập, là các nhân tố Fi trong mô hình phân tích nhân tố trƣớc đó, Xi đƣợc định lƣợng bằng cách tính điểm trung bình của các biến quan sát nằm trong nhân tố Fi; là biến trong mô hình nghiên cứu không đƣợc đo lƣờng bằng thang đo Likert.

0

 : hệ số tự do hay hệ số chặn, cho biết giá trị trung bình của Y khi các biến Xi = 0.

i

 : hệ số riêng của biến, đo lƣờng lƣợng thay đổi trung bình trong biến phụ thuộc Y khi Xi thay đổi một đơn vị, các biến còn lại không đổi.

- Hồi quy tobit (mô hình 1.2):

Sau khi phân tích nhân tố (EFA) để xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến mức sẵn lòng chi trả cho trái cây có nguồn gốc nhập khẩu, tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích hồi quy tobit để xác định mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến mức sẵn lòng chi trả trái cây có nguồn gốc nhập khẩu của ngƣời dân thành thị khu vực ĐBSCL. Yi =    0 * *    i i i i Y u X Y  (2.5)

Y: là mức sẵn lòng chi trả cho trái cây có nguồn gốc nhập khẩu, là biến phụ thuộc

Xi: biến độc lập, là các nhân tố Fi trong mô hình phân tích nhân tố trƣớc đo, Xi đƣợc định lƣợng bằng cách tính điểm trung bình của các biến quan sát nằm trong nhân tố Fi; và là biến trong mô hình nghiên cứu không đƣợc đo lƣờng bằng thang đo Likert.

Trong phân tích hồi quy tobit, ta cần thực hiện kiểm định Corr, nếu các giá trị đều nhỏ hơn 0,8 thì hiện tƣợng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình có thể bỏ qua (Mai Văn Nam, 2008).

29

CHƢƠNG 3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐBSCL

Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) nằm ở cực nam của Tổ quốc , là một trong những đồng bằng lớn, phì nhiêu của Đông Nam Á và thế giới, là vùng đất màu mỡ ở phía Tây Nam Việt Nam, do phù sa sông Cửu Long bồi đắp, còn gọi là miền Tây Nam Bộ, hay gọi tắt là miền Tây. Diện tích khoảng 40.548,2 km2, chiếm khoảng 12,3% diện tích cả nƣớc. Dân số năm 2011 là 17.330,9 nghìn ngƣời, chiếm khoảng 19,7% dân số cả nƣớc. (Nguồn: Tổng Cục Thồng Kê, năm 2011).

Vùng bao gồm 13 đơn vị hành chính trực thuộc trung ƣơng là: tỉnh Long An, tỉnh Tiền Giang, tỉnh Đồng Tháp, tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Trà Vinh, tỉnh Hậu Giang, tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Bến Tre, tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang, tỉnh Bạc Liêu, tỉnh Cà Mau và thành phố Cần Thơ.

Nguồn: Trường Đại học Cần Thơ

Hình 3.1 Bản đồ vùng ĐBSCL

ĐBSCL nằm tiếp giáp với thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Vùng Đông Nam Bộ (khu vực kinh tế năng động nhất Việt Nam); ba mặt Đông, Nam và Tây có biển bao bọc. Vị thế nằm trong khu vực có đƣờng giao thông

30

hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng, giữa Nam Á, Đông Á, Châu Öc và rất gần các nƣớc Đông Nam Á nhƣ Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philippin, Indonesia.... Vị trí này rất quan trọng trong giao lƣu quốc tế.

ĐBSCL là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông, có bờ biển dài trên 700 km với khoảng 360.000 km2 khu vực đặc quyền kinh tế. Phía Tây Bắc giáp Campuchia, phía Đông Bắc tiếp giáp Vùng Đông Nam Bộ, phía Đông giáp biển Đông, phía Nam giáp Thái Bình Dƣơng, phía Tây giáp Vịnh Thái Lan. Đây là vị trí thuận lợi trong việc phát triển kinh tế biển, khai thác và nuôi trồng thủy sản phục vụ cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu.

3.1.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vùng ĐBSCL

 Địa hình: Vùng ĐBSCL của Việt Nam đƣợc hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nƣớc biển; qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành những giống cát dọc theo bờ biển. ĐBSCL có những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông lẫn dọc theo một số giống cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũng thấp nhƣ vùng Đồng Tháp Mƣời, tứ giáp Long Xuyên – Hà Tiên, tây nam sông Hậu và bán đảo Cà Mau. Địa hình của vùng tƣơng đối bằng phẳng, độ cao trung bình là 3 - 5m, có khu vực chỉ cao 0,5 - 1m so với mặt nƣớc biển.

Khí hậu: Nền khí hậu nhiệt đới ẩm với tính chất cận xích đạo thể hiện rõ rệt. Nhiệt độ trung bình hàng năm 24 – 27 độ C, biên độ nhiệt trung bình năm 2 – 30 độ C, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm thấp, ít có bão hoặc nhiễu loạn thời tiết. Có hai mùa rõ rệt, mùa mƣa tập trung từ tháng 5 - 10, lƣợng mƣa chiếm tới 99% tổng lƣợng mƣa của cả năm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, hầu nhƣ không có mƣa. Có thể nói các yếu tố khí hậu của vùng thích hợp cho các sinh vật sinh trƣởng và phát triển, là tiền đề cho việc thâm canh, tăng vụ.

Đất đai: diện tích đất trong vùng bao gồm các nhóm đất sau:

+ Đất phù sa: phân bố chủ yếu ở vùng ven và giữa hệ thống sống Tiền và sông Hậu. Nhóm đất này có độ phì cao và cân đối, thích hợp đối với nhiều loại cây trồng lúa, cây ăn quả, màu, cây công nghiệp ngắn ngày.

+ Nhóm đất phèn: phân bố ở vùng Đồng Tháp Mƣời và Hà Tiên, vùng trũng trung tâm bản đảo Cà Mau. Đất có hàm lƣợng độc tố cao, tính chất cơ lý yếu, nứt nẻ nhanh.

31

+ Nhóm đất xám: phân bố chủ yếu dọc biên giới Campuchia, trên các bậc thềm phù sa cổ vùng Đồng Tháp Mƣời. Đất nhẹ, tơi xốp, độ phì thấp, độc tố bình thƣờng.

+ Ngoài ra còn có các nhóm đất khác nhƣ đất cát giông, than bùn, đất đỏ vàng, đất xói mòn…

Nhìn chung đất đai ở đây rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, thích hợp trồng lúa, dừa, mía, dứa, cây ăn quả.

Tài nguyên nước: với hệ thống hạ lƣu sông Mê Kông ở Việt Nam là hai nhánh sông Tiền và sông Hậu tổng lƣợng nƣớc sông Cửu Long là 500 tỷ mét khối. Trong đó sông Tiền chiếm 79% và sông Hậu chiếm 21%. Chế độ thuỷ văn thay đổi theo mùa. Mùa mƣa nƣớc sông lớn vào tháng 9, tháng 10 làm ngập các vùng trũng Đồng Tháp Mƣời, Tứ giác Long Xuyên. Về mùa này, nƣớc sông mang nhiều phù sa bồi đắp cho đồng bằng. Về mùa khô, lƣợng nƣớc giảm nhiều, làm cho thuỷ triều lấn sâu vào đồng bằng làm vùng đất ven biển bị nhiễm mặn nghiêm trọng. Chế độ nƣớc ngầm khá phức tạp, phần lớn ở độ sâu 100 mét. Nếu khai thác quá nhiều có thể làm nhiễm mặn trong vùng.

 Tài nguyên biển: chiều dài bờ biển 732 km với nhiều cửa sông và vịnh. Biển trong vùng chứa đựng nhiều hải sản quí với trữ lƣợng cao nhƣ: tôm chiếm 50% trữ lƣợng tôm cả nƣớc, cá nổi 20%, cá đáy 32%, ngoài ra còn có hải sản quí nhƣ đồi mồi, mực…. Trên biển có nhiều đảo, quần đảo có tiềm năng kinh tế cao nhƣ đảo Thổ Chu, Phú Quốc. Ven bờ là hệ thống rừng ngập mặn có giá trị về kinh tế và sinh thái với nhiều loại động vật, thực vật.

 Tài nguyên khoáng sản: trữ lƣợng khoáng sản không đáng kể. Đá vôi phân bố ở Hà Tiên, Kiên Lƣơng dạng núi vách đứng với trữ lƣợng 145 triệu tấn. Phục vụ sản xuất xi măng, vôi xây dựng; cát sỏi ở dọc sông Vàm Cỏ, sông Mê Kông trữ lƣợng khoảng 10 triệu mét khối; than bùn ở U Minh, Cần Thơ, Sóc Trăng, tứ giác Long Xuyên. Ngoài ra còn các khoáng sản khác nhƣ đá, suối khoáng…

3.1.2 Vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL

ĐBSCL là 1 trong 7 vùng kinh tế của Việt Nam, thế mạnh của vùng là sản xuất nông nghiệp. ĐBSCL là vùng sản xuất lƣơng thực trọng điểm, có tính quyết định đối với đất nƣớc; là vùng sản xuất thực phẩm lớn, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi theo quy mô lớn, nhất là nuôi trồng thủy

Một phần của tài liệu nghiên cứu các nhân tố tác động đến xu hướng tiêu dùng trái cây có nguồn gốc nhập khẩu của người dân thành thị khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 32)